DUY-MA-CẬT SỞ THUYẾT KINH
Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch từ Phạn sang Hán
Tỳ Kheo Thích Duy Lực Dịch Từ Hán Sang Việt
Từ Ân Thiền Đường Santa Ana, Hoa Kỳ Xuất Bản 1991
---o0o---
Mục Lục
Lời Dịch Giả
1. Phẩm Phật quốc
2. Phẩm Phương tiện
3. Phẩm Đệ tử
4. Phẩm Bồ Tát
5. Phẩm Văn Thù Sư Lợi
6. Phẩm Bất tư nghị
7. Phẩm Quán chúng sanh
8. Phẩm Phật đạo
9. Phẩm vào Pháp môn không hai
10. Phẩm Phật Hương Tích
11. Phẩm Hạnh Bồ Tát
12. Phẩm Bất Động Như Lai
13. Phẩm Pháp Cúng dường
14. Phẩm Chúc lụy
Lời Dịch Giả
Kinh Duy Ma Cật bất khả tư ngh́, tuyệt diệu cùng tột, ư chỉ thâm huyền, chẳng phải lời nói có thể diễn tả. Siêu việt tam không (Nhơn không, Pháp không, Không không) chẳng phải nhị thừa có thể đo lường. Mênh mông vô vi mà vô sở bất vi, chẳng biết tại sao như thế mà tự được như thế, tâm cảnh đều tuyệt, nói bất khả tư ngh́ là vậy.
Ngài Cưu Ma La Thập dịch Kinh này từ Phạn sang Hán, văn gọn mà nghĩa thấu, nguyên chánh bản dịch, giữ đủ thánh ư, nhưng v́ đời sau qua nhiều tay chép đi chép lại, rồi chia thành nhiều bản khác nhau, hoặc có chỗ sai ư và tối nghĩa.
Chúng tôi dịch từ Hán sang Việt, gặp những trường hợp này phải nhờ lời chú giải của Ngài La Thập và Tăng Triệu để đính chính lại và làm sáng tỏ nghĩa kinh. Gặp những chỗ cùng một ư mà văn hơi dài ḍng, th́ chúng tôi lược bỏ cho gọn và cố giữ bản ư để thích ứng với đọc giả đời nay. Có người nói làm như vậy không được, nhưng Ngài Cưu Ma La Thập khi dịch Kinh Di Đà, mười phương Phật Ngài chỉ dịch sáu phương, cũng vẫn giữ đủ nghĩa kinh mà người đọc lại cảm thấy lưu loát dễ hiểu. Việc ấy cũng có thể làm mô phạm cho người dịch Kinh đời sau. Cho nên chúng tôi cả gan lược bỏ chỗ dài ḍng là vậy, xin đọc giả hoan hỉ thứ lỗi cho.
Thích Duy Lực
Phẩm Phật Quốc
Thứ Nhất
Tôi nghe như vầy: Một thuở Phật tại Tỳ Da Ly, vườn Am La Thọ, với chúng đại Tỳ kheo tám ngàn vị, Bồ Tát ba mươi hai ngàn vị, là những vị có tiếng tăm, đề đă thành tựu trí hạnh đại thừa, do oai thần chư Phật kiến lập, làm hộ pháp thành, thọ tŕ chánh pháp. Pháp âm oai hùng như sư tử rống, danh đồn khắp mười phương, người đời không cầu thỉnh, mà các ngài sẵn sàng làm bạn, giúp cho an vui, khiến Tam Bảo hưng thịnh nối tiếp măi. Hàng phục ma oán, ngăn dẹp các ngoại đạo, ĺa hẳn tất cả các chướng ngại ràng buộc, tâm thường an trụ nơi vô ngại giải thoát, tổng tŕ định niệm, luôn luôn biện tài, sáu Ba La Mật và sức phương tiện đều đầy đủ cả, cho đến vô sở đắc mà chẳng khởi pháp nhẫn, hay tùy thuận chuyển pháp luân bất thối, khéo giải pháp tướng, thấu biết căn cơ chúng sanh. V́ đại chúng đắc sức vô sở úy, dùng công đức trí huệ để tu tâm, tướng tốt đệ nhất, xả bỏ tất cả trang sức tốt đẹp trong đời, danh tiếng cao xa vượt hẳn núi Tu Di, ḷng tin vững chắc như kim cương, pháp bảo soi khắp như mưa cam lồ, âm thanh thuyết pháp vi diệu đệ nhất, dứt các tà kiến và nhị biên, thâm nhập duyên khởi, chẳng c̣n tập khí. Liễu đạt diệu nghĩa các pháp, khéo biết tâm sở hành của chúng sanh, siêu việt số lượng, chẳng có ǵ để so bằng. Dùng thập lực vô úy, mười tám pháp bất cộng, sức tự tại huệ của Phật, đóng bít tất cả cửa nẻo ác thú, hiện thân sanh nơi lục đạo, làm Đại Y Vương khéo trị các bệnh, khiến chúng sanh thành tựu vô lượng công đức, khiến vô lượng Phật quốc đều trang nghiêm trong sạch, kẻ nghe đều được lợi ích. Những việc làm của các Ngài đều chẳng uổng phí, các công đức như thế đều hoàn toàn viên măn. Bậc Bồ Tát như: Đẳng Quán Bồ Tát, Bất Đẳng Quán Bồ Tát, Đẳng Bất Đẳng Quán Bồ Tát, Định Đại Tự Vương Bồ Tát, Pháp Tự Tại Vương Bồ Tát, cho đến Di Lặc Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Bồ Tát, v.v... tất cả ba mươi hai ngàn vị. C̣n có Phạm Thiên Vương cùng một tên Thi Khí mười ngàn vị từ bốn thiên hạ đến nơi Phật ở mà nghe pháp. C̣n có Đế Thích muời hai ngàn vị cũng từ bốn thiên hạ đến dự pháp hội. Ngoài ra c̣n có Đại Oai Lực Chư Thiên, Long Thần Dọa Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di, v.v... đều đến dự pháp hội. Lúc ấy, Phật v́ vô lượng đại chúng thuyết pháp, ví như chúa núi Tu Di hiện nơi biển lớn, trải ṭa sư tử, oai đức che trùm tất cả đại chúng. Bấy giờ , tại thành phố Tỳ Da Ly có một trưởng giả tên là Bửu Tích, cùng với năm trăm vị trưởng giả cầm Bửu Cái đến nơi Phật, cung kính đảnh lễ, mỗi mỗi đều dùng Bửu Cái của ḿnh cúng dường Phật. Nhờ oai thần Phật khiến các bửu cái hợp thành một bửu cái, trùm khắp đại thiên thế giới, tất cả núi sông đất đai, cho đến các thiên cung, long cung, thần cung và nhật nguyệt đều hiển hiện trong bửu cái, và chư phật thuyết pháp trong mười phương cũng hiện trong bửu cái. Lúc ấy, tất cả đại chúng thấy thần lực của Phật như thế, đều tán thán là việc chưa từng có, nên chấp tay lễ Phật, chiêm ngưỡng chẳng nháy mắt. Trưởng giả Bửu Tích liền tụng bài kệ trước Phật rằng:
Mắt trong dài rộng như hoa sen,
Tâm sạch đă vượt các Thiền định.
Tịnh nghiệp lâu đời chẳng kể xiết,
Tịch diệt đảnh lễ dắt chúng sanh.
Đă thấy thần biến của đại thánh,
Phổ biến hiển hiện mười phương cơi.
Chư Phật thuyết pháp ở trong đó,
Tất cả chúng sanh đều thấy nghe.
Pháp lực của Phật vượt quần sanh,
Thường dùng pháp tài thí tất cả.
Hay khéo phân biệt các pháp tướng,
Mà nơi đệ nhất nghĩa chẳng động.
Đối với các pháp được tự tại,
Cho nên đảnh lễ Pháp Vương này.
Thuyết pháp chẳng hữu cũng chẳng vô,
V́ do nhân duyên các pháp sanh.
Vô ngă, vô tạo, vô thọ giả,
Những nghiệp thiện ác cũng chẳng mất.
Phật lực hàng ma từ nay khởi,
Kẻ đắc cam lồ Phật đạo thành.
Vô tâm, vô úy, vô thọ hành,
Mà được dẹp hết các ngoại đạo.
Thường chuyển pháp luân nơi đại thiên.
Pháp ấy bổn lai vốn trong sạch,
Trời người đắc đạo đó là chứng.
Tam bảo v́ thế hiện trong đời,
Dùng diệu pháp nầy độ chúng sanh.
Thọ rồi chẳng lui thường tịch lặng,
Độ thoát sanh tử Đại Y Vương.
Kính lễ pháp hải đức vô lượng,
Khen chê chẳng động như Tu Di.
Đồng bực thương xót kẻ lành dữ,
Tâm hành b́nh đẳng như hư không.
Được nghe Pháp Bảo ai chẳng kính,
Nay dâng Thế Tôn lọng mọn này.
Đại thiên thế giới hiện trong đó,
Cung điện chư thiên và long thần.
Cho đến Càn Thát Bà, Dạ Xoa,
Mọi vật thế gian đều thấy rơ.
Phật hiện biến hóa đại bi này,
Chúng thấy hy hữu đề tán thán.
Nay con đảnh lễ Tam Giới Tôn,
Đại Thánh chỗ nương của mọi loài,
Tịnh tâm quán Phật đều hoan hỉ,
Được gặp Thế Tôn ngay trước ḿnh,
Ấy là thần lực pháp bất cộng,
Phật dùng một âm để thuyết pháp.
Chúng sanh hiểu biết theo mỗi loài,
Đều cho Thế Tôn thuyết v́ ḿnh.
Ấy là thần lực pháp bất cộng,
Phật dùng một âm để thuyết pháp.
Chúng sanh hiểu biết theo mỗi loài,
Phổ biến thọ hành được lợi ích,
Ấy là thần lực pháp bất cộng,
Phật dùng một âm để thuyết pháp.
Hoặc có khiếp sợ hoặc hoan hỉ,
Hoặc sanh nhàm chán hoặc dứt nghi.
Ấy là thần lực pháp bất cộng,
Đảnh lễ Đức Phật đại tinh tấn.
Đảnh lễ bậc đặng vô sở úy,
Đảnh lễ trụ nơi pháp bất cộng,
Đảnh lễ tất cả Đại Đạo Sư,
Đảnh lễ hay dứt mọi trói buộc.
Đảnh lễ đă đến bờ bên kia,
Đảnh lễ hay độ những thế gian.
Đảnh lễ ĺa hẳn việc sanh tử,
Thấu tướng khứ lai của chúng sanh.
Đối với các pháp được giải thoát,
Chẳng nhiễm việc đời như hoa sen.
Thường khéo vào nơi hạnh không tịch,
Liễu đạt pháp tướng vô quái ngại,
Đảnh lễ hư không vô sở y.
Bấy giờ, trưởng giả Bửu Tích thuyết kệ xong, bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Năm trăm trưởng giả này đều đă phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, nguyện nghe sự trong sạch của cơi Phật, mong Thế Tôn giảng về hạnh Tịnh Độ của Bồ Tát. Phật bảo: Ớ Lành thay! Bửu Tích! Khéo v́ chư Bồ Tát hỏi Như Lai về hạnh Tịnh Độ. Lắng nghe! Lắng nghe! Khéo ghi nhớ lấy, ta sẽ v́ ngươi mà thuyết. Lúc ấy, Bửu Tích và năm trăm vị trưởng giả vâng lời Phật dạy mà lắng nghe. Phật bảo Bửu Tích: Tất cả chúng sanh là cơi Phật của Bồ Tát. Tại sao? Bồ Tát tùy sự giáo hóa chúng sanh mà nhận lấy cơi Phật, tùy sự điều phục chúng sanh mà nhận lấy cơi Phật, tùy chúng sanh nên theo quốc độ nào vào trí huệ của Phật mà nhận lấy cơi Phật, tùy chúng sanh nên theo quốc độ nào phát khởi căn tánh Bồ Tát mà nhận lấy cơi Phật. Tại sao? Bồ Tát nhận lấy cơi Phật trong sạch đều v́ muốn xây dựng nhà cửa nơi khoảng đất trống th́ tùy ư vô ngại, nếu xây dựng giữa hư không trọn chẳng thể được. Bồ Tát cũng thế, v́ thành tựu chúng sanh, nên nguyện nhận lấy cơi Phật nơi hư không vậy. Bửu Tích nên biết: TRỰC TÂM là tịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, những chúng sanh chẳng xiểm khúc đến sanh quốc độ đó. THÂM TÂM là tịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh công đức viên măn đến sanh quốc độ đó. BỒ ĐỀ TÂM là tịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh tu Đại Thừa đến sanh quốc độ đó. BỐ THÍ là tịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh hay hỉ xả đến sanh quốc độ đó. TR̀ GIỚI là tịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh hành Thập Thiện đă măn nguyện đến sanh quốc độ đó. Ă NHẪN NHỤC là tịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh trang nghiêm ba mươi hai tướng đến sanh quốc độ đó. TINH TẤN là tịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh siêng tu mọi công đức đến sanh quốc độ đó. THIỀN ĐỊNH là tịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh nhiếp tâm chẳng loạn đến sanh quốc độ đó. TRÍ HUỆ là tịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh được chánh định đến sanh quốc độ đó. TỨ VÔ LƯỢNG TÂM là tịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh thành tựu Từ Bi Hỉ Xả đến sanh quốc độ đó. TỨ NHIẾP PHÁP là tịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, nhiếp chúng sanh tu giải thoát đến sanh quốc độ đó. PHƯƠNG TIỆN là tịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúng sanh nơi tất cả phương tiện vô ngại đến sanh quốc độ đó. BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO là tịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, người tu tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ thần túc, ngũ căn, ngũ lực, thất giác chi, bát chánh đạo đến sanh quốc độ đó. HỒI HƯỚNG TÂM là tịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, được tất cả quốc độ công đức viên măn. GIẢI THOÁT BÁT NẠN là tịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, trong quốc độ chẳng có tam ác, bát nạn. TỰ GIỮ GIỚI HẠNH, CHẲNG KHINH CHÊ NGƯỜI PHÁ GIỚI là tịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, trong quốc độ chẳng có danh từ Phạm Giới Cấm. THẬP THIỆN là tịnh độ của Bồ Tát, khi Bồ Tát thành Phật, chúnh sanh chẳng chết yểu, lại được giàu sang, quyến thuộc chẳng chia ĺa, thanh tịnh hạnh, lời nói thành thật, thường dùng lời dịu dàng, khéo giải ḥa người kiện cáo nhau, lời nói ra ắt hữu ích, chẳng ganh tỵ, chẳng sân hận, đầy đủ chánh kiến v.v... đều đến sanh quốc độ đó. Như thế Bửu Tích! Bồ Tát tùy theo TRỰC TÂM mà khởi hạnh, tùy theo sự khởi hạnh th́ được THÂM TÂM, tùy sự thâm tâm th́ ư được điều phục, tùy sự điều phục th́ được nói và hành như một, tùy sự nói hành như một th́ hay hồi hướng, tùy sự hồi hướng th́ có phương tiện, tùy sự phương tiện được thành tựu chúng sanh, tùy sự thành tựu chúng sanh th́ cơi Phật trong sạch, tùy cơi Phật trong sạch th́ thuyết pháp trong sạch, tùy sự thuyết pháp trong sạch th́ trí huệ trong sạch, tùy sự trí huệ trong sạch th́ tâm họ trong sạch, tùy tâm trong sạch th́ tất cả công đức trong sạch. Cho nên Bửu Tích! Nếu Bồ Tát muốn đắc tịnh độ, nên tịnh tâm họ, tùy nơi tâm tịnh th́ Phật độ tịnh. Bấy giờ Xá Lợi Phất thừa oai thần của Phật mà nghĩ rằng: Nếu Bồ Tát tâm tịnh th́ Phật độ tịnh uế. Vậy Thế Tôn khi c̣n làm Bồ Tát, tâm ư bất tịnh sao, mà Phật độ bất tịnh như thế! Phật biết Xá Lợi Phất nghĩ vậy liền bảo rằng: Ư ngươi thế nào? Nhật nguyệt bất tịnh ư mà kẻ mù chẳng thấy? Bạch Thế Tôn! Ấy là lỗi của người mù, chẳng phải lỗi của nhật nguyệt. Xá Lợi Phất! V́ chúng sanh có tội chướng nên chẳng thấy quốc độ nghiêm tịnh của Như Lai, chứ chẳng phải lỗi của Như Lai. Xá Lợi Phất! Tịnh độ ta đây mà ngươi chẳng thấy. Lúc ấy, Loa Kế Phạm Vương nói với Xá Lợi Phất rằng: Chớ nghĩ như thế, cho cơi Phật đây là bất tịnh. Tại sao? Tôi thấy cơi Phật của Thích CA Mâu Ni thanh tịnh như Tự Tại Thiên Cung. Xá Lợi Phất nói: Sao tôi thấy cơi này toàn là g̣ nỗng, hầm hố, chông gai, sỏi sạn đất đá, núi non nhơ nhớp đầy dẫy như thế! Loa Kế Phạm Vương nói: Đấy là do tâm của Ngài có cao thấp, không nương theo trí huệ của Phật nên thấy cơi này chẳng thanh tịnh đó thôi. Thưa Ngài Xá Lợi Phất! Bồ Tát đối với tất cả chúng sanh thảy đều b́nh đẳng, thâm tâm thanh tịnh, y theo trí huệ của Phật th́ mới thấy được cơi Phật này thanh tịnh. Lúc đó, Phật dùng ngón chân nhấn xuống đất, tức th́ Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới liền hiện ra vô lượng thất bửu trang nghiêm, cũng như cơi vô lượng công đức bửu trang nghiêm của Phật Bửu Trang Nghiêm. Tất cả đại chúng tán thán việc chưa từng có và đều thấy ḿnh ngồi trên bửu liên hoa. Phật bảo Xá Lợi Phất: Ă Ngươi hăy xem cơi Phật này nghiêm tịnh chăng? Xá Lợi Phất bạch Thế Tôn: Vâng ạ! Con xưa nay vốn chẳng thấy chẳng nghe, nay cơi Phật đều hiện rơ trang nghiêm thanh tịnh. Phật bảo Xá Lợi Phất: Cơi Phật ta thường thanh tịnh như thế! Nhưng v́ muốn độ người thấp kém, nên thị hiện cơi đầy nhơ nhớp xấu xa bất tịnh đó thôi. Ví như chư thiên ăn cơm chung trong một bửu bát, mà tùy theo phước đức của họ thấy cơm có khác. Cũng thế, Xá Lợi Phất! Nếu người tâm tịnh bèn thấy cơi này công đức trang nghiêm. Khi Phật hiện ra cơi này nghiêm tịnh, năm trăm vị trưởng giả đều đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn, tám mươi bốn ngàn người Đều phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Phật thu nhiếp thần túc, th́ thế giới trở lại như cũ, ba mươi hai ngàn chư thiên và người biết pháp hữu vi đều là vô thường, xa ĺa trần cấu, được pháp nhăn tịnh, tám ngàn Tỳ kheo chẳng c̣n chấp thọ các pháp, kiết lậu đă hết, tâm ư được mở mang.
Phẩm Phương Tiện
Thứ Hai
Lúc ấy trong thành Tỳ Da Ly, có vị trưởng giả tên là Duy Ma Cật, đă từng cúng dường vô lượng chư Phật, sâu trồng cội lành, được Vô Sanh Pháp Nhẫn, biện tài vô ngại, du hí thần thông, cho đến tổng tŕ, được vô sở úy, hàng phục ma oán, nhập pháp môn thâm diệu, khéo dùng trí huệ, thông đạt phương tiện, đại nguyện thành tựu, thấu rơ tâm chúng sanh, hay phân biệt các căn lợi độn, nơi Phật đạo tâm đă thuần thục, quyết định Đại Thừa, việc làm chẳng cần tác ư, tâm lượng như biển, oai nghi đồng Phật, chư Phật khen ngợi, các vua chúa trời người thảy đều kính trọng.
V́ muốn độ người đời nên Ngài thị hiện phương tiện ở thành Tỳ Da Ly, dùng vô lượng của cải để nhiếp độ dân nghèo, giữ giới hạnh trong sạch để nhiếp độ kẻ phá giới, dùng hạnh nhẫn nhục để nhiếp độ kẻ giận dữ sân hận, dùng đại tinh tấn để nhiếp độ kẻ biếng nhác, nhất tâm thiền tịch để nhiếp độ kẻ tâm loạn, dùng trí huệ để nhiếp độ kẻ vô trí.
Dù hiện thân bạch y mà giữ giới hạnh trong sạch của Sa Môn, dù ở tại gia mà không đắm nhiễm cơi đời, thị hiện có vợ con quyến thuộc mà thường tu thanh tịnh hạnh, dù mặc đồ quí báu mà dùng tướng tốt để trang nghiêm, dù ăn uống theo người đời mà lấy Thiền duyệt làm mùi vị, hoặc đến chỗ cờ bạc, xướng hát vẫn tùy cơ độ người, dù thọ pháp ngoại đạo mà chẳng hoại chánh tín, dù hiểu rơ thế pháp mà thường ưa Phật pháp. Tất cả người gặp đều cung kính cúng dường, xưng Ngài là bậc nhất trong hàng người được cúng dường, hành đúng chánh pháp để nhiếp độ khắp kẻ sang, hèn, già, trẻ, kinh doanh sự nghiệp thế gian được lợi mà chẳng vui mừng. Dạo khắp thành phố để lợi ích chúng sanh, dùng chánh pháp để cứu giúp tất cả người, vào chỗ giảng thuyết kinh luận để dẫn dắt theo Đại Thừa, vào các học đường để mở mang trí huệ cho học tṛ, vào nhà dâm để thị hiện tội lỗi của dâm dục, vào quán rượu mà trí huệ chẳng bị nhiễu loạn.
Nếu ở hàng trưởng giả th́ làm bậc tôn túc trong trưởng giả v́ thuyết pháp thù thắng cho họ. Nếu ở hàng cư sĩ th́ làm bậc tôn túc trong cư sĩ v́ đoạn dứt tham dục cho họ. Nếu ở hàng Sát Lỵ (ḍng vua chúa) th́ làm bậc tôn túc trong Sát Lỵ v́ dạy nhẫn nhục cho họ. Nếu ở hàng Bà La Môn th́ làm bậc tôn túc trong Bà La Môn v́ trừ ngă mạn cho họ. Nếu ở hàng đại thần th́ làm bậc tôn túc trong đại thần v́ dạy chánh pháp cho họ. Nếu ở hàng vương tử th́ làm bậc tôn túc trong vương tử v́ chỉ thị trung hiếu cho họ. Nếu ở hàng nội quan (thái giám và cung phi làm quan chức trong cung) th́ làm bậc tôn túc trong nội quan v́ giáo hóa cung nữ theo chánh pháp. Nếu ở hàng thường dân th́ làm bậc tôn túc trong thường dân v́ chỉ bảo làm việc phước đức cho họ. Nếu ở hàng Phạm Thiên th́ làm bậc tôn túc trong Phạm Thiên v́ dạy bảo trí huệ thù thắng. Nếu ở hàng Đế Thích th́ làm bậc tôn túc trong Đế Thích v́ thị hiện cho biết sự vô thường. Nếu ở hàng Tứ Thiên Vương th́ làm bậc tôn túc trong Tứ Thiên Vương v́ dạy họ hộ giúp cho chúng sanh.
Trưởng giả Duy Ma Cật dùng vô lượng phương tiện như thế để lợi ích chúng sanh, phương tiện ấy là hiện thân có bệnh. V́ Ngài bệnh nên quốc vương, đại thần, trưởng giả, cư sĩ, Bà La Môn v.v... cùng các vương tử, quan lại và quyến thuộc, vô số ngàn người đều đi thăm bệnh. Nhân dịp này, v́ tất cả mọi người đến thăm bệnh, Ngài dùng phương tiện mà thuyết pháp rằng:
-Này các nhơn giả! Cái huyễn thân này thật là vô thường, nó không có sức, không mạnh, không bền chắc, là vật mau hư hoại, thật chẳng thể tin cậy! Nó là cái ổ chứa nhóm những thứ khổ năo bệnh hoạn. Các nhơn giả! Người có trí sáng suốt không bao giờ nương cậy nó.
Nếu xét cho kỹ th́ thân này như đống bọt, chẳng thể cầm nắm. Thân này như bóng nổi, chẳng thể bền lâu. Thân này như dương diệm, do ánh sáng mặt trời phản chiếu mà sanh. Thân này như cây chuối, chính giữa không bền chắc. Thân này như huyễn, từ điên đảo khởi. Thân này như mộng, do tâm hư vọng mới thấy. Thân này như bóng, do nghiệp nhân hiện. Thân này như tiếng vang, thuộc về nhân duyên. Thân này như đám mây, trong giây lát biến mất. Thân này như điện chớp, niệm niệm chẳng trụ. Thân này vô chủ như địa đại, vô ngă như hỏa đại, vô thọ như phong đại, vô nhơn như thủy đại. Thân này chẳng thật, nương tứ đại làm nhà. Thân này vốn không, ĺa ngă, ngă sở. Thân này vô tri như cây cỏ, miểng ngói. Thân này vô tác, tùy sức gió xoay chuyển. Thân này bất tịnh, chứa đầy những thứ dơ bẩn. Thân này giả dối, dù có tắm rửa ăn mặc rốt cuộc cũng phải tiêu diệt. Thân này là tai họa, v́ sanh bệnh hoạn khổ năo. Thân này như giếng khô trên g̣, v́ bị sự già yếu ép ngặt. Thân này chẳng định, v́ có sanh ắt phải chết. Thân này như rắn độc, như oán tặc, như hư không tụ hợp, do ngũ ấm, lục nhập, thập bát giới ḥa hợp mà thành.
Các nhơn giả! Nên vui thích thân Phật, nhàm chán thân này. Tại sao? Thân Phật là Pháp thân, từ vô lượng trí huệ công đức sanh; từ giới định huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến và từ bi hỉ xả sanh; từ bố thí, nhẫn nhục, nhu ḥa, siêng năng, tinh tấn, thiền định, giải thoát, tam muội, đa văn, trí huệ, các Ba La Mật sanh; từ phương tiện, lục thông, tam minh, ba mươi bảy phẩm trợ đạo và chỉ quán sanh; từ thập lực, tứ vô sở úy, mười tám pháp bất cộng sanh; từ đoạn dứt tất cả pháp bất thiện, tụ tập tất cả pháp thiện sanh; từ chơn thật chẳng buông lung sanh; từ vô lượng pháp trong sạch kể trên sanh thân Như Lai.
Các nhơn giả! Muốn đắc thân Phật, đoạn dứt tất cả bệnh chúng sanh, phải phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Như thế, trưởng giả Duy Ma Cật v́ những người đến thăm bệnh mà ứng cơ thuyết pháp, khiến tất cả đều phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Phẩm Đệ Tử
Thứ Ba
Lúc bấy giờ trưởng giả Duy Ma Cật nghĩ thầm rằng: Nay ḿnh nằm bệnh ở trên giường, Thế Tôn đại từ, lẽ nào chẳng đoái ḷng thương xót!
Phật biết ư Ngài, liền bảo Xá Lợi Phất đến thăm bệnh. Xá Lợi Phất bạch Phật rằng: Thế Tôn! Con không xứng đáng đến thăm bệnh Duy Ma Cật. Tại sao? Con nhớ lại khi xưa, từng đến ngồi tĩnh tọa dưới gốc cây trong rừng, khi ấy Ngài đến bảo con rằng: Này Xá Lợi Phất! Không hẳn ngồi đó mới là tĩnh tọa. Nói Tĩnh Tọa là chẳng hiện thân ư nơi tam giới là tĩnh tọa, đại định chẳng khởi diệt mà hiện các oai nghi là tĩnh tọa, thị hiện việc phàm phu mà chẳng bỏ đạo pháp là tĩnh tọa, tâm chẳng trụ trong cũng chẳng ở ngoài là tĩnh tọa, tu hành ba mươi bảy phẩm trợ đạo mà chư kiến chẳng động là tĩnh tọa, chẳng dứt phiền năo mà nhập Niết Bàn là tĩnh tọa. Nếu tọa như thế mới được Phật ấn khả. Bạch Thế Tôn! Lúc ấy con nghe lời này, im lặng chẳng thể trả lời, v́ thế nên con không đáng đến thăm bệnh Ngài.
Phật bảo Mục Kiền Liên đến thăm bệnh. Mục Kiền Liên bạch Phật rằng: Thế Tôn! Con không xứng đáng đến thăm bệnh Duy Ma Cật. Tại sao? Con nhớ lại khi xưa, vào thành Tỳ Da Ly, ở trong xóm làng v́ các cư sĩ thuyết pháp. Lúc ấy Ngài đến bảo con rằng: Này Mục Kiền Liên! Thuyết pháp cho bạch y cư sĩ chẳng nên thuyết như thế. Nói Thuyết Pháp nên thuyết đúng như pháp. Pháp chẳng chúng sanh v́ ĺa chúng sanh cấu, pháp chẳng có ngă v́ ĺa ngă cấu, pháp chẳng thọ mạng v́ ĺa sanh tử, pháp chẳng có người v́ chẳng việc trước sau, pháp thường tịch lặng v́ các tướng vốn diệt, pháp ĺa nơi tướng v́ chẳng có sở duyên, pháp chẳng danh tự v́ ngôn ngữ đoạn dứt, pháp chẳng có sở thuyết v́ ĺa giác quan, pháp chẳng h́nh tướng v́ như hư không, pháp chẳng hí luận v́ tất cánh không, pháp chẳng ngă sở v́ ĺa ngă sở, pháp chẳng phân biệt v́ ĺa ư thức, pháp chẳng thể so sánh v́ chẳng có đối đăi, pháp chẳng thuộc nhân v́ chẳng nhờ duyên, pháp đồng pháp tánh v́ nhập các pháp, pháp tùy nơi Như (như thật tế) v́ vô sở tùy, pháp trụ thật tế v́ vốn vô biên, pháp chẳng lay động v́ chẳng nương lục trần, pháp chẳng khứ lai v́ vốn vô trụ, pháp tùy thuận tánh không, vô tướng nên vô tác, pháp ĺa tốt xấu, pháp chẳng thêm bớt, pháp chẳng sanh diệt, pháp chẳng chỗ về, pháp siêu lục căn, pháp chẳng cao thấp, pháp thường trụ chẳng động, pháp ĺa tất cả quán hạnh. Vậy Mục Kiền Liên! Pháp tướng như thế, há có thể thuyết ư! Nay nói thuyết pháp là vô thuyết vô thị, người nghe pháp vô văn vô đắc, ví như nhà huyễn thuật thuyết pháp cho người huyễn. Nên theo ư này mà thuyết. Phải biết chúng sanh căn cơ có lợi độn, nên chẳng chấp tri kiến, vô sở quái ngại, dùng tâm đại bi tán thán Đại Thừa, nhớ đền ơn Phật, chẳng ĺa Tam Bảo, rồi sau mới thuyết pháp. Khi Duy Ma Cật thuyết pháp này, tám trăm cư sĩ phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Con chẳng biện tài, nên không dám đến thăm bệnh.
Phật bảo Đại Ca Diếp đến thăm bệnh. Ca Diếp bạch Phật rằng: Thế Tôn! Con chẳng xứng đáng đến thăm bệnh Duy Ma Cật. Tại sao? Con nhớ lại khi xưa, khất thực nơi xóm dân nghèo. Lúc ấy Ngài đến bảo con rằng: Này Ca Diếp! Có ḷng từ bi mà tâm chẳng b́nh đẳng, bỏ giàu theo nghèo. Ca Diếp! Trụ pháp b́nh đẳng nên khất thực theo thứ tự, v́ không ăn nên đi khất thực, v́ hoại tướng ḥa hợp nên bốc cơm ăn, v́ chẳng lănh thọ nên lănh thọ đồ ăn, v́ quán tưởng như hư không tụ hợp nên vào nơi làng xóm dân tụ, thấy sắc đồng như mù, nghe tiếng đồng như điếc, ngửi mùi đồng như gió, nếm vị chẳng phân biệt, thân xúc như tâm trí chứng biết (v́ trí chứng vô chứng, nên xúc đồng như không xúc), rơ các pháp như tướng huyễn hóa, chẳng tự tánh, chẳng tha tánh, xưa vốn vô sanh, nay cũng vô diệt. Ca Diếp! Nếu được chẳng bỏ tám tà mà nhập tám giải thoát, dùng tướng tà mà nhập chánh pháp, dùng một thức ăn để thí đủ cho tất cả, cho đến cúng dường chư Phật và chư hiền thánh, rồi sau mới có thể ăn. Người ăn như thế, chẳng có phiền năo, chẳng ĺa phiền năo, chẳng nhập định, chẳng xuất định, chẳng trụ thế gian, chẳng trụ Niết Bàn, kẻ bố thí chẳng phước lớn phước nhỏ, chẳng thêm chẳng bớt, chẳng nương Thanh Văn, ấy mới chính là nhập Phật đạo. Ca Diếp! Ăn như thế mới là không uổng thức ăn của người bố thí vậy! Bạch Thế Tôn! Lúc con nghe lời này được pháp chưa từng có, nơi thâm tâm liền khởi cung kính tất cả Bồ Tát, lại nghĩ rằng người gán tên tại gia mà lại có biện tài trí huệ như thế, ai nghe mà chẳng phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Từ đó con chẳng dùng hạnh Thanh Văn Duyên Giác để dạy người. Cho nên con không đáng đến thăm bệnh.
Phật bảo Tu Bồ Đề đến thăm bệnh. Tu Bồ Đề bạch Phật rằng: Thế Tôn! Con chẳng xứng đáng đến thăm bệnh Duy Ma Cật. Tại sao? Con nhớ lại khi xưa, vào nhà Ngài khất thực. Ngài lấy bát con đựng đầy cơm, bảo rằng: Này Tu Bồ Đề! Đối với sự ăn b́nh đẳng th́ các pháp cũng b́nh đẳng, các pháp b́nh đẳng th́ sự ăn cũng b́nh đẳng, khất thực như thế mới được lấy ăn. Vậy nếu Tu Bồ Đề chẳng đoạn dứt tham sân si, cũng chẳng cùng với tham sân si, chẳng hoại nơi thân mà tùy nhất tướng (Nhất tướng vô tướng), chẳng diệt si ái mà được giải thoát, dùng tướng ngũ nghịch mà được giải thoát, chẳng trói cũng chẳng mở, chẳng thấy Tứ Đế, phi chẳng thấy Tứ Đế, phi đắc quả, phi bất đắc quả, phi phàm phu, phi ĺa phàm phu, phi bậc thánh, phi chẳng bậc thánh, dù thành tựu tất cả pháp mà ĺa các pháp tướng, mới được lấy ăn.Nếu Tu Bồ Đề chẳng thấy Phật, chẳng nghe pháp, bọn lục sư (sáu phái) ngoại đạo là thầy của ông, v́ họ xuất gia bị đọa, ông cũng đọa theo, mới được lấy ăn.
LƯỢC GIẢI
Bọn lục sư ngoại đạo là thầy của ông, v́ họ xuất gia bị đọa, ông cũng đọa theo:
1. Thầy có nhiều loại. Thầy Bổn Sư, thầy dạy đạo, thầy y chỉ nuôi cho ăn học, thầy dạy chữ nghĩa thế gian, v.v... Chẳng phải chỉ có thầy Bổn Sư mới được gọi là thầy.
2.Theo Trí Giả Đại Sư có ba loại ngoại đạo.
-Thứ nhất là ngoại đạo chánh thức, tu hành thành tựu, được sanh cơi Trời chẳng bị đọa.
-Thứ hai là ở nơi Phật pháp xuất gia mà hành theo pháp ngoại đạo th́ phải bị đọa.
-Thứ ba là học Phật pháp thành ngoại đạo, v́ hiểu lầm ư Phật, cho ư ḿnh hiểu là đúng chánh pháp mà dùng để dạy người, củng bị đọa như ngoại đạo thứ hai vậy.
Theo sự thật, trong Phật pháp có một số người bổn sư bị đọa mà đệ tử được kiến tánh. Chẳng phải bổn sư bị đọa th́ đệ tử phải đọa theo. Nguyên nhân bị đọa là bởi v́ hành tà pháp mà cho là chánh pháp, làm cho chúng sanh hiểu lầm nên mới phải bị đọa. Đây là lược giải theo có nghĩa lư. Nhưng đoạn này Ngài Duy Ma Cật cố ư nói ra những lời vô nghĩa lư, ấy chỉ là phương tiện dùng để phá những kẻ chấp thật văn tự lời nói của chư Phật chư Tổ mà thôi.(Lược giải hết)
Nếu Tu Bồ Đề tâm nhập tà kiến, chẳng đến bờ bên kia, trụ nơi tám nạn, chẳng ra khỏi nạn, ĺa pháp thanh tịnh mà đắc vô tranh tam muội, tất cả chúng sanh cũng đắc tam muội ấy, kẻ bố thí ông chẳng gọi là phước điền, kè cúng dường ông phải đọa tam ác đạo. Ông cùng ma chúng bắt tay nhau làm bè bạn, ông cùng ma chúng với những trần lao đồng nhau chẳng khác, nơi tất cả chúng sinh có tâm oán ghét, báng Phật hủy pháp, chẳng nhập tăng chúng, cuối cùng chẳng thể diệt độ, ông nếu như thế mới được lấy ăn.ế Bạch Thế Tôn! Khi nghe lời dạy này, con cảm thấy ngơ ngác, chẳng hiểu Ngài nói ǵ, chẳng biết trả lời thế nào, liền để bát lại muốn ra khỏi nhà. Lúc ấy Ngài Duy Ma Cật bảo: Này Tu Bồ Đề! Cứ lấy bát đi đừng sợ. Ư ông thế nào? Nếu đem việc này hỏi người huyễn hóa của Như Lai làm ra, người ấy có sợ chăng?" Con đáp: Không ạ! Ngài Duy Ma Cật nói: Tất cả các pháp, tướng như huyễn hóa, nay ông cũng chẳng nên sợ. Tại sao? Tất cả ngôn thuyết đều chẳng ĺa tướng huyễn hóa. Cho nên người trí chẳng dính mắc văn tự, nên chẳng có sợ. Tại sao? v́ tánh của văn tự tự ĺa văn tự, chẳng chấp văn tự ấy mới là giải thoát. Tướng giải thoát đó tức là các pháp vậy. Khi Duy Ma Cật thuyết pháp này, hai trăm thiên tử đắc pháp nhăn tịnh, v́ thế nên con không đáng đến thăm bệnh.
LƯỢC GIẢI
Kinh Kim Cang nói: Nếu có ai nói Như Lai có thuyết pháp là phỉ báng Phật, v́ pháp ĺa văn tự. Nhưng chúng sanh học Phật đều đuổi theo văn tự để t́m hiểu chân lư. Phật rất sợ chúng sanh nhận lầm như thế, kẹt vào lư chướng nên vừa thuyết xong liền phá. Đoạn Tu Bồ Đề thăm bệnh này là chuyên dùng những lời vô nghĩa để phá những người chấp thật vào văn tự lời nói trong kinh điển. Tu Bồ Đề chẳng phải không biết mà sợ, v́ hợp tác với Duy Ma Cật nên thị hiện sợ, để cho Duy Ma Cật giảng rơ văn tự và lời nói là tướng huyễn hóa. Chẳng chấp văn tự ấy là giải thoát, tướng giải thoát đó tức là các pháp vậy. (Lược giải hết)
Phật bảo Phú Lâu Na đến thăm bệnh. Phú Lâu Na bạch Phật rằng:
Thế Tôn! Con không xứng đáng đến thăm bệnh Duy Ma Cật. Tại sao? Con nhớ lại khi xưa, con ở dưới gốc cây trong rừng thuyết pháp cho các Tỳ kheo sơ học. Lúc ấy Ngài đến bảo con rằng: Này Phú Lâu Na! Trước nên nhập định để quán xét tâm địa của những người này rồi mới thuyết pháp, chớ đem thức ăn dơ để trong bửu bát, nên biết rơ tâm niệm của những Tỳ kheo này, chớ xem lưu ly cho là thủy tinh. Ông chẳng biết cội nguồn của chúng sanh, chớ nên dùng pháp Tiểu Thừa dạy người. Họ vốn chẳng t́ vết, chớ làm cho bị thương; họ muốn đi đường lớn, chớ chỉ lối nhỏ; chớ nên đem biển lớn để trong vũng chân trâu; chớ cho ánh sáng mặt trời bằng lửa đom đóm. Phú Lâu Na! Những Tỳ kheo này đă phát tâm Đại Thừa từ lâu, nay chỉ tạm quên, sao lại dùng pháp Tiểu Thừa dạy họ? Tôi xem trí huệ Tiểu Thừa cạn cợt như người mù, chẳng thể phân biệt căn tánh lợi độn của chúng sanh. Lúc bấy giờ, Ngài liền nhập chánh định, khiến những vị Tỳ kheo này tự biết túc mạng, những kiếp trước đă từng gieo trồng nhiều phước đức nơi năm trăm Đức Phật, hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, tức th́ thoát nhiên đắc lại bổn tâm. Các Tỳ kheo đảnh lễ chân Ngài và Ngài nhân đó thuyết pháp, khiến tất cả chẳng c̣n thối lui nơi đạo Vô Thượng Bồ Đề. Con nghĩ hàng Thanh Văn chẳng quán được căn người th́ không nên thuyết pháp, nên con không đáng đến thăm bệnh.
Phật bảo Ma Ha Ca Chiên Diên đến thăm bệnh. Ca Chiên Diên bạch Phật rằng: Thế Tôn! Con không xứng đáng đến thăm bệnh Duy Ma Cật. Tại sao? Con nhớ lại khi xưa, Phật v́ các Tỳ kheo lược thuyết pháp yếu, con liền theo nghĩa đó diễn rộng ra, nói rơ các nghĩa vô thường, khổ, không, vô ngă, tịch diệt. Lúc bấy giờ Ngài đến bảo con rằng: "Này Ca Chiên Diên! Chớ nên dùng tâm hạnh sinh diệt mà thuyết pháp thật tướng. Ca Chiên Diên! Các pháp vốn chẳng sanh chẳng diệt là nghĩa Vô Thường; thấu đạt ngũ ấm tánh không, chẳng có chổ khởi là nghĩa Khổ; các pháp cứu cánh chẳng thể có là nghĩa Không; ngă với vô ngă bất nhị là nghĩa Vô Ngă; pháp xưa vốn chẳng sanh, nay cũng chẳng diệt là nghĩa Tịch Diệt. Khi Ngài thuyết pháp này, các Tỳ kheo tâm được giải thoát, v́ thế nên con không đáng đến thăm bệnh.
Phật bảo A Na Luật đến thăm bệnh. A Na Luật bạch Phật rằng: Thế Tôn! Con không xứng đáng đến thăm bệnh Duy Ma Cật. Tại sao? Nhớ lại khi xưa, con đi kinh hành một chỗ nọ, khi ấy có vị Phạm Vương tên là Nghiêm Tịnh, cùng mười ngàn Phạm Thiên phóng ra ánh sáng trong sạch, đến chỗ con đảnh lễ hỏi con rằng: Thiên nhăn của ông thấy được bao xa? Con nói: Ta thấy tam thiên đại thiên thế giới của Phật Thích Ca như xem trái Am Ma La trong bàn tay. Lúc đó Duy Ma Cật đến bảo con rằng: Này A Na Luật! Thiên nhăn của ông thấy đó là có lập tướng thấy hay chẳng lập tướng thấy? Giả sử có lập tướng thấy th́ đồng như ngũ thông của ngoại đạo, nếu chẳng lập tướng thấy tức là pháp vô vi, th́ chẳng nên có sự thấy. Bạch Thế Tôn! Khi ấy con im lặng chẳng thể trả lời, các vị Phạm Thiên nghe Ngài nói lời này, được pháp chưa từng có, liền đảnh lễ hỏi rằng: Thưa Ngài, trên đời có ai được chơn thiên nhăn chăng? Ngài nói: Có Phật Thế Tôn được chơn thiên nhăn, thường ở chánh định, thấy suốt các cơi Phật chẳng có hai tướng. Do đó Nghiêm Tịnh Phạm Vương và quyến thuộc đều phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, đảnh lễ chân Ngài rồi bỗng nhiên biến mất. V́ thế nên con không đáng đến thăm bệnh.
Phật bảo Ưu Ba Ly đến thăm bệnh. Ưu Ba Ly bạch Phật rằng: Thế Tôn! Con không xứng đáng đến thăm bệnh Duy Ma Cật. Tại sao? Con nhớ lại khi xưa, có hai vị Tỳ kheo phạm giới, lấy làm hổ thẹn không giám đến hỏi Phật mà đến hỏi con rằng: Dạ thưa ông Ưu Ba Ly! Chúng tôi phạm giới thật là hổ thẹn, chẳng dám hỏi Phật. Xin ông giải tỏa chỗ nghi hối cho chúng tôi được khỏi tội ấy. Con liền v́ họ giải thuyết đúng như giới luật. Bấy giờ Duy Ma Cật đến bảo con rằng: Này Ưu Ba Ly! chớ kết thêm tội cho hai vị Tỳ kheo này, nên diệt trừ ngay tội ấy, chớ nhiễu loạn tâm họ. Tại sao? V́ tội tánh kia chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa. Theo lời Phật nói: Tâm cấu nên chúng sanh cấu, tâm tịnh nên chúng sanh tịnh, tâm cũng chẳng ở trong, ngoài và khoảng giữa. Nếu tâm như thế th́ tội cũng như thế. Các pháp cũng vậy, chẳng ngoài nơi Như (như thật). Nếu khi tâm tướng của ông được giải thoát, th́ c̣n tội cấu chăng? Con đáp: Không ạ! Ngài nói: Tâm tướng của tất cả chúng sanh vô cấu cũng như thế. Này Ưu Ba Ly! Vọng tưởng là cấu, chẳng vọng tưởng là tịnh; điên đảo là cấu, chẳng điên đảo là tịnh; chấp ngă là cấu, chẳng chấp ngă là tịnh. Ưu Ba Ly! Tất cả pháp sanh diệt chẳng trụ, như huyễn hóa, như điện chớp, các pháp chẳng đối đăi, cho đến chẳng trụ một niệm nào. Các pháp như chiêm bao, như dương diệm, như trăng dưới nước, như tượng trong gương, do vọng tưởng sanh, đều là vọng kiến. Kẻ biết nghĩa này gọi là giữ giới, kẻ biết nghĩa này gọi là thấu hiểu giới luật. Lúc ấy hai vị Tỳ kheo khen rằng: Ngài thật là bậc thượng trí! Ưu Ba Ly tŕ giới bậc nhất mà chẳng thể giải thuyết nên chẳng thể sánh bằng. Con đáp rằng: Trí huệ của Ngài sáng tỏ thông đạt như thế, ngoài Như Lai ra, chưa có bậc Thanh Văn và Bồ Tát nào sánh bằng biện tài của Ngài. Khi ấy, hai vị Tỳ kheo dứt hết nghi hối, phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác và phát nguyện rằng: Mong tất cả chúng sanh đều được biện tài như Duy Ma Cật. V́ thế con không đáng đến thăm bệnh.
Phật bảo La Hầu La đến thăm bệnh. La Hầu La bạch Phật rằng: Thế Tôn! Con không xứng đáng đến thăm bệnh Duy Ma Cật. Tại sao? Con nhớ lại khi xưa, các trưởng giả ở thành Tỳ Da Ly đến chỗ con đảnh lễ hỏi rằng: Thưa ông La Hầu La! Ông là con của Phật, v́ đạo bỏ ngôi vua mà xuất gia, việc xuất gia đó có những lợi ích ǵ? Con liền nói đến sự lợi ích của việc xuất gia đúng như pháp. Lúc đó Duy Ma Cật đến bảo con rằng: Này La Hầu La! Ông chẳng nên nói lợi ích của công đức xuất gia. Tại sao? Vô lợi ích, vô công đức mới là xuất gia. Về pháp hữu vi, mới nói có lợi ích, có công đức. Việc xuất gia là pháp vô vi, trong pháp vô vi chẳng có lợi ích và công đức. La Hầu La! Việc xuất gia chẳng có bỉ thử đối đăi, cũng chẳng ở khoảng giữa, ĺa sáu mươi hai kiến chấp, ở nơi Niết Bàn, là thọ dụng của người trí, là chỗ hành của bậc thánh, hay hàng phục ma chúng, độ ngũ đạo, tịnh ngũ nhăn, đắc ngũ lực, lập ngũ căn, chẳng làm phiền năo người khác, ĺa đủ thứ ác, dẹp các ngoại đạo, siêu việt giả danh, ra khỏi bùn lầy thế gian, chẳng bị dính mắc, vô ngă và ngă sở, vô sở lănh thọ, tâm chẳng nhiễu loạn, ham hộ niệm chúng sanh, tùy thuận Thiền định, ĺa những tội lỗi. Nếu được như thế mới là chơn xuất gia. Khi ấy, Duy Ma Cật bảo các trưởng giả rằng: Các ngươi nay ở trong chánh pháp, nên cùng nhau xuất gia. Tại sao? V́ đời Phật khó gặp. Các trưởng giả nói: Thưa Cư sĩ. Chúng tôi nghe Phật dạy rằng nếu cha mẹ không cho phép th́ không được xuất gia. Duy Ma Cật nói: Phải. Vậy th́ các ngươi phát tâm Vô Thượng Bồ Đề tức là xuất gia, tức là cụ túc. Khi ấy, ba mươi hai vị trưởng giả đều phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. V́ thế nên con không đáng đến thăm bệnh.
Phật bảo A Nan đến thăm bệnh. A Nan bạch Phật rằng: Thế Tôn! Con không xứng đáng đến thăm bệnh Duy Ma Cật. Tại sao? Con nhớ lại khi xưa, Thế Tôn có bệnh cần dùng sữa ḅ. Con cầm bát đến trước nhà người Bà La Môn để xin sữa. Khi ấy Duy Ma Cật đến hỏi con rằng: Này A Nan! Làm ǵ mà cầm bát đến đứng đây sớm thế? Con đáp: Thưa Cư sĩ! Thế Tôn thân có chút bệnh, cần dùng sữa ḅ nên tôi mới đến đây. Ngài nói: Thôi, thôi! A Nan chớ nói như thế. Thân Như Lai là thể Kim Cang, ác đă dứt sạch, thiện đă viên măn, đâu c̣n bệnh nào, đâu c̣n khổ năo. A Nan, hăy im lặng về đi. Chớ phỉ báng Như Lai, chớ cho người khác nghe biết lời này, chớ cho chư Thiên và các Bồ Tát từ tịnh độ phương khác đến nghe biết lời này. A Nan, Chuyển Luân Thánh Vương có chút ít phước đức c̣n chẳng bệnh tật, huống là Như Lai vô lượng phước tụ, thù thắng khắp nơi ư. A Nan, Chớ làm cho chúng ḿnh chịu sự sỉ nhục ấy. Ngoại đạo Phạm Chí nếu nghe được lời này sẽ nghĩ rằng: Sao gọi là Thầy, bệnh của ḿnh không chữa nỗi mà chữa được bệnh cho người khác ư? Nên lén đi mau chớ để cho người nghe biết việc này. A Nan nên biết, thân Như Lai tức là pháp thân, chẳng phải thân sắc dục. Phật là Thế Tôn siêu việt ba cơi. Thân Phật là vô lậu, các lậu đă sạch, thân Phật vô vi, chẳng lọt vào số lượng, thân Phật như thế th́ c̣n có bệnh ǵ? Bạch Thế Tôn! Lúc đó con thật quá hổ thẹn. Chẳng lẽ con gần Phật mà nghe lầm ư. Khi ấy con liền nghe trên hư không có tiếng rằng: A Nan. Đúng như lời cư sĩ. Chỉ v́ Phật ra đời nơi ngũ trược ác thế nên thị hiện pháp này để độ chúng sanh thôi. Nay A Nan cứ lấy sữa, chớ cho là hổ thẹn. Bạch Thế Tôn. Ngài Duy Ma Cật trí huệ biện tài như thế ấy, cho nên con không đáng đến thăm bệnh.
Ngoài ra c̣n có năm trăm đại đệ tử, mỗi người đều đem bổn duyên của ḿnh bạch Phật và thuật lại lời của Duy Ma Cật như thế. Mọi người đều nói chẳng xứng đáng đến thăm bệnh Ngài.
Phẩm Bồ Tát
Thứ Tư
Bấy giờ Phật bảo Bồ Tát Di Lặc đến thăm bệnh. Bồ Tát Di Lặc bạch Phật rằng:
-Thế Tôn! Con không xứng đáng đến thăm bệnh Duy Ma Cật. Tại sao? Nhớ lại khi xưa, con v́ Đâu Suất Thiên Vương và quyến thuộc họ, thuyết về hạnh của bậc Bất Thối Chuyển. Lúc ấy Duy Ma Cật đến bảo con rằng:
"Này Di Lặc! Thế Tôn thọ kư cho ông một đời sẽ được quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Vậy th́ vào đời nào mà ông được thọ kư? Đời quá khứ hay đời vị lai? Hay đời hiện tại? Nếu là đời quá khứ th́ quá khứ đă diệt, nếu là đời vị lai th́ vị lai chưa đến, c̣n nếu nói hiện tại th́ hiện tại vốn chẳng trụ."
"Theo như lời Phật nói: Này Tỳ kheo! Nay ngươi tức th́ cũng sanh, cũng già, cũng diệt. Nếu ở nơi vô sanh được thọ kư th́ vô sanh là chánh vị, nơi chánh vị cũng chẳng thọ kư, cũng chẳng đắc Vô Thượng Bồ Đề. Tại sao nói Di Lặc thọ nhất sanh kư? (trong một đời được kế ngôi vị Phật.) Là ở nơi sanh được thọ kư hay ở nơi diệt được thọ kư? Nếu ở nơi sanh được thọ kư th́ chẳng có sanh, nếu ở nơi diệt được thọ kư th́ chẳng có diệt, v́ tất cả chúng sanh đều là Như, tất cả pháp cũng là Như, chúng thánh hiền cũng là Như, cho đến Di Lặc cũng là Như. Nếu Di Lặc được thọ kư th́ tất cả chúng sanh cũng phải được thọ kư. Tại sao? Nói Như là như bản thể tự tánh, chẳng hai cũng chẳng khác. Nếu Di Lặc đắc Vô Thượng Bồ Đề th́ tất cả chúng sanh cũng đều phải đắc. Tại sao? V́ tất cả chúng sanh tức là tướng Bồ Đề. Nếu Di Lặc được diệt độ th́ tất cả chúng sanh cũng phải được diệt độ. Tại sao? Chư Phật chứng biết tất cả chúng sanh tánh vốn tịch diệt, tức là tướng Niết Bàn, chẳng cần diệt nữa. Cho nên Di Lặc! Chớ dùng pháp này để dụ các thiên tử, thật ra chẳng có kẻ phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, cũng chẳng có kẻ thối lui."
"Di Lặc! Nên khiến các thiên tử xả bỏ kiến chấp phân biệt Bồ Đề. Tại sao? Bồ Đề chẳng thể dùng thân đắc, chẳng thể dùng tâm đắc. Kỳ thật, tịch diệt tức là Bồ Đề, v́ các tướng tịch diệt. Chẳng khởi quán tức là Bồ Đề, v́ ĺa các duyên. Chẳng sở hành tức là Bồ Đề, v́ chẳng có sự ghi nhớ. Đoạn dứt tri kiến tức là Bồ Đề, v́ xả bỏ các kiến chấp. Ĺa tâm ư tức là Bồ Đề, v́ ĺa các vọng tưởng. Chướng duyên tức là Bồ Đề, v́ chướng các nguyện mong cầu. Chẳng nhập tức là Bồ Đề, v́ chẳng nhập tham dục. Tùy thuận tức là Bồ Đề, v́ tùy thuận nơi Như (như bản thể tự tánh). An trụ tức là Bồ Đề, v́ an trụ nơi pháp tánh. Đến nơi tức là Bồ Đề, v́ đến nơi thật tế. Bất nhị tức là Bồ Đề, v́ ĺa ư thức phân biệt. B́nh đẳng tức là Bồ Đề, v́ b́nh đẳng như hư không. Vô vi tức là Bồ Đề, v́ pháp vốn chẳng sanh trụ diệt. Liễu tri tức là Bồ Đề, v́ liễu tri tâm hạnh của chúng sanh. Chẳng hội tức là Bồ Đề, v́ lục nhập chẳng hội. Chẳng hợp tức là Bồ Đề, v́ ĺa tập khí phiền năo. Chẳng xứ sở tức là Bồ Đề, v́ chẳng h́nh sắc. Giả danh tức là Bồ Đề, v́ danh tự tánh không. Huyễn hóa tức là Bồ Đề, v́ chẳng có thủ xả. Tâm chẳng loạn tức là Bồ Đề, v́ vốn tự vắng lặng. Tịch diệt tức là Bồ Đề, v́ tánh vốn trong sạch. Chẳng chấp lấy tức là Bồ Đề, v́ ĺa phan duyên. Chẳng khác biệt tức là Bồ Đề, v́ các pháp b́nh đẳng. Chẳng so sánh tức là Bồ Đề, v́ chẳng thể thí dụ. Vi diệu tức là Bồ Đề, v́ các pháp khó biết.
Bạch Thế Tôn! Khi Duy Ma Cật thuyết pháp này, hai trăm thiên tử đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn, nên con không xứng đáng đến thăm bệnh.
Phật bảo Quang Nghiêm Đồng Tử đến thăm bệnh. Quang Nghiêm Đồng Tử bạch Phật rằng:
-Thế Tôn! Con không xứng đáng đến thăm bệnh Duy Ma Cật. Tại sao? Nhớ lại khi xưa, con đi ra thành Tỳ Da Ly. Lúc ấy Ngài đang đi vào thành, con liền chào hỏi rằng:
"Cư sĩ từ đâu đến đây?
Ngài đáp:
"Tôi từ đạo tràng đến."
Con hỏi:
"Đạo tràng là chỗ nào?"
Ngài đáp:
"Trực tâm là đạo tràng v́ chẳng hư giả. Khởi hạnh là đạo tràng v́ hay làm việc. Thâm tâm là đạo tràng v́ tăng trưởng công đức. Bồ Đề tâm là đạo tràng v́ chẳng sai lầm. Bố thí là đạo tràng v́ chẳng mong quả báo. Tŕ giới là đạo tràng v́ được măn nguyện. Nhẫn nhục là đạo tràng v́ đối với chúng sanh tâm chẳng chướng ngại. Tinh tấn là đạo tràng v́ chẳng giăi đăi. Thiền định là đạo tràng v́ tâm điều ḥa dịu dàng. Trí huệ là đạo tràng v́ thấy ngay các pháp. Từ là đạo tràng v́ chúng sanh b́nh đẳng. Bi là đạo tràng v́ chịu sự khó nhọc. Hỉ là đạo tràng v́ vui thích chánh pháp. Xả là đạo tràng v́ đoạn dứt yêu ghét. Thần thông là đạo tràng v́ thành tựu lục thông. Giải thoát là đạo tràng v́ hay nghịch tà bỏ vọng. Phương tiện là đạo tràng v́ giáo hóa chúng sanh. Tứ nhiếp là đạo tràng v́ nhiếp những chúng sanh khó độ. Đa văn là đạo tràng v́ hành đúng theo sở văn do Phật dạy. Hàng phục tâm là đạo tràng v́ chánh quán các pháp. Ba mươi bảy phẩm là đạo tràng v́ xả bỏ pháp hữu vi. Tứ đế là đạo tràng v́ chẳng dối lầm thế gian. Duyên khởi là đạo tràng v́ thập nhị nhân duyên đều vô tận. Phiền năo là đạo tràng v́ chứng biết đúng như thật. Chúng sanh là đạo tràng v́ chứng biết vốn vô ngă. Tất cả pháp là đạo tràng v́ chứng biết pháp tánh vốn không. Hàng ma là đạo tràng v́ chẳng bị lay động. Tam giới là đạo tràng v́ chẳng có chỗ xu hướng. Sư tử rống là đạo tràng v́ sức vô úy nên vô sở úy. Pháp bất cộng là đạo tràng v́ chẳng có lỗi lầm. Tam minh là đạo tràng v́ chẳng c̣n chướng ngại. Một niệm biết tất cả pháp là đạo tràng v́ thành tựu nhất thiết chủng trí. "
"Như thế, Thiện nam tử! Nếu Bồ Tát dùng các pháp Ba La Mật để giáo hóa chúng sanh th́ tất cả việc làm, cho đến đưa tay, bước chân đều từ đạo tràng đến, trụ nơi Phật pháp vậy."
Khi Duy Ma Cật thuyết pháp này, năm trăm vị thiên nhơn đều phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, nên con không xứng đáng đến thăm bệnh.
Phật bảo Tŕ Thế Bồ Tát đến thăm bệnh. Tŕ Thế Bồ Tát bạch Phật rằng:
-Thế Tôn! Con không xứng đáng đến thăm bệnh Duy Ma Cật. Tại sao? Nhớ lại khi xưa, con ở nơi tịnh thất, có ma Ba Tuần dắt theo mười hai ngàn thiên nữ, dạng như Đế Thích, trỗi nhạc đàn ca. Đến nơi con ở, ma và quyến thuộc đảnh lễ chân con, chấp tay cung kính đứng hầu một bên. Con tưởng là Đế Thích mà bảo họ rằng:
"Khéo đến Kiều Thi Ca! Dù đă có phước cũng chẳng nên buông lung. Phải quán ngũ dục vô thường để cầu cội lành. Dùng thân mạng tài sản để tu pháp kiên cố."
Ma nói với con:
"Thưa Chánh Sĩ! Hăy nhận lấy mười hai ngàn thiên nữ này dùng để hầu hạ."
Con bảo:
"Kiều Thi Ca! Chớ lấy vật phi pháp cho sa môn Thích Tử. Việc này chẳng thích hợp với tôi."
Nói chưa dứt lời, th́ Duy Ma Cật đến bảo con rằng:
"Đây là bọn ma đến khuấy nhiễu ông, chứ chẳng phải Đế Thích."
Ngài lại bảo ma rằng:
"Những thiên nữ này hăy cho ta. Như ta mới đáng thọ lấy."
Ma kinh sợ, nghĩ rằng: "Có lẽ Duy Ma Cật muốn báo hại ta." Nên muốn tàng h́nh bỏ đi, mà chẳng thể được. Cố hết thần lực cũng không đi được. Lúc ấy trên hư không có tiếng rằng:
"Ba Tuần! Hăy đem các thiên nữ cho Ngài rồi mới đi được."
Ma v́ sợ hăi nên phải miễn cưỡng giao các thiên nữ cho Ngài. Bấy giờ, Ngài bảo các thiên nữ rằng:
"Ma đă đem các ngươi cho ta rồi. Nay các ngươi đều phải phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác."
Tức th́ liền tùy cơ thuyết pháp cho họ. Khiến cho họ phát ư đạo rồi nói tiếp:
"Các ngươi đă phát ư đạo. Có pháp lạc để tự làm vui, chẳng nên thích ngũ dục nữa."
Thiên nữ hỏi:
"Thế nào là pháp lạc?"
Ngài đáp rằng:
"Lạc thường tin Phật, lạc muốn nghe pháp, lạc cúng dường tăng, lạc ĺa ngũ dục, lạc quán ngũ ấm như oán tặc, lạc quán tứ đại như rắn độc, lạc quán lục nhập như hư không tụ, lạc hộ niệm ư đạo, lạc lợi ích chúng sanh, lạc cung kính sư trưởng. Lạc rộng hành bố thí, lạc kiên tŕ giới cấm, lạc nhẫn nhục nhu ḥa, lạc qui tập thiện căn, lạc thiền định chẳng loạn, lạc huệ tỏ cấu ĺa, lạc mở rộng tâm Bồ Đề, lạc hàng phục ma chúng, lạc đoạn dứt phiền năo, lạc nghiêm tịnh cơi Phật. Lạc thành tựu tướng tốt nên siêng tu các công đức, lạc trang nghiêm đạo tràng, lạc nghe pháp thâm diệu mà chẳng khiếp sợ, lạc ba cửa giải thoát, chẳng lạc pháp phi thời. Lạc thân cận bạn đồng tu, đối với những kẻ chẳng phải bạn tu mà tâm chẳng quái ngại. Lạc thân cận thiện tri thức, mà giúp đỡ ác tri thức. Lạc nơi tâm trong sạch, lạc tu pháp vô lượng phẩm trợ đạo. Đấy là pháp lạc của Bồ Tát."
Lúc đó ma bảo các thiên nữ rằng:
"Ta muốn cùng các ngươi trở về cung."
Các thiên nữ đáp:
"Ông đã đem chúng tôi cho cư sĩ này . Nay co pháp lạc chúng tôi rất thích, chẳng c̣n ham muốn ngũ dục nữa."
Ma nói:
"Cư sĩ! Xin xả các thiên nữ này. V́ thí tất cả sở hữu cho người, mới là Bồ Tát."
Duy Ma Cật nói:
"Ta đă xả rồi. Ngươi cứ dắt đi, để cho tất cả chúng sanh được thỏa măn pháp nguyện thỏa măn .
Lúc ấy, các thiên nữ hỏi Duy Ma Cật rằng:
"Chúng tôi ở cung ma phải làm thế nào? "
Ngài nói:
"Các chị. Có pháp môn gọi là Vô Tận Đăng, mà các chị nên học. Vô Tận Đăng ví như ngọn đèn mồi, dùng để đốt trăm ngàn ngọn đèn. Mọi chỗ tối đều sáng, ánh sáng ấy vô cùng tận."
"Vậy cũng như thế, một vị Bồ Tát dẫn dắt trăm ngàn chúng sanh, khiến họ phát tâm Vô Thượng Bồ Đề. Nơi ư đạo của họ sáng măi vô tận, tùy theo pháp sở thuyết mà tự tăng thêm tất cả pháp lành. Ấy gọi là Vô Tận Đăng vậy."
"Các chị dù ở cung ma, dùng pháp Vô Tận Đăng này, khiến cho vô số thiên tử, thiên nữ đều phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác để đền ơn Phật, cũng lợi ích cho tất cả chúng sanh. "
Bấy giờ các thiên nữ cúi đầu đảnh lễ dưới chân Duy Ma Cật, rồi theo ma vương trở về cung. Bỗng nhiên tất cả đều biến mất.
Bạch Thế Tôn! Ngài Duy Ma Cật có thần lực tự tại và trí huệ biện tài như thế, nên con không xứng đáng đến thăm bệnh.
Phật bảo trưởng giả Thiện Đức đến thăm bệnh. Trưởng giả Thiện Đức bạch Phật rằng:
-Thế Tôn! Con không xứng đáng đến thăm bệnh Duy Ma Cật. Tại sao? Nhớ lại khi xưa, con ở nhà phụ thân thiết lập Hội đại thí bảy ngày, cúng dường tất cả Sa môn, Bà La Môn, ngoại đạo, kẻ nghèo khổ, hèn hạ, cô độc, cùng những kẻ ăn xin. Bầy giờ, Duy Ma Cật đến bảo con rằng:
"Này trưởng giả! Hội đại thí không nên thiết lập như ông vậy, nên làm hội pháp thí, đâu cần dùng tài thí."
Con nói:
"Thưa Cư sĩ, thế nào là Hội pháp thí?"
Ngài đáp:
"Hội pháp thí chẳng có trước sau, trong nhất thời cúng dường tất cả chúng sanh, ấy gọi là hội pháp thí."
Con hỏi:
"Là thế nào?"
Ngài đáp:
"Ấy là v́ Bồ Đề mà khởi từ tâm, v́ cứu chúng sanh khởi đại bi tâm, v́ hoằng chánh pháp mà khởi hỉ tâm, v́ nhiếp trí huệ hành nơi xả tâm. V́ nhiếp bỏ xẻn khởi hạnh Bố thí, v́ độ phạm giới khởi hạnh Tŕ giới, v́ pháp vô ngă khởi hạnh Nhẫn nhục, v́ ĺa tướng thân tâm khởi hạnh Tinh tấn, v́ tướng Bồ Đề khởi hạnh Thiền định, v́ nhất thiết trí khởi hạnh Bát Nhă, ấy là sáu Ba La Mật. Thường giáo hóa chúng sanh mà khởi nơi tâm không, chẳng bỏ pháp hữu vi mà khởi nơi vô tướng, thị hiện thọ sanh mà khởi vô tác, hộ tŕ chánh pháp mà khởi phương tiện lực. V́ độ chúng sanh khởi pháp tứ nhiếp, v́ cung kính tất cả mà hành pháp trừ ngă mạn, nơi thân mạng tài mà khởi ba pháp kiên cố, ở trong lục niệm khởi pháp tưởng niệm (lục niệm: Phật, Pháp, Tăng, Giới, Thí, Thiên), nơi lục ḥa kính khởi tâm ngay thẳng, thực hành pháp lành khởi nơi tịnh mạng, tâm tịnh hoan hỷ khởi thân cận hiền thánh, chẳng ghét người ác khởi tâm điều phục, v́ pháp xuất gia khởi nơi thâm tâm, v́ hành thuyết như một khởi nơi đa văn, v́ pháp vô tranh khởi nơi u nhàn. Hướng thẳng Phật huệ khởi nơi tĩnh tọa, mở trói cho chúng sanh khởi hạnh tu hành, đầy đủ tướng tốt và thanh tịnh cơi Phật, mà làm việc phước đức, thấu biết tất cả tâm niệm chúng sanh, ứng cơ thuyết pháp mà khởi nơi trí nghiệp, biết tất cả các pháp, chẳng lấy chẳng bỏ, vào cửa Nhất tướng mà khởi nơi huệ nghiệp, dứt tất cả phiền năo chướng ngại và pháp bất thiện mà khởi tất cả thiện nghiệp, v́ đắc tất cả trí huệ pháp lành mà khởi tất cả pháp trợ đạo. Như thế, Thiện nam tử! Ấy là Hội pháp thí, nếu Bồ Tát trụ hội này, làm đại thí chủ, tức là phước điền của tất cả thế gian."
Bạch Thế Tôn! Lúc Duy Ma Cật thuyết pháp này, có hai trăm người trong chúng Bà La Môn đều phát tâm Vô Thượng Bồ Đề. Khi ấy tâm con trong sạch, được pháp chưa từng có, đảnh lễ dưới chân Ngài, con liền đem chuỗi anh lạc quí báu dâng lên, Ngài chẳng chịu nhận lấy.
Con thưa:
"Cư sĩ ! Xin hăy nạp thọ để tùy ư cho người."
Ngài mới chịu nhận và chia làm hai phần. Một phần thí cho người ăn xin hạ tiện nhất trong hội này, một phần cúng dường Nan Thắng Như Lai. Tất cả chúng trong hội đều thấy Nan Thắng Như Lai trong cơi Phật Quang Minh và thấy chuổi anh lạc biến thành bửu đài bốn trụ ở trên Đức Phật, bốn phía trang nghiêm chẳng ngăn ngại nhau.
Khi Duy Ma Cật thị hiện thần biến xong, lại nói tiếp rằng:
"Nếu thí chủ dùng tâm b́nh đẳng thí cho người ăn xin hạ tiện nhất, bằng như tướng phước điền của Như Lai chẳng có phân biệt, đại bi b́nh đẳng, chẳng cầu quả báo, ấy gọi là pháp thí viên măn."
Người ăn xin hạ tiện nhất trong thành nghe lời nói này và thấy thần lực đó, liền phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, v́ thế nên con không đáng đến thăm bệnh.
Ngoài ra các Bồ Tát, mỗi mỗi đều đem bổn duyên của ḿnh bạch Phật và thuật lại lời của Duy Ma Cật như thế, đều nói chẳng xứng đáng đến thăm bệnh Ngài.
Phẩm Văn Thù Sư Lợi Thăm Bệnh
Thứ Năm
Bấy giờ Phật bảo Văn Thù Sư Lợi đến thăm bệnh, Văn Thù bạch Phật rằng:
-Thế Tôn! Bậc Thượng Nhơn kia khó bề đối đáp, v́ Ngài thấu đạt thật tướng, khéo thuyết pháp yếu, trí huệ biện tài vô ngại, biết hết tất cả lối tu của Bồ Tát, thâm nhập bí tạng của chư Phật, du hí thần thông, hàng phục ma chúng, trí huệ phương tiện đều đă viên măn. Tuy thế, con xin vâng thánh chỉ đến thăm bệnh Ngài.
Lúc ấy các Bồ Tát, đại đệ tử và Thích Phạm tứ thiên vương trong chúng đều nghĩ rằng:
"-Nay hai đại sĩ Văn Thù và Duy Ma Cật gặp nhau, ắt sẽ thuyết diệu pháp." Tức th́ tám ngàn vị Bồ Tát, năm trăm Thanh Văn và trăm ngàn trời người đều muốn đi theo.
Bấy giờ, Văn Thù cùng các vị Bồ Tát đại đệ tử và trời người cung kính cùng nhau vào thành Tỳ Da Ly.
Lúc ấy Duy Ma Cật biết Văn Thù cùng đại chúng đến, liền dùng thần lực dời đi tất cả đồ đạc và thị giả, trong pḥng rỗng không, chỉ c̣n một giường để nằm bệnh. Văn Thù vừa bước vào nhà th́ Duy Ma Cật liền nói:
-Khéo đến Văn Thù! Tướng chẳng đến mà đến, tướng chẳng thấy mà thấy.
Văn Thù nói:
-Đúng thế, cư sĩ! Nếu đến rồi th́ chẳng đến nữa, nếu đi rồi th́ chẳng đi nữa. Tại sao? Nói đến th́ chẳng từ đâu đến, nói đi th́ chẳng đi về đâu, chỗ được thấy chẳng c̣n thấy nữa. Hăy tạm bỏ qua việc này, nay bệnh của cư sĩ dễ chịu không? Điều trị có bớt mà chẳng thêm không? Thế Tôn gởi lời vô lượng ân cần để hỏi thăm cư sĩ. Bệnh do đâu mà khởi? Đă bao lâu rồi? Làm sao mới khỏi được?
Duy Ma Cật nói:
-Từ Si có Ái th́ bệnh Ngă sanh. V́ tất cả chúng sanh bệnh nên tôi bệnh, nếu tất cả chúng sanh chẳng bệnh th́ tôi khỏi bệnh. Tại sao? Bồ Tát v́ độ chúng sanh nên vào sanh tử, có sanh tử th́ có bệnh. Nếu chúng sanh được ĺa bệnh th́ Bồ Tát chẳng c̣n bệnh. Ví như trưởng giả chỉ có một đứa con, con bệnh th́ cha mẹ cũng bệnh, nếu con lành bệnh th́ cha mẹ cũng lành. Bồ Tát cũng như thế, đối với chúng sanh thương mến như con ruột, nếu chúng sanh bệnh th́ Bồ Tát bệnh, chúng sanh lành bệnh th́ Bồ Tát cũng lành. C̣n nói về bệnh này do đâu mà khởi, bệnh của Bồ Tát do Đại Bi khởi.
Văn Thù hỏi:
-Pḥng của cư sĩ sao rỗng không chẳng có thị giả?
-Duy Ma Cật nói:
-Các cơi Phật đều rỗng không.
-Lấy ǵ làm Không?
-Lấy Không làm không.
-Không đâu cần không?
-V́ chẳng phân biệt nơi Không nên không.
-Không có thể phân biệt ư?
-Phân biệt cũng không.
-Cái Không ấy nên cầu ở nơi nào?
-Nên cầu nơi sáu mươi hai kiến chấp.
-Sáu mươi hai kiến chấp nên cầu ở nơi nào?
-Nên cầu nơi giải thoát của chư Phật.
-Giải thoát của chư Phật nên cầu ở nơi nào?
-Nên cầu nơi tâm hạnh của chúng sanh. Về câu hỏi: Sao chẳng có thị giả? Tất cả ma chúng và ngoại đạo đều là thị giả của tôi. Tại sao? Bọn ma ham sự sanh tử, Bồ Tát ở nơi sanh tử mà chẳng bỏ; ngoại đạo ham sự tri kiến, Bồ Tát ở nơi tri kiến mà chẳng động.
Văn Thù lại hỏi:
-Tướng bệnh của cư sĩ như thế nào?
Duy Ma Cật đáp:
-Bệnh tôi vô h́nh chẳng thể trông thấy.
-Bệnh này hợp với thân hay hợp với tâm?
-Chẳng hợp với thân v́ vốn ĺa tướng thân; cũng chẳng hợp với tâm v́ tâm như huyễn hóa.
-Trong tứ đại th́ đại nào là bệnh?
-Bệnh này chẳng phải địa đại, cũng chẳng ĺa địa đại. Thủy, hỏa, phong đại đều cũng như thế. Nhưng v́ bệnh chúng sanh từ tứ đại khởi, v́ họ có bệnh nên tôi bệnh vậy.
Bấy giờ Văn Thù hỏi Duy Ma Cật rằng:
-Bồ Tát làm sao an ủi vị Bồ Tát có bệnh?
Duy Ma Cật nói:
-Nói thân vô thường, chẳng nói nhàm chán nơi thân. Nói thân có khổ, chẳng nói ưa thích Niết Bàn. Nói thân vô ngă mà thuyết pháp giáo hóa chúng sanh. Nói thân không tịch, chẳng nói tịch diệt rốt ráo. Nói hối cải tội trước mà chẳng nói vào thời quá khứ, v́ bệnh của ḿnh mà thương xót bệnh của người. Phải biết đau khổ từ vô số kiếp trước. Tưởng niệm lợi ích tất cả chúng sanh nên nhớ việc tu phước, tưởng niệm nơi tịnh mạng nên chẳng sanh phiền năo. Thường khởi hạnh tinh tấn, nguyện làm y vương để điều trị bệnh chúng sanh. Bồ Tát nên an ủi vị Bồ Tát có bệnh như thế để cho họ hoan hỉ.
Văn Thù hỏi:
-Cư sĩ! Vị Bồ Tát có bệnh phải tự điều phục tâm như thế nào?
Duy Ma Cật đáp:
-Vị Bồ Tát có bệnh nên nghĩ rằng "bệnh của ḿnh đều do các phiền năo, điên đảo, vọng tưởng từ kiếp trước mà sanh. Pháp vốn chẳng thật, th́ ai là kẻ thọ bệnh. Tại sao? V́ tứ đại ḥa hợp giả danh là thân. Tứ đại không có chủ, thân cũng vô ngă. Hơn nữa, bệnh này sanh khởi đều do chấp ngă, v́ thế ở nơi ngă chẳng nên chấp trước. Đă biết gốc bệnh, liền trừ ngă tưởng và chúng sanh tưởng, phải khởi pháp tưởng." Bồ Tát nên nghĩ rằng "Thân này do các pháp ḥa hợp mà thành, khởi chỉ là pháp khởi, diệt chỉ là pháp diệt." Dù nói các pháp hoà họp mà mỗi mỗi pháp đều chẳng biết nhau. Lúc khởi chẳng nói ta khởi. Lúc diệt chẳng nói ta diệt. Bồ Tát muốn diệt pháp tưởng nên nghĩ rằng, "Pháp tưởng này cũng là điên đảo. Điên đảo tức là bệnh lớn, ta nên ĺa nó."
Thế nào là ĺa? Ĺa ngă và ngă sở. Thế nào là ĺa ngă, và ngă sở? Ấy là ĺa nhị pháp. Thế nào là ĺa nhị pháp? Chẳng nghĩ các pháp trong và ngoài, hành nơi b́nh đẳng. Thế nào là hành nơi b́nh đẳng? Là ngă với Niết Bàn b́nh đẳng. Tại sao? V́ ngă với Niết Bàn cả hai đều không. Lấy ǵ làm không? V́ chỉ có danh tự nên không. Nhị pháp như thế, pháp tánh vốn chẳng có nhất định. Được sự b́nh đẳng đó th́ chẳng c̣n bệnh khác, chỉ có bệnh chấp không, cho đến không bệnh cũng không. Vị Bồ Tát có bệnh dùng tâm vô sở thọ mà thọ sự thọ. Khi Phật pháp chưa viên măn cũng chẳng diệt thọ mà thủ chứng. V́ thân có khổ nên nghĩ đến chúng sanh trong ác thú mà khởi tâm đại bi. "Tâm ta đă điều phục th́ cũng nên điều phục tâm của tất cả chúng sanh. Nhưng trừ bệnh họ mà chẳng trừ pháp họ, v́ dứt trừ gốc bệnh mà giáo hóa họ."
Thế nào là gốc bệnh? V́ có phan duyên, từ chỗ phan duyên mới thành gốc bệnh. Phan duyên nơi nào? Phan duyên tam giới. Làm sao đoạn dứt? Dùng tâm vô sở đắc. Nếu tâm vô sở đắc th́ chẳng có phan duyên. Thế nào là vô sở đác? Là ĺa nhị kiến. Thế nào là ĺa nhị kiến? Phàm tất cả nhị biên đối đăi như nội kiến, ngoại kiến đều gọi là nhị kiến, nên nói ĺa nhị kiến tức là vô sở đắc vậy.
LƯỢC GIẢI
Nhị kiến và nhị biên. V́ tự tánh b́nh đẳng bất nhị. Không những nội kiến, ngoại kiến là nhị, mà tất cả các năng sở đối đăi như sanh diệt, đoạn thường, cho đến sở đắc vô sở đắc, v.v... đều là nhị kiến. Hai chữ nhị biên cũng đồng nghĩa như thế. (Lược giải hết)
Văn Thù! Ấy là cách điều phục tâm của Bồ Tát có bệnh. Bồ Đề của Bồ Tát là đoạn dứt các khổ lăo, bệnh, tử. Nếu chẳng như thế th́ sự tu hành của ḿnh không được trí huệ, thiện lợi, ví như người thắng kẻ oán tặc mới được gọi là người dũng cảm. Cũng thế, kẻ trừ được lăo, bệnh, tử mới được gọi là Bồ Tát vậy.
Vị Bồ Tát có bệnh kia nên nghĩ rằng "bệnh của ta đây phi chơn phi hữu, và bệnh của chúng sanh cũng phi chơn phi hữu." Lúc quán như thế, đối với chúng sanh nếu có khởi ḷng đại bi ái kiến th́ phải dẹp bỏ ngay. Tại sao? Bồ Tát v́ dứt trừ khách trần phiền năo mà khởi đại bi. Đại bi chẳng có ái kiến. Nếu đại bi có ái kiến th́ nơi sanh tử có tâm nhàm chán. Nếu được ĺa bỏ ái kiến th́ chẳng có nhàm chán, dù sanh nơi nào cũng chẳng bị ái kiến trói buộc. Chỗ sanh chẳng bị trói buộc mới có thể thuyết pháp mở trói cho chúng sanh. Như lời Phật thuyết: Nếu tự ḿnh bị trói mà mở trói được cho người th́ chẳng có chỗ đúng. Nếu tự ḿnh chẳng bị trói, th́ mới có thể mở trói cho người. V́ thế Bồ Tát chẳng nên có sự trói buộc.
Thế nào là trói? Thế nào là mở? Tham đắm thiền vị là trói buộc của Bồ Tát. Chẳng chấp thiền vị là phương tiện mở trói của Bồ Tát.
Lại nữa, phương tiện và trí huệ chẳng thể ĺa nhau. Có trí huệ mà chẳng có phương tiện th́ bị trí huệ trói buộc. Nếu có phương tiện th́ trí huệ được mở trói. Có phương tiện mà chẳng có trí huệ th́ bị phương tiện trói buộc. Nếu có trí huệ th́ phương tiện được mở trói.
Thế nào là chẳng có phương tiện th́ bị trí huệ trói buộc? Bồ Tát dùng tâm ái kiến trang nghiêm cơi Phật, thành tựu chúng sanh, ở trong pháp không, vô tướng, vô tác mà tự điều phục. Ấy gọi là chẳng có phương tiện th́ bị trí huệ trói buộc.
Thế nào là có phương tiện th́ trí huệ được mở trói? Ấy là chẳng dùng tâm ái kiến trang nghiêm cơi Phật, thành tựu chúng sanh, ở trong pháp không, vô tướng, vô tác tự điều phục mà chẳng nhàm chán. Ấy là có phương tiện th́ trí huệ được mở trói.
Thế nào là chẳng có trí huệ th́ bị phương tiện trói buộc? Bồ Tát trụ nơi các phiền năo như: tham, sân, si, tà kiến, v.v... mà gieo trồng cội lành. Ấy gọi là chẳng có trí huệ th́ bị phương tiện trói buộc.
Thế nào là có trí huệ th́ phương tiện được mở trói? Ấy là ĺa các phiền năo như: tham, sân, si, tà kiến, v.v... mà gieo trồng cội lành và hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Ấy gọi là có trí huệ th́ phương tiện được mở trói.
Văn Thù! Bồ Tát có bệnh kia nên quán các pháp như thế và quán thân vô thường, là khổ, là không, là phi ngă, ấy gọi là trí huệ. Thân dù có bệnh mà chẳng diệt hẳn gọi là phương tiện.
Lại nữa, hể quán thân th́ thân chẳng ĺa bệnh, bệnh chẳng ĺa thân, Bệnh ấy thân ấy chẳng mới chẳng cũ, ấy gọi là trí huệ. Thân dù có bệnh mà chẳng diệt hẳn gọi là phương tiện.
Văn Thù! Bồ Tát có bệnh nên điều phục tự tâm như thế mà chẳng trụ trong đó, cũng không trụ nơi điều phục tâm. Tại sao? Nếu trụ nơi chẳng điều phục tâm là pháp phàm phu. Nếu trụ nơi điều phục tâm là pháp Thanh Văn. V́ thế bồ Tát chẳng nên trụ nơi điều phục và chẳng điều phục. Ĺa hai pháp này là hạnh Bồ Tát.
Ở nơi sanh tử chẳng hành việc ô nhiễm, trụ nơi Niết Bàn mà chẳng diệt độ hẳn là hạnh Bồ Tát. Phi hạnh phàm phu, phi hạnh hiền thánh là hạnh Bồ Tát; phi hạnh cấu, phi hạnh tịnh là hạnh Bồ Tát. Dù siêu việt hạnh ma mà thị hiện việc hàng phục bọn ma là hạnh Bồ Tát, cầu nhất thiết trí mà chẳng có sự cầu phi thời là hạnh Bồ Tát. Dù quán các pháp chẳng sanh mà chẳng nhập chánh vị là hạnh Bồ Tát. Dù quán thập nhị duyên khởi mà nhập các tà kiến là hạnh Bồ Tát. Dù nhiếp độ tất cả chúng sanh mà chẳng khởi ḷng yêu mến là hạnh Bồ Tát. Dù ưa xa ĺa tất cả, mà không hướng theo sự dứt hết thân tâm là hạnh Bồ Tát. Dù hành nơi tam giới mà chẳng hoại pháp tánh là hạnh Bồ Tát. Dù hành nơi tánh không mà gieo trồng nhiều cội lành là hạnh Bồ Tát. Dù hành nơi vô tướng mà độ chúng sanh là hạnh Bồ Tát. Dù hành nơi vô tác mà thị hiện thọ thân là hạnh Bồ Tát. Dù hành nơi vô khởi mà khởi tất cả thiện hạnh là hạnh Bồ Tát. Dù hành sáu Ba La Mật mà biết khắp các tâm pháp, tâm số của chúng sanh là hạnh Bồ Tát. Dù hành lục thông mà chẳng dứt tập lậu (tập khí phiền năo) là hạnh Bồ Tát. Dù hành tứ vô lượng tâm mà chẳng tham đắm sanh cơi Phạm Thiên là hạnh Bồ Tát. Dù hành Thiền định, giải thoát, tam muội mà chẳng theo Thiền định thọ sanh là hạnh Bồ Tát. Dù hành tứ niệm xứ mà chẳng ĺa hẳn thọ dụng của thân tâm là hạnh Bồ Tát. Dù hành tứ chánh cần mà chẳng xả thân tâm tinh tấn của Đại thừa là hạnh Bồ Tát. Dù hành tứ như ư túc mà đắc thần thông tự tại của Đại thừa là hạnh Bồ Tát. Dù hành ngũ căn mà hay phân biệt căn cơ lợi độn của chúng sanh là hạnh Bồ Tát. Dù hành ngũ lực mà ưa cầu thập lực của Phật là hạnh Bồ Tát. Dù hành thất giác chi mà hay phân biệt trí huệ của Phật là hạnh Bồ Tát. Dù hành Bát Chánh Đạo mà ưa tu vô lượng Phật đạo là hạnh Bồ Tát. Dù hành pháp trợ đạo của chỉ quán mà cuối cùng chẳng đọa nơi tịch diệt là hạnh Bồ Tát. Dù hành các pháp chẳng sanh chẳng diệt mà dùng tướng tốt để trang nghiêm thân ḿnh là hạnh Bồ Tát. Dù thị hiện oai nghi của Thanh Văn Duyên Giác mà chẳng xả Phật pháp đại thừa là hạnh Bồ Tát. Dù theo tướng tịnh rốt ráo của các pháp mà tùy cơ ứng hiện thân h́nh là hạnh Bồ Tát. Dù quán các cơi Phật tịch diệt như hư không mà thị hiện mỗi mỗi trong sạch của cơi Phật là hạnh Bồ Tát. Dù chứng đắc quả Phật, chuyển pháp luân, nhập Niết Bàn mà chẳng bỏ đạo Bồ Tát là hạnh Bồ Tát vậy.
Lúc Duy Ma Cật nói những lời ấy rồi, cả đại chúng đi theo Ngài Văn Thù, trong đó có tám ngàn thiên tử đều phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Phẩm Bất Tư Ngh́
Thứ Sáu
Bấy giờ Xá Lợi Phất thấy trong pḥng chẳng có giường ngồi mà nghĩ rằng:
"Các Bồ Tát và chúng đại đệ tử sẽ ngồi đâu?"
Duy Ma Cật biết ư liền nói với Xá Lợi Phất rằng:
-Thế nào, Nhơn giả v́ pháp đến hay v́ giường ngồi mà đến.
Xá lợi Phất đáp:
-Tôi v́ pháp đến chớ chẳng v́ giường ngồi.
Duy Ma Cật nói:
- Xá Lợi Phất! Kẻ cầu pháp thân mạng c̣n chẳng tiếc, huống là giường ngồi. Kẻ cầu pháp chẳng cẩu nơi ngũ uẩn, lục nhập, thập bát giới, cũng chẳng cầu nơi dục giới, sắc giới, vô sắc giới. Xá Lợi Phất! Kẻ cầu pháp chẳng chấp cầu Phật, cầu Pháp, cầu Tăng. Kẻ cầu pháp chẳng cầu nơi khổ, tập, diệt, đạo. Tại sao? Pháp chẳng hí luận, nếu ta nói thấy khổ phải đoạn tập, chứng diệt, tu đạo, ấy là hí luận, chẳng phải cầu pháp.
Xá Lợi Phất! Pháp gọi Tịch Diệt, nếu hành nơi sanh diệt là cầu sanh diệt, chẳng phải cầu pháp. Pháp gọi là Vô Nhiễm, nếu nhiễm nơi pháp cho đến Niết Bàn, ấy là nhiễm đắm, chẳng phải cầu pháp. Pháp chẳng chỗ hành, nếu hành nơi pháp, ấy là chỗ hành, chẳng phải cầu pháp. Pháp chẳng thủ xả, nếu thủ xả pháp, ấy là thủ xả, chẳng phải cầu pháp. Pháp chẳng xứ sở, nếu chấp xứ sở, ấy là chấp xứ sở, chẳng phải cầu pháp. Pháp gọi Vô Tướng, nếu nhận biết theo tướng, ấy là cầu tướng, chẳng phải cầu pháp. Pháp chẳng thể trụ, nếu trụ nơi pháp, ấy là trụ pháp, chẳng phải cầu pháp. Pháp chẳng thể Kiến Văn Giác Tri, nếu hành Kiến Văn Giác Tri, ấy là Kiến Văn Giác Tri, chẳng phải cầu pháp. Pháp gọi Vô Vi, nếu hành hữu vi, chẳng phải cầu pháp. Như thế, Xá Lợi Phất! Kẻ cầu pháp, đối với tất cả pháp nên Vô sở cầu.
Khi Ngài nói lời ấy rồi, năm trăm thiên tử nơi các pháp được Pháp Nhăn Tịnh.
Bấy giờ, Duy Ma Cật hỏi Văn Thù rằng:
-Nhơn giả đă dạo qua vô lượng muôn ngàn ức A Tăng Kỳ cơi Phật, thấy cơi nào có ṭa sư tử được thành tựu công đức vi diệu nhất?
Văn Thù nói:
-Cư sĩ! Bên phương Đông cách đây ba mươi sáu hằng sa quốc độ, có thế giới gọi là Tu Di Tướng, hiện nay có Phật hiệu là Tu Di Đăng Vương. Thân Phật ấy cao tám muơi bốn ngàn do tuấn, ṭa sư tử cũng cao như thế, trang nghiêm hạng nhất.
Duy Ma Cật nghe xong liền hiện thần thông. Tức th́ Đức Phật ấy điều khiển ba mươi hai ngàn ṭa sư tử cao rộng trang nghiêm, đến trong pḥng Duy Ma Cật. Các Bồ Tát, đại đệ tử và Thích Phạn Tứ Thiên Vương, v.v... đều thấy việc xưa nay chưa từng thấy. Pḥng nhỏ này dung nạp ba mươi hai ngàn ṭa sư tử cao rộng như thế, mà chẳng thấy ngăn ngại, nơi thành Tỳ Da ly, cho đến cơi Ta Bà, bốn thiên hạ cũng chẳng thấy chật hẹp, tất cả trạng thái đều y như cũ.
Khi ấy Duy Ma Cật mời Văn Thù và các Bồ Tát thượng nhơn an tọa. Những Bồ Tát đắc thần thông liền biến h́nh cao bằng ṭa sư tử và lên ngồi. Nhưng các sơ tâm Bồ Tát và đại đệ tử v́ chưa được thần thông tự tại, đều chẳng thể lên ngồi.
Kế đó, Duy Ma Cật mời Xá Lợi Phất an tọa. Xá Lợi Phất nói:
-Thưa Cư sĩ! Ṭa này cao rộng quá, tôi chẳng thể lên được.
Duy Ma Cật nói:
-Xá Lợi Phất! Hăy đảnh lễ Tu Di Đăng Vương Như Lai th́ mới ngồi được.
Nghe vậy, các sơ tâm Bồ Tát và đại đệ tử đầu đảnh lễ Tu Di Đăng Vương Như Lai, liền ngồi được trên ṭa sư tử.
Xá Lợi Phất nói:
-Thưa Cư sĩ! Thật chưa từng có. Pḥng nhỏ này dung nạp các ṭa cao rộng như thế, mà nơi thành Tỳ Da Ly chẳng thấy ngăn ngại, các thôn quê, thành phố, trong cơi Ta Bà và cung điện của chư Thiên, Long Vương, quỷ thần nơi tứ thiên hạ cũng chẳng thấy chật hẹp.
Duy Ma Cật nói:
-Xá Lợi Phất! Chư Phật Bồ Tát có pháp môn giải thoát gọi là Bất Khả Tư Ngh́. Nếu Bồ Tát trụ pháp giải thoát đó, đem núi Tu Di cao rộng để trong hạt cải mà chẳng thêm bớt, tướng chúa núi Tu Di vẫn như cũ. Tứ Thiên Vương và Đao Lợi chư Thiên cũng chẳng hay biết ḿnh đă vào đó, chỉ có người đáng độ mới thấy núi Tu Di vào trong hạt cải thôi, ấy gọi là pháp môn Giải Thoát Bất Khả Tư Ngh́.
Lại nữa, Bồ Tát đem nước của bốn biển lớn để vào một lỗ chân lông, mà các loài thủy tộc như: cá, rùa, tôm, cua, v.v... chẳng bị khuấy động, tánh biển vẫn y như cũ. Các loài rồng, quỷ thần, A Tu La, v.v... cũng chẳng hay biết ḿnh đă vào đó, đối với những chúng sanh ấy cũng chẳng bị khuấy động.
Xá Lợi Phất! Bồ Tát trụ nơi giải thoát Bất Khả Tư Ngh́, rút lấy đại thiên thế giới, như lấy đồ gốm để trong bàn tay phải, quăng ra ngoài hằng sa thế giới, rồi đem trở lại chỗ cũ, mà chúng sanh ở trong đó chẳng hay biết ḿnh bị di chuyển qua lại từ xa, tướng thế giới này cũng vẫn y như cũ.
Xá Lợi Phất! Hoặc có chúng sanh đáng độ, mà ham trụ lâu nơi thế gian, th́ Bồ Tát biến hiện bảy ngày dài như một kiếp, khiến chúng sanh kia tưởng là một kiếp. Hoặc có chúng sanh đáng độ mà chẳng ham trụ lâu th́ Bồ Tát rút một kiếp lại thành bảy ngày, khiến chúng sanh ấy tưởng là bảy ngày.
Xá Lợi Phất! Bồ Tát trụ nơi Giải Thoát Bất Khả Tư Ngh́, đem sự nghiệp trang nghiêm của tất cả cơi Phật gom trong một quốc độ để thị hiện cho chúng sanh biết. Lại nữa, Bồ Tát ấy đem chúng sanh trong tất cả cơi Phật, để trên bàn tay phải bay khắp mười phương thế giới, bày ra cho ai cũng thấy mà chỗ ở vẫn như cũ, chẳng bị lay động.
Xá Lợi Phất! Những đồ cúng dường chư Phật của mười phương chúng sanh, Bồ Tát khiến đều hiện nơi một lỗ chân lông cho ai cũng được nh́n thấy, khiến tất cả nhật nguyệt tinh tú trong cơi mười phương cùng hiện nơi một lỗ chân lông cho tất cả đều thấy.
Xá Lợi Phất! Tất cả khắp mười phương thế giới, Bồ Tát hút vào trong miệng mà thân h́nh chẳng thêm bớt, cây cối cũng chẳng găy ngă. Khi kiếp hỏa cháy tan cơi mười phương, Bồ Tát đem kiếp hỏa ấy để trong bụng, hỏa đang cháy mà bụng chẳng bị thương tổn. Bồ Tát từ hằng sa thế giới nơi phương dưới, đem một cơi Phật đưa lên phương trên, đi qua hằng sa thế giới như cầm mũi kim ghim một lá táo, mà tất cả chúng sanh trong đó chẳng thấy khuấy động.
Xá Lợi Phất! Bồ Tát trụ nơi Giải Thoát Bất Khả Tư Ngh́, dùng thần thông hiện làm thân Phật, hoặc hiện thân Duyên Giác, hoặc hiện thân Thanh Văn, hoặc hiện thân Đế Thích, hoặc hiện thân Phạm Vương, hoặc hiện thân vua chúa thế gian, hoặc hiện thân Chuyển Luân Pháp Vương. Lại khiến tất cả âm thanh lớn nhỏ trong mười phương thế giới đều biến thành âm thanh của Phật, diễn ra các tiếng vô thường, khổ, không và vô ngă, v.v... cho đến mỗi mỗi pháp của mười phương chư Phật sở thuyết đều ở trong đó, ai cũng được nghe.
Xá Lợi Phất! Nay ta lược thuyết năng lực của Bồ Tát giải thoát bất khả tư ngh́ như thế, nếu nói rộng ra th́ cùng kiếp cũng chẳng hết.
Khi đó, Đại Ca Diếp nghe nói pháp môn Giải Thoát Bất Khả Tư Ngh́ của Bồ Tát, tán thán việc chưa từng có, lại nói với Xá Lợi Phất rằng:
-Ví như có người hiện nhiều sắc tướng trước mặt người mù. Những tướng ấy đều chẳng phải sở thấy của họ. Tất cả hàng Thanh Văn Duyên Giác nghe pháp môn Giải Thoát Bất Khả Tư Ngh́ này, cũng chẳng thể hiểu biết như thế. Nếu người trí được nghe th́ có ai mà chẳng phát tâm Vô Thượng Bồ Đề. Tại sao chúng ta tuyệt hẳn giống Phật nơi Đại Thừa nầy như hạt giống thúi mục? Vậy tất cả hàng Thanh Văn nghe pháp môn này đều nên khóc to và tiếng khóc ấy vang cả đại thiên thế giới. Tất cả Bồ Tát lại nên vui mừng mà thọ lănh pháp này. Nều có Bồ Tát tín giải pháp môn này, tất cả bọn ma muốn khuấy phá cũng chẳng làm ǵ được.
Đại Ca Diếp nói lời này rồi, có ba mươi hai ngàn thiên tử phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Bấy giờ Duy Ma Cật nói với Đại Ca Diếp rằng:
-Nhơn giả! Các vị làm ma vương trong mười phương vô lượng A Tăng Kỳ thế giới, đa số là Bồ Tát trụ nơi Giải Thoát Bất Khả Tư Ngh́, v́ dùng phương tiện để giáo hóa chúng sanh nên thị hiện làm ma vương.
Ca Diếp! Mười phương vô lượng sơ tâm Bồ Tát đôi khi có người đến xin tay, chân, tai, mũi, đầu, mắt, xương, thịt, tủy năo, nhà cửa, vợ con, quyến thuộc, xe cộ, trâu ngựa, vàng bạc, thất bửu, cho đến quần áo, thức ăn, v.v... Những kẻ ăn xin như thế, đa số là Bồ Tát trụ nơi Giải Thoát Bất Khả Tư Ngh́, dùng phương tiện để thử thách, khiến ḷng tin họ vững chắc. Tại sao? Bồ Tát trụ nơi Giải Thoát Bất Khả Tư Ngh́ mới có oai đức hành sự bức ngặt như thế, để chỉ bày cho chúng sanh những việc khó làm. Nếu là phàm phu hạ liệt th́ chẳng có sức mạnh thần diệu để bức ngặt những sơ tâm Bồ Tát như thế. Ví như sự đá đạp của long tượng, chẳng phải con lừa có thể làm được. Ấy gọi là cửa trí huệ phương tiện của Bồ Tát trụ nơi Giải Thoát Bất Khả Tư Ngh́.
Phẩm Quán Chúng Sinh
Thứ Bảy
Bấy giờ, Văn Thù hỏi Duy Ma Cật rằng:
-Bồ Tát nên quán chúng sanh như thế nào?
Duy Ma Cật nói:
-Ví như nhà huyễn thuật thấy người huyễn của ḿnh hóa ra. Bồ Tát nên quán chúng sanh như thế. Như người trí thấy trăng trong nước, thấy h́nh trong gương, như dương diệm, như tiếng vang, như mây giữa trời. Cho đến những vật chẳng thể tưởng tượng như: lông rùa, sừng thỏ, v.v... Bồ Tát nên quán chúng sanh như thế.
Văn Thù nói:
-Nếu Bồ Tát quán như thế làm sao hành việc Từ?
Duy Ma Cật nói:
-Bồ Tát quán như thế rồi tự nghĩ rằng: Ta nên v́ chúng sanh thuyết pháp này. Ấy tức là hạnh Từ chơn thật. Hạnh Từ tịch diệt v́ vốn vô sanh. Hạnh Từ chẳng nóng nảy v́ vô phiền năo. Hạnh Từ b́nh đẳng v́ tam thế b́nh đẳng. Hạnh Từ vô tranh v́ vô sở khởi. Hạnh Từ bất nhị v́ trong ngoài bất hợp. Hạnh Từ chẳng hoại v́ vốn là không thật. Hạnh Từ kiên cố v́ tâm chẳng hoại diệt. Hạnh Từ trong sạch v́ pháp tánh trong sạch. Hạnh Từ vô biên v́ như hư không. Hạnh Từ A La Hán v́ phá kết tặc phiền năo. Hạnh Từ Bồ Tát v́ cho chúng sanh yên tâm. Hạnh Từ Như Lai v́ đắc tướng Như Như. Hạnh Từ Chư Phật v́ giác ngộ chúng sanh. Hạnh Từ tự nhiên v́ vô nhân mà đắc. Hạnh Từ Bồ Đề v́ b́nh đẳng nhất vị. Hạnh Từ vô đẳng v́ đoạn dứt ái nhiễm. Hạnh Từ đại bi v́ dẫn dắt theo Đại Thừa. Hạnh Từ chẳng nhàm chán v́ quán pháp Không -Vô Ngă. Hạnh Từ pháp thí v́ chẳng luyến tiếc. Hạnh Từ tŕ giới v́ độ người phá giới. Hạnh Từ nhẫn nhục v́ hộ cho ḿnh và người. Hạnh Từ tinh tấn v́ gánh vác chúng sanh. Hạnh Từ thiền định v́ chẳng thọ thiền vị. Hạnh Từ trí huệ v́ vô sở bất tri. Hạnh Từ phương tiện v́ thị hiện tất cả. Hạnh Từ chẳng ẩn dấu v́ tâm trong sạch ngay thẳng. Hạnh Từ thâm tâm v́ chẳng hành tạp nhiễm. Hạnh Từ chẳng dối v́ chẳng hư giả. Hạnh Từ an lạc v́ khiến người được an vui của Phật. Hạnh Từ của Bồ Tát là như thế.
Văn Thù lại hỏi:
-Thế nào là Bi?
Đáp:
-Công đức sở hành của Bồ Tát đều cùng chung với tất cả chúng sanh.
-Thế nào là Hỉ?
-Hoan hỉ làm việc chúng sanh mà chẳng hối tiếc.
-Thế nào là Xả?
-Dù làm việc phước đức mà chẳng có mong cầu chi cả.
Văn Thù lại hỏi:
-Đối với sanh tử đáng sợ, Bồ Tát nên y nơi đâu?
Đáp:
-Nên y nơi sức công đức của Như Lai.
-Bồ Tát muốn y sức công đức của Như Lai phải trụ nơi nào?
-Nên trụ nơi độ thoát chúng sanh.
-Muốn độ thoát chúng sanh phải trừ những ǵ?
-Muốn độ thoát chúng sanh, nên trừ phiền năo của họ.
-Muốn trừ phiền năo phải hành thế nào?
-Nên hành nơi chánh niệm.
-Thế nào là hành nơi chánh niệm?
-Nên hành chẳng sanh, chẳng diệt.
-Pháp nào chẳng sanh, pháp nào chẳng diệt?
-Bất thiện chẳng sanh, thiện pháp chẳng diệt.
-Thiện với bất thiện lấy ǵ làm gốc?
-Lấy thân làm gốc.
-Thân lấy ǵ làm gốc?
-Lấy tham dục làm gốc.
-Tham dục lấy ǵ làm gốc?
-Lấy hư vọng phân biệt làm gốc.
-Hư vọng phân biệt lấy ǵ làm gốc?
-Lấy điên đảo tưởng làm gốc.
-Điên đảo tưởng lấy ǵ làm gốc?
-Lấy Vô trụ làm gốc.
-Vô trụ lấy ǵ làm gốc?
-Vô trụ th́ chẳng có gốc.
Nói đến đây, Duy Ma Cật liền nhấn mạnh rằng:
-Văn Thù! Từ gốc Vô trụ lập tất cả các pháp. Như thế là thật Vô Sở Trụ vậy.
Bấy giờ, trong pḥng Duy Ma Cật có một Thiên nữ thấy các vị Trời người đang nghe thuyết pháp, liền hiện h́nh thiên nữ răi hoa trên thân các Bồ Tát và đại đệ tử. Hoa đến thân các Bồ Tát liền rơi xuống đất, đến các đại đệ tử th́ dính trên thân chẳng rơi xuống. Tất cả đệ tử dùng thần lực phủi hoa cũng chẳng phủi rớt.
Lúc ấy, thiên nữ hỏi Xá Lợi Phất rằng:
-Tại sao phủi hoa?
Đáp:
-Hoa nầy chẳng đúng pháp nên phủi.
Thiên nữ nói:
-Chớ bảo hoa này chẳng đúng pháp. Tại sao? V́ hoa này chẳng có phân biệt, tại nhơn giả tự sanh phân biệt tưởng mà thôi. Người ở nơi Phật pháp xuất gia, có tâm phân biệt là chẳng đúng pháp, nếu chẳng phân biệt tức là đúng pháp. Nay thử xem các vị Bồ Tát chẳng dính hoa là v́ đă đoạn diệt phân biệt tưởng vậy. Ví như người đang có khiếp sợ th́ phi nhơn mới được dịp mê hoặc. Cũng thế, các vị đệ tử v́ đang sợ sanh tử th́ sắc, thanh, hương, vị, xúc mới được dịp mê hoặc. Kẻ đă ĺa được khiếp sợ th́ tất cả ngũ dục đều chẳng thể mê hoặc. Kẻ kiết tập (tập khí trói buộc) chưa sạch, hoa mới dính vào thân. Kẻ kiết tập đă sạch th́ hoa chẳng dính vậy.
Xá Lợi Phất hỏi:
-Thiên nữ ở trong pḥng này được bao lâu?
Đáp:
-Tôi ở trong pḥng này lâu như ông được giải thoát.
-Ở đây lâu chăng?
-Như ông giải thoát cũng có lâu mau sao?
Xá Lợi Phất im lặng chẳng đáp.
Thiên nữ hỏi:
-Tại sao bậc kỳ cựu Đại Trí lại nín lặng?
Đáp:
-Sự giải thoát vốn chẳng ngôn thuyết, nên tôi chẳng biết nói ǵ.
Thiên nữ nói:
-Ngôn thuyết văn tự đều là tướng giải thoát. Tại sao? V́ sự giải thoát chẳng ở trong, ngoài và khoảng giữa. Văn tự cũng như thế. Cho nên, Xá Lợi Phất! Chẳng có sự ĺa văn tự mà thuyết pháp giải thoát. Tại sao? V́ tất cả các pháp là tướng giải thoát rồi.
Xá Lợi Phất hỏi:
-Chẳng cần ĺa tham sân si mà được giải thoát ư?
Đáp:
-Phật v́ đối với kẻ tăng thượng mạn mà nói ĺa tham sân si là giải thoát mà thôi. Nếu kẻ chẳng phải tăng thượng mạn th́ Phật nói tánh tham sân si tức là giải thoát vậy.
Xá Lợi Phất nói:
-Lành thay! Lành thay! Nàng đắc được ǵ, chứng được ǵ mà biện tài như thế?
Thiên nữ đáp:
-Tôi vô đắc vô chứng nên biện tài như thế. Tại sao? V́ kẻ có đắc có chứng ở nơi Phật pháp gọi là tăng thượng mạn.
Xá Lợi Phất hỏi:
-Nàng ở nơi tam thừa có chí cầu ǵ?
Đáp:
-Dùng pháp Thanh Văn hóa độ chúng sanh th́ tôi làm Thanh Văn. Dùng pháp nhân duyên hóa độ chúng sanh th́ tôi làm Duyên Giác. Dùng pháp đại bi hóa độ chúng sanh th́ tôi làm Đại Thừa.
Xá Lợi Phất! Như người vào rừng huỳnh hoa, chỉ ngửi mùi hương huỳnh hoa, chẳng ngửi mùi hương khác. Cũng thế, nếu vào pḥng này, chỉ ngửi mùi hương của công đức Phật, chẳng ưa ngửi mùi hương của công đức nhị thừa.
Xá Lợi Phất! Những vị Thích Phạm Tứ Thiên Vương và Thiên Long, quỷ, thần, v.v... vào trong pḥng này, được nghe Thượng nhơn giảng thuyết chánh pháp, đều ưa mùi hương công đức Phật mà phát tâm Đại Thừa.
Xá Lợi Phất! Tôi ở pḥng này mười hai năm, chưa từng nghe pháp nhị thừa, chỉ nghe Phật pháp đại từ đại bi bất khả tư ngh́ của Bồ tát.
Xá Lợi Phất! Pḥng này thường hiện tám thứ pháp khó đắc, chưa từng có. Tám thứ ấy là:
1) Trong pḥng thường có ánh sáng màu vàng ngày đêm chiếu soi, chẳng nhờ ánh sáng nhật nguyệt.
2) Kẻ vào pḥng này chẳng bị các cấu bẩn làm cho phiền năo.
3) Trong pḥng này thường có Thích Phạm Tứ Thiên Vương và Bồ Tát ở nơi phương khác đến tụ hợp chẳng gián đoạn.
4) Pḥng này thường thuyết sáu Ba La Mật và pháp bất thối chuyển.
5) Pḥng này thường trỗi âm nhạc bậc nhất của trời người, vang ra vô lượng pháp âm.
6) Pḥng này có bốn kho tàng lớn chứa đầy bửu vật, cứu giúp kẻ nghèo, hễ cầu liền được.
7) Pḥng này vô lượng chư Phật nơi mười phương như Phật Thích Ca, Phật A Di Đà cho đến Phật Sư Tử Hưởng, Phật Nhất Thiết Lợi Thành v.v... Khi Thượng nhơn khởi niệm, liền đền rộng thuyết pháp tạng bí mật của chư Phật, thuyết xong trở về.
8) Pḥng này tất cả cung điện của chư Thiên và cơi Tịnh độ của chư Phật đều hiện trong đó.
Ấy là tám thứ pháp chưa từng có.
Xá Lợi Phất! Pḥng này thường hiện tám pháp như thế. Người thấy việc bất khả tư ngh́ này, đâu c̣n ưa pháp Thanh Văn nữa!
Xá Lợi Phất hỏi:
-Nàng sao chẳng chuyển biến thân nữ đi?
Thiên nữ đáp:
-Tôi từ mười hai năm cầu tướng người nữ trọn bất khả đắc mà chuyển cái ǵ? Ví như nhà huyễn thuật hóa ra huyễn nữ. Nếu có người hỏi sao chẳng chuyển biến thân nữ đó đi, vậy người hỏi đó có đúng không?
Xá Lợi Phất nói:
-Không ạ! Huyễn chẳng tướng nhất định, làm sao mà chuyển.
Thiên nữ nói:
-Tất cả pháp chẳng có tướng nhất định cũng như thế, sao lại hỏi chẳng chuyển biến thân nữ đi!
Tức th́ thiên nữ dùng sức thần thông biến Xá Lợi Phất thành Thiên nữ, tự ḿnh hóa thân như Xá Lợi Phất mà hỏi rằng:
-Sao chẳng chuyển biến thân nữ đi?
Xá Lợi Phất mang tướng thân nữ mà đáp rằng:
-Nay tôi chẳng biết tại sao chuyển biến làm thân nữ?
Thiên nữ nói:
-Nếu Xá Lợi Phất chuyển được thân nữ này, th́ tất cả thân nữ cũng chuyển được. Như Xá Lợi Phất chẳng phải người nữ mà hiện thân nữ, tất cả người nữ cũng như thế, dù hiện thân nữ mà chẳng phải người nữ. Cho nên phật thuyết: Tất cả pháp phi nam, phi nữ.
Tức th́ Thiên nữ thu nhiếp thần lực lại, thân Xá Lợi Phất trở lại như cũ. Thiên nữ hỏi Xá Lợi Phất rằng:
-Tướng thân nữ của ông nay c̣n đâu?
Xá Lợi Phất nói:
-Tướng thân nữ chẳng c̣n, chẳng không c̣n.
Thiên nữ nói:
-Tất cả pháp cũng như thế, chẳng c̣n, chẳng không c̣n. Sự chẳng c̣n, chẳng không c̣n đó là do Phật sở thuyết.
Xá Lợi Phất hỏi Thiên nữ:
-Nàng diệt nơi đây, rồi sẽ sanh nơi nào?
Đáp:
-Phật biến hóa sở sanh. Tôi cũng theo đó sanh.
Nếu Phật biến hóa sở sanh th́ chẳng phải diệt và sanh. Chúng sanh cũng chẳng phải diệt và sanh.
Xá Lợi Phất hỏi:
-Nàng bao lâu sẽ đắc Vô Thượng Bồ Đề?
Đáp:
-Khi Xá Lợi Phất trở lại phàm phu th́ tôi sẽ thành Vô Thượng Bồ Đề.
Xá Lợi Phất nói:
-Tôi làm phàm phu th́ chẳng có chỗ đúng.
-Tôi đắc Vô Thượng Bồ Đề cũng chẳng có chỗ đúng. Tại sao? Bồ Đề chẳng nơi trụ, nên chẳng có kẻ đắc.
Xá Lợi Phất nói:
-Nay chư Phật đắc Vô Thượng Bồ Đề, đă đắc, sẽ đắc như hằng sa. Những việc này gọi là ǵ?
-Ấy là dùng văn tự, số lượng của thế tục mà nói có tam thế, chứ chẳng phải Bồ Đề có quá khứ, hiện tại, vị lai.
-Xá Lợi Phất! Ông đắc đạo A La Hán ư?
Đáp:
-V́ vô sở đắc mà đắc.
Thiên nữ nói:
-Chư Phật Bồ Tát cũng thế. V́ vô sở đắc mà đắc.
Bấy giờ Duy Ma Cật nói với Xá Lợi Phất rằng:
-Thiên nữ này đă từng cúng dường chín mươi hai ức chư Phật. Đă đắc du hí thần thông của Bồ Tát, nguyện lực đầy đủ, đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn, trụ nơi chẳng thối chuyển. V́ theo bổn nguyện, nên tùy ư thị hiện để giáo hóa chúng sanh.
Phẩm Phật Đạo
Thứ Tám
Bấy giờ, Văn Thù hỏi Duy Ma Cật rằng:
-Thế nào là Bồ Tát thông đạt Phật đạo?
Duy Ma Cật nói:
-Nếu Bồ Tát hành nơi phi đạo gọi là thông đạt Phật đạo.
Hỏi:
-Thế nào là Bồ Tát hành nơi phi đạo?
Đáp:
-Nếu Bồ Tát gây tội ngũ ngịch mà chẳng có buồn giận, đến nơi địa ngục mà chẳng có tội cấu, đến nơi súc sanh mà chẳng có vô minh kiêu mạn, đến nơi ngạ quỷ mà đầy đủ công đức, đến cơi sắc giới và vô sắc giới mà chẳng cho là thù thắng, thị hiện tham dục mà ĺa các nhiễm đắm, thị hiện sân hận mà đối với chúng sanh chẳng có quái ngại, thị hiện ngu si mà dùng trí huệ điều phục tâm ḿnh, thị hiện tham lam bỏn xẻn mà bỏ tất cả của cải, chẳng tiếc thân mạng. Thị hiện phá giới mà an trụ tịnh giới, cho đến có tội nhỏ cũng rất sợ hăi. Thị hiện giận dữ mà thường từ bi nhẫn nhục, thị hiện giăi đăi mà siêng tu công đức, thị hiện tán loạn mà thường niệm chánh định, thị hiện ngu si mà thông đạt trí huệ thế gian và xuất thế gian, thị hiện siểm khúc giả dối mà khéo dùng phương tiện tùy theo nghĩa kinh, thị hiện kiêu mạn mà xem chúng sanh cũng như cầu đ̣ độ người. Thị hiện phiền năo mà tâm thường thanh tịnh, thị hiện nhập ma mà tùy thuận trí huệ Phật chẳng theo đạo khác. Thị hiện Thanh Văn mà v́ chúng sanh thuyết những pháp chưa từng nghe, thị hiện Duyên Giác mà thành tựu đại bi giáo hóa chúng sanh, thị hiện nghèo nàn mà có công đức vô tận, thị hiện tàn tật mà đầy đủ tướng tốt để tự trang nghiêm, thị hiện hạ tiện mà sanh trong chủng tánh Phật, đầy đủ công đức. Thị hiện ốm yếu xấu xí mà được thân Na La Diên (tướng đoan trang hùng mănh) tất cả chúng sanh đều ham gặp, thị hiện già bệnh mà dứt hẳn gốc bệnh, siêu việt sanh tử. Thị hiện giàu sang mà quán pháp vô thường thật chẳng ḷng tham, thị hiện có thê thiếp tỳ nữ mà thường xa ĺa bùn lầy ngũ dục, thị hiện nơi ngu độn mà thành tựu biện tài, chẳng mất Tổng tŕ, thị hiện vào tà đạo mà dùng tà đạo cứu độ chúng sanh, thị hiện vào khắp các đạo mà đoạn dứt các nhân duyên, thị hiện nơi Niết Bàn mà chẳng dứt sanh tử. Văn Thù! Bồ Tát hành nơi phi đạo như thế gọi là thông đạt Phật đạo.
Bấy giờ, Duy Ma Cật hỏi Văn Thù:
-Thế nào là hạt giống Như Lai?
Đáp:
-Có thân là hạt giống Như Lai. Vô minh có ái là giống, tham sân si là giống, tứ điên đảo là giống, ngũ cái (ngũ dục) là giống, lục nhập là giống, thất thức xứ là giống, bát tà pháp là giống, cửu năo là giống, thập bất thiện đạo ... là giống. Nói tóm lại, sáu mươi hai kiến chấp vá tất cả phiến năo đều là hạt giống Phật.
Hỏi:
-Tại sao?
Đáp:
-Nếu kẻ thấy vô vi vào chánh vị th́ chẳng thể c̣n phát Tâm Vô Thượng Bồ Đề nữa. Ví như chỗ g̣ cao chẳng thể sanh hoa sen, mà nơi bùn lầy ẩm thấp mới sanh hoa sen. Cũng thế, kẻ thấy pháp vô vi vào chánh vị th́ chẳng c̣n có thể sanh khởi Phật pháp, trong bùn lầy phiền năo mới có chúng sanh sanh khởi Phật pháp thôi. Như gieo giống nơi hư không th́ chẳng thể sanh khởi, ở đất phân bùn mới tốt tươi được. Cũng thế, kẻ vào vô vi chánh vị chẳng sanh khởi Phật pháp, kẻ có ngă kiến như núi Tu Di c̣n có thể phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, sanh khởi Phật pháp. Nên biết tất cả phiền năo là hạt giống Như Lai, ví như chẳng xuống biển cả th́ chẳng được bữu châu vô giá. Cũng thế, chẳng vào biển phiền năo th́ chẳng thể đắc ngọc báu Nhất Thiết Trí vậy.
Lúc ấy Đại Ca Diếp tán thán rằng:
-Lành thay! Lành thay! Văn Thù! Lời này rất đúng. Thật như lời ông nói, bọn trần lao mới là hạt giống của Như Lai, nay chúng tôi chẳng c̣n có thể phát tâm Vô Thượng Bồ Đề. Người mang tội ngũ vô gián c̣n có thể phát tâm sanh nơi Phật pháp, mà chúng tôi đây trọn chẳng thể phát, ví như những người ngũ căn đă hư, đối với ngũ dục chẳng c̣n cảm xúc. Cũng thế, hàng Thanh Văn đă dứt phiền năo trói buộc, xem Phật pháp chẳng c̣n ích lợi ǵ nên chẳng phát nguyện nữa.
Cho nên, Văn Thù! Phàm phu ở nơi Phật pháp có biến chuyển mà Thanh Văn th́ không. Tại sao? Phàm phu nghe Phật pháp dược sanh khởi đạo tâm vô thượng, chẳng dứt hạt giống Tam Bảo. Dẫu cho Thanh Văn suốt đời nghe Phật pháp và được sức vô úy v.v... chung qui chẳng thể phát đạo tâm vô thượng.
Khi ấy, trong Hội có vị Bồ Tát tên Phổ Hiện Sắc Thân hỏi Duy Ma Cật rằng:
-Cha mẹ, vợ con, thân nhân, quyến thuộc, thầy tṛ, tri thức của cư sĩ mỗi mỗi là ai? Tỳ nữ, tôi tớ, voi ngựa, xe cộ nay ở nơi nào?
Duy Ma Cật dùng bài kệ đáp rằng:
TRÍ là mẹ Bồ Tát,
PHƯƠNG TIỆN gọi là cha,
Đạo sư tất cả chúng,
Đều từ đó sinh ra.
PHÁP HỈ chính là vợ,
TÂM TỪ BI là gái,
TÂM THÀNH THẬT là trai,
KHÔNG TỊCH là nhà cửa.
TRẦN LAO là đệ tử,
Tùy ư để giáo hóa,
Đạo phẩm thiện tri thức.
Do đó thành chánh giác.
PHÁP LỤC ĐỘ là bạn,
TỨ NHIẾP là ca nữ,
Xướng ngâm tụng lời pháp,
Lấy đó làm âm nhạc.
TỔNG TR̀ là vườn bông,
VÔ LẬU là rừng cây,
GIÁC TÂM là diệu hoa,
Giải thoát trí huệ quả.
BÁT GIẢI là ao tắm,
Nước Định lặng trong đầy.
Bảy thứ hoa trong sạch,
Để tắm người không nhơ.
Ngũ thông voi ngựa chạy,
ĐẠI THỪA là xe cộ,
NHẤT TÂM là phu xe,
Dạo nơi BÁT CHÁNH ĐẠO.
Tướng tốt để nghiêm thân,
Và trang điểm dung mạo,
HỔ THẸN làm quần áo,
THÂM TÂM làm tràng hoa,
Giàu sang đầy thất bửu.
Giáo thọ sanh lợi tức,
Tu hành theo sở thuyết,
Hồi hướng là lợi lớn.
TỨ THIỀN làm sàng tọa,
Từ nơi Tịnh mạng sanh.
Đa văn thêm trí huệ.
Ấy là tiếng tự giác.
Món ăn: Pháp cam lồ,
Nước uống: vị giải thoát,
Tắm rửa là TỊNH TÂM,
HƯƠNG HOA là GIỚI PHẨM,
Trừ dẹp phiền năo tặc,
Dũng cảm chẳng ai bằng.
Hàng phục bốn thứ ma,
Phướn thắng dựng đạo tràng, (1)
Dù biết chẳng sanh diệt,
Phương tiện hiện có sanh.
Hiện khắp các quốc độ,
Như mặt trời soi khắp.
Cúng dường khắp mười phương,
Vô lượng ức Như Lai,
Chư Phật và thân ḿnh,
Chẳng có phân biệt tưởng.
Ghi chú:
Phướn thắng: Ở Ấn Độ, hễ biện luận Phật pháp được thắng lợi th́ dựng lập phướng thắng. Ở nơi đạo tràng hàng ma cũng dựng lập phướng thắng để tỏ sự thắng lợi.
Dù biết các cơi Phật,
Và chúng sanh tánh không,
Mà thường tu tịnh độ.
Giáo hóa khắp mỗi loài,
Bồ Tát vô úy lực,
Oai nghi và sắc thinh,
Cùng hiện trong nhất thời.
Biết rơ việc ma chúng,
Mà theo hành của họ.
Khéo dùng trí phương tiện,
Mà tùy ư thị hiện.
Hoặc hiện già, bệnh, chết,
Thành tựu cho chúng sanh.
Liễu tri như huyễn hóa,
Thông đạt chẳng chướng ngại.
Hiện kiếp hỏa cháy tan,
Trời đất đều trống rỗng,
Nếu chúng sanh chấp thường,
Th́ cho biết vô thường.
Vô số ức chúng sanh.
Cùng nhau thỉnh Bồ Tát,
Nhất thời đến nhà họ,
Dạy cho hướng đạo Phật,
Phép chú và kinh sách,
Với công thương - kỹ nghệ,
Đều hiện làm việc này.
Lợi ích cho chúng sanh,
Các đạo pháp thế gian,
Thảy xuất gia trong đó,
Được giải mê cho người,
Mà chẳng đọa tà kiến.
Hoặc làm Nhựt nguyệt thiên,
Phạm Vương chúa thế giới,
Hoặc địa thủy hỏa phong,
Hoặc gặp có bệnh dịch,
Hiện làm các dược thảo,
Người được uống thuốc đó,
Bệnh trừ, độc cũng tiêu.
Trong đời có đói khát,
Hiện làm đ̣ ăn uống,
Trước cứu đói khát họ,
Sau giảng dạy Phật pháp.
Trong đời có chiến tranh,
Khiến khởi tâm từ bi,
Hóa độ những chúng sanh,
Trụ nơi đất vô tranh.
Hai trận đang đánh nhau,
Mà giúp bên sức yếu,
Hiện oai thế Bồ Tát,
Hàng phục khiến giải ḥa.
Trong tất cả quốc độ,
Chỗ nào có địa ngục,
Th́ đi đến nơi đó,
Cứu vớt khổ năo họ,
Trong tất cả quốc độ,
Súc sinh ăn nuốt nhau,
Thị hiện sanh nơi đó,
Giải oán thù cho họ.
Dù thọ nơi ngũ dục,
Mà cũng hiện tu thiền,
Khiến tâm ma rối loạn,
Chẳng có dịp khuấy phá,
Trong lửa sanh hoa sen,
Ấy là việc hy hữu.
Thọ dục mà thành Thiền,
Hy hữu cũng như thế.
Hoặc hiện làm dâm nữ,
Dụ kẻ mê sắc đẹp,
Trước dùng dục lôi kéo,
Sau khiến vào trí Phật.
Hoặc làm chủ trong ấp,
Hoặc làm thầy khách buôn,
Quốc sư và đại thần,
Để lợi ích chúng sanh.
Chỗ nào có kẻ nghèo,
Hiện làm kho vô tận,
Nhân đó khuyên dạy họ,
Khiến phát Bồ Đề Tâm.
Gặp kiêu căng ngă mạn,
Th́ hiện làm lực sĩ,
Để hàng phục cống cao,
Khiến trụ vô thượng đạo.
Những người hay sợ sệt,
Trước thí pháp vô úy,
Sau khiến phát đạo tâm,
Cho họ được an ủi.
Hoặc hiện ĺa dâm dục,
Mà làm tiên ngũ thông,
Dẫn dắt cho chúng sanh,
Khiến trụ giới nhẫn từ.
Thấy người cần hầu hạ,
Hiện làm kẻ tôi tớ,
Cho họ được vui ḷng,
Nhân đó phát đạo tâm.
Khéo dùng sức phương tiện,
Tùy theo nhu cầu họ,
Để giúp cho đầy đủ,
Để được vào Phật đạo.
Đạo pháp nhiều vô lượng,
Sở hành chẳng bờ bến,
Trí huệ lớn vô biên,
Độ thoát vô số chúng.
Giả sử tất cả Phật,
Nơi vô số ức kiếp,
Tán thán công đức ấy,
Cũng chẳng thể hết được,
Ai nghe pháp như thế,
Chẳng phát Bồ Đề Tâm!
Trừ Xiển Đề chẳng tin,
Và ngu si vô trí.
Phẩm Nhập Pháp Môn Bất Nhị
Thứ Chín
Bấy giờ, Duy Ma Cật bảo các Bồ Tát rằng:
-Các nhơn giả! Bồ Tát làm sao nhập pháp môn bất nhị? Hăy tùy sở ngộ của ḿnh mà nói ra.
Trong hội có Bồ Tát tên là Pháp Tự Tại nói:
-Các nhơn giả! Sanh diệt là nhị. Pháp vốn chẳng sanh, nay cũng chẳng diệt. Đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn này, gọi là nhập pháp môn bất nhị.
Đức Thủ Bồ Tát rằng:
-Ngă với sở là nhị. V́ có ngă mới có sở. Nếu chẳng có ngă th́ chẳng ngă sở. Ấy là nhập pháp môn bất nhị.
Bất Thuấn Bồ Tát rằng:
-Thọ với chẳng thọ là nhị. Nếu pháp chẳng thọ th́ bất khả đắc, v́ bất khả đắc nên vô thủ xả, vô tác, vô hành. Ấy là nhập pháp môn bất nhị.
Đức Đảnh Bồ Tát rằng:
-Cấu với tịnh là nhị. Nếu thấy thật tánh của cấu, th́ tướng chẳng tịnh, cũng là thuận theo tướng diệt. Ấy là nhập pháp môn bất nhị.
Thiện Túc Bồ Tát rằng:
-Động với niệm là nhị. Bất động th́ vô niệm, vô niệm th́ chẳng phân biệt. Thông đạt lư này là nhập pháp môn bất nhị.
Thiên Nhăn Bồ Tát rằng:
-Nhất tướng vô tướng là nhị. Nếu biết nhất tướng tức là vô tướng, cũng chẳng chấp vô tướng, vào nơi b́nh đẳng. Ấy là nhập pháp môn bất nhị.
Diệu Tư Bồ Tát rằng:
-Tâm Bồ Tát, tâm Thanh Văn là nhị. Kẻ quán tâm tướng vốn không, như huyễn hóa, th́ chẳng có tâm Bồ Tát, tâm Thanh Văn. Ấy là nhập pháp môn bất nhị.
Phất Sa Bồ Tát rằng:
-Thiện với bất thiện là nhị. Nếu chẳng khởi thiện, bất thiện th́ vào nơi vô tướng. Kẻ thông đạt lư này là nhập pháp môn bất nhị.
Sư Tử Bồ Tát rằng:
-Tội với phước là nhị. Nếu thông đạt tánh tội, th́ với tánh phước chẳng khác. Kẻ dùng trí huệ Kim Cang thấu liễu tướng này vốn chẳng trói mở. Ấy là nhập pháp môn bất nhị.
Sư Tủ Ư Bồ Tát rằng:
-Hữu lậu vô lậu là nhị. Nếu chứng được các pháp b́nh đẳng th́ chẳng khởi niệm lậu và vô lậu, chẳng chấp nơi tướng, cũng chẳng trụ nơi vô tướng. Ấy là nhập pháp môn bất nhị.
Tịnh Giải Bồ Tát rằng:
-Hữu vi vô vi là nhị. Nếu ĺa tất cả số lượng, tâm như hư không, th́ trí hụệ trong sạch, chẳng có chướng ngại. Ấy là nhập pháp môn bất nhị.
Na La Diên Bồ Tát rằng:
-Thế gian xuất thế gian là nhị. Thế gian tánh không tức là xuất thế gian, ở trong đó chẳng nhập chẳng xuất, chẳng trào chẳng tan. Ấy là nhập pháp môn bất nhị.
Thiện Ư Bồ Tát rằng:
-Sanh Tử Niết Bàn là nhị. Nếu thấy tánh sanh tử th́ chẳng có sanh tử, chẳng trói chẳng mở. Vậy chẳng sanh tử cũng chẳng Niết Bàn. Kẻ hiểu như thế là nhập pháp môn bất nhị.
Hiện Kiến Bồ Tát rằng:
-Tận với bất tận là nhị. Pháp nếu cứu cánh, th́ tận và bất tận đều là tướng vô tận. Tướng vô tận tức là không. Không th́ chẳng có tướng tận và bất tận. Ngộ nhập như thế, là nhập pháp môn bất nhị.
Phổ Thủ Bồ Tát rằng:
-Ngă với vô ngă là nhị. Ngă c̣n bất khả đắc, phi ngă làm sao đắc. Kẻ thấy thật tánh của ngă th́ chẳng khởi nhị pháp. Ấy là nhập pháp môn bất nhị.
Điện Thiên Bồ Tát rằng:
-Minh với vô minh là nhị. Thật tánh của vô minh tức là minh. Minh cũng bất khả đắc, ĺa tất cả số lượng. Ở trong đó b́nh đẳng chẳng khác. Ấy là nhập pháp môn bất nhị.
Hỷ Kiến Bồ Tát rằng:
-Sắc với không là nhị. Sắc tức là không. Chẳng phải sắc diệt rồi mới không. Tánh sắc tự không. Thọ, tưởng, hành, thức cũng thế. Ngũ uẩn với không là nhị. Ngũ uẩn tức là không. Chẳng phải ngũ uẩn diệt rồi mới không. Tánh ngũ uẩn tự không. Thấu đạt lư này là nhập pháp môn bất nhị.
Minh Tướng Bồ Tát rằng:
-Tứ đại khác với không đại là nhị. Tánh tứ đại tức là tánh không đại. Như quá kứ, vị lai tánh không, th́ hiện tại cũng không. Nếu biết thật tánh chư đại như thế, là nhập pháp môn bất nhị.
Diệu Ư Bồ Tát rằng:
-Nhăn với sắc là nhị. Nếu ngộ biết tánh nhăn, nơi sắc chẳng khởi tham sân si gọi là tịch diệt. Cũng thế, nhĩ - thanh, tỷ - hương, thiệt - vị, thân - xúc, ư - pháp là nhị. Nếu ngộ biết tánh lục căn, nơi lục trần chẳng khởi tham sân si gọi là tịch diệt. An trụ trong đó là nhập pháp môn bất nhị.
Vô Tận Ư Bồ Tát rằng:
-Bố thí với hồi hướng nhất thiết trí là nhị. Tánh bố thí tức là tánh hồi hướng nhất thiết trí. Cũng thế, tŕ giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định, trí huệ với hồi hướng nhất thiết trí là nhị. Tánh của sáu Ba La Mật tức là tánh hồi hướng nhất thiết trí. Kẻ ở trong đó ngộ nhập nhất tướng là nhập pháp môn bất nhị.
Thâm Huệ Bồ Tát rằng:
-Không với Vô tướng, Vô tác là nhị. Không tức vô tướng, vô tướng tức vô tác. Ba cửa giải thoát này: không với vô tướng, vô tác nghĩa là vô tâm, ư, thức. Một cửa giải thoát tức ba cửa giải thoát. Ấy là nhập pháp môn bất nhị.
Tịch Căn Bồ Tát rằng:
-Phật Pháp Tăng là nhị. Phật tức Pháp, Pháp tức Tăng. Tam bảo đều là tướng vô vi, bằng như hư không. Tất cả pháp cũng thế. Kẻ hành theo pháp này là nhập pháp môn bất nhị.
Tâm Vô Ngại Bồ Tát rằng:
-Thân với thân diệt là nhị. Thân tức là thân diệt. Tại sao? Kẻ thấy thật tướng của thân th́ chẳng thấy có thân và thân diệt. Thân và thân diệt chẳng hai chẳng khác. Đối với pháp chẳng khác này chẳng khiếp sợ. Ấy là nhập pháp môn bất nhị.
Thượng Thiện Bồ Tát rằng:
-Thân khẩu ư nghiệp là nhị. Tam nghiệp ấy đều là tướng vô tác. Vậy thân vô tác, tức khẩu vô tác. Khẩu vô tác, tức ư vô tác. Tướng vô tác của tam nghiệp này là tướng vô tác của tất cả pháp. Kẻ có trí huệ tùy thuận tướng vô tác như thế, là nhập pháp môn bất nhị.
Phước Điền Bồ Tát rằng:
-Phước hạnh, tội hạnh, bất động hạnh là nhị. Thật tánh của ba hạnh tức là tánh không. Tánh không th́ chẳng phước hạnh, tội hạnh và bất động hạnh. Vậy, chẳng sanh khởi ba hạnh là nhập pháp môn bất nhị.
Hoa Nghiêm Bồ Tát rằng:
-Do ngă khởi nhị là nhị. Kẻ thấy được thật tướng của ngă th́ chẳng khởi nhị pháp. Chẳng trụ nơi nhị pháp th́ chẳng có năng biết và sở biết. Ấy là nhập pháp môn bất nhị.
Đức Tạng Bồ Tát rằng:
-Có tướng sở đắc là nhị. Nếu vô sở đắc th́ chẳng thủ xả, cũng chẳng kẻ thủ xả. Ấy là nhập pháp môn bất nhị.
Nguyệt Thượng Bồ Tát rằng:
-Tối với sáng là nhị. Chẳng tối chẳng sáng th́ chẳng có nhị. Tại sao? Như nhập định Diệt Thọ Tưởng th́ chẳng có tối sáng. Tất cả pháp tướng cũng thế. Kẻ nhập nơi b́nh đẳng là nhập pháp môn bất nhị.
Bảo Ấn Thủ Bồ Tát rằng:
-Ưa Niết Bàn, chán thế gian là nhị. Nếu chẳng ưa Niết Bàn, chẳng chán thế gian th́ chẳng có nhị. Tại sao? Hễ có trói mới có mở. Nếu vố chẳng trói th́ ai cần mở? chẳng trói chẳng mở, th́ chẳng ưa chẳng chán. Ấy là nhập pháp môn bất nhị.
Châu Đảnh Vương Bồ Tát rằng:
-Chánh đạo tà đạo là nhị. Kẻ trụ nơi chánh đạo th́ chẳng nên phân biệt tà chánh. Ĺa hai thứ này là nhập pháp môn bất nhị.
Lạc Thập Bồ Tát rằng:
-Thật với chẳng thật là nhị. Kẻ thấy thật tướng c̣n chẳng thấy có thật, huống là chẳng thật. Tại sao? Thật tường chẳng phải là sở thấy của nhục nhăn, có huệ nhăn mới thấy được. Mà huệ nhăn này th́ chẳng có thấy với chẳng thấy. Ấy là nhập pháp môn bất nhị.
Các Bồ Tát mỗi mỗi đă nói xong như trên, rồi hỏi Văn Thù: Thế nào là nhập pháp môn bất nhị của Bồ Tát?
Văn Thù đáp:
-Theo ư tôi, nơi tất cả pháp vô ngôn vô thuyết, vô thị vô thức, ĺa nơi vấn đáp. Ấy là nhập pháp môn bất nhị.
Khi đó Văn Thù hỏi Duy Ma Cật rằng:
-Chúng tôi mỗi mỗi đă tự nói xong. Nay đến lượt Nhơn giả nói: "Thế nào là nhập pháp môn bất nhị của Bồ Tát?"
Duy Ma Cật im lặng. Văn Thù tán thán rằng:
-Lành thay! Lành thay! Cho đến chẳng có văn tự, lời nói mới là chơn nhập pháp môn bất nhị.
Khi thuyết phẩm này rồi, ở trong chúng có năm ngàn vị Bồ Tát đều nhập pháp môn bất nhị, đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn.
Phẩm Hương Tích Phật
Thứ Mười
Bấy giờ, Xá Lợi Phất nghĩ rằng:
-Sắp đến giờ ăn. Các Bồ Tát sẽ thọ thực ở đâu? Duy Ma Cật biết ư, nên nói rằng:
-Phật thuyết bát giải thoát. Nhơn giả đă thọ hành. Há có xen cái tâm muốn ăn mà nghe pháp ư! Nếu muốn ăn, hăy đợi giây lát, tôi sẽ cho ông được bữa ăn chưa từng có. Duy Ma Cật liền nhập chánh định. Dùng sức thần thông thị hiện cho đại chúng thấy cơi phương trên, cách bốn mươi hai hằng sa quốc độ, có Phật Hương Tích hiện ở cơi Chúng Hương. Mùi hương cơi ấy bậc nhất, siêu việt mùi hương trời người của các cơi Phật mười phương. Cơi ấy chẳng có tên gọi nhị thừa. Chỉ có chúng đại Bồ Tát trong sạch, đang nghe Phật thuyết pháp. Sự vật trong đó, tất cả đều dùng hương làm thành. Lầu các, vườn tược cho đến đất kinh hành đều có mùi hương. Mùi hương của cơm lan tràn khắp mười phương thế giới. Lúc ấy, Phật cùng các Bồ Tát đang ngồi ăn. Có các thiên tử cùng một danh hiệu gọi là Hương Nghiêm, đều phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, cúng dường Phật và các Bồ Tát. Đại chúng nơi cơi này đều thấy rơ cả.
Duy Ma Cật hỏi các Bồ Tát rằng:
-Các nhơn giả! Vị nào có thể đến thỉnh cơm của Đức Phật ấy? Do sức oai thần của Văn Thù, nên cả chúng đều im lặng.
Duy Ma Cật nói:
-Này các nhơn giả! Chẳng tự hổ thẹn sao?
Văn Thù nói:
-Như lời Phật dạy, chớ khinh sơ học.
Khi đó, Duy Ma Cật chẳng rời chỗ ngồi. Trước mặt đại chúng hóa ra vị Bồ Tát tướng tốt rực rỡ, oai đức thù thắng hơn cả chúng trong hội, mà bảo rằng:
-Ông hăy đến cơi Phật Chúng Hương, bạch như lời tôi đây:
"Duy Ma Cật đảnh lễ dưới chân Thế Tôn, và vô cùng cung kính tỏ lời hỏi thăm sự ăn ở hằng ngày, ít bệnh, ít phiền năo, khỏe mạnh chăng? Mong được cơm thừa của Phật, đem về cơi Ta Bà thí làm Phật sự. Khiến kẻ ưa pháp tiểu thừa được vào đại thừa. Cũng khiến cho tiếng tăm của Như Lai ai cũng được nghe."
Khi ấy, đại chúng trong hội đều thấy hóa thân Bồ Tát bay lên phương trên, đến cơi Chúng Hương đảnh lễ chân Phật và lập lại lời Duy Ma Cật như trên. Các đại sĩ cơi ấy thấy hóa thân Bồ Tát, tán thán việc chưa từng có, liền hỏi Phật:
-Thượng nhơn này từ đâu đến? Cơi Ta Bà ở chỗ nào? Thế nào gọi là kẻ ưa pháp tiểu thừa?
Phật bảo:
-Nơi phương dưới cách bốn mươi hai hằng sa cơi Phật, có thế giới Ta Bà là ngũ trược ác thế. Hiện có Phật Thích Ca, đang v́ những chúng sanh ưa pháp tiểu thừa, diễn giảng Phật pháp. Ở đó, có vị Bồ Tát tên là Duy Ma Cật, trụ nơi giải thoát bất khả tư ngh́. V́ thuyết pháp cho các Bồ Tát, nên sai hóa thân đến khen ngợi danh hiệu ta, và tán thán quốc độ này, khiến các Bồ Tát ấy tăng thêm công đức.
Các Bồ Tát hỏi:
-Vị đó như thế nào, sao có sức công đức vô úy hóa ra Bồ Tát thần túc như thế?
Phật bảo:
-Thần lực của Duy Ma Cật rất lớn. Thường sai hóa thân đến khắp cơi mười phương thí làm Phật sự để lợi ích chúng sanh.
Tức th́ Hương Tích Như Lai dùng bát Chúng Hương đựng đầy cơm hương trao cho hóa thân Bồ Tát.
Khi ấy, chín triệu Bồ Tát kia đều nói:
-Chúng con muốn đến cơi Ta Bà cúng dường Phật Thích Ca và muốn gặp Duy Ma Cật với các Bồ Tát cơi ấy.
Phật bảo:
-Được thôi! Nhưng phải thu nhiếp mùi hương của các ngươi. Chớ khiến chúng sanh cơi kia khởi ḷng mê đắm. Lại nữa, hăy bỏ h́nh dạng của các ngươi. Chớ khiến những người cầu Bồ Tát thừa cơi kia sanh ḷng hổ thẹn. Và các ngươi đối với cơi ấy chớ khởi tâm khinh chê mà tự chướng ngại. Tại sao? Mười phương quốc độ đều như hư không. Chư Phật v́ muốn hóa độ những kẻ ưa pháp tiểu thừa, nên chẳng hiện cơi thanh tịnh ấy thôi.
Khi hóa thân Bồ Tát thọ lănh bát cơm xong, cùng với chín triệu Bồ Tát thừa oai thần Phật và thần lực của Duy Ma Cật, ở nơi cơi ấy bỗng nhiên biến mất, chốc lát đến nhà Duy Ma Cật. Lúc đó, Duy Ma Cật liền hóa ra chín triệu ṭa sư tử tốt đẹp như trước, các Bồ Tát đều an tọa.
Hóa thân Bồ Tát đưa bát cơm hương cho Duy Ma Cật. Mùi hương của cơm tỏa khắp thành Tỳ Da Ly và đại thiên thế giới. Các Bà La Môn và cư sĩ trong thành Tỳ Da Ly ngửi được mùi hương, thân tâm khoan khoái, tán thán việc chưa từng có.
Trưởng giả Nguyệt Cái cùng với tám mươi bốn ngàn người đến nhà Duy Ma Cật, thấy trong pḥng đông đảo các Bồ Tát và những ṭa sư tử cao rộng trang nghiêm, đều rất vui mừng, đảnh lễ các Bồ Tát và đại đệ tử rồi đứng qua một bên.
Các địa thần, hư không thần và chư thiên cơi dục giới, sắc giới ngửi được mùi hương cũng đều đến nhà Duy Ma Cật.
Bấy giờ, Duy Ma Cật bảo Xá Lợi Phất và các vị đại Thanh Văn rằng:
-Các nhơn giả cứ tùy ư dùng cơm cam lồ của Như Lai, v́ cơm nầy do đại bi sở huân, nếu có ư hạn lượng mà ăn th́ chẳng thể tiêu.
Có hàng Thanh Văn lại nghĩ rằng:
-Cơm này ít thế làm sao đủ cho đại chúng ăn?
Hóa thân Bồ Tát rằng:
-Chớ dùng tiểu đức, tiểu trí của Thanh Văn mà đo lường vô lượng phước huệ của Như Lai. Nước bốn biển có thể hết, chứ cơm này th́ vô tận. Dẫu cho tất cả mọi người đều ăn từng nắm cơm to bằng núi Tu Di, ăn măi cho đến một kiếp cũng chẳng thể hết. Tại sao? V́ cơm dư của Người đầy đủ các công đức như vô tận giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến v.v... th́ ăn măi cũng không thể hết được.
V́ thế, một bát cơm cho tất cả chúng trong hội ăn đều no đủ, mà cơm vẫn c̣n dư. Các Bồ Tát, Thanh Văn, Trời người ăn cơm này rồi, thân thể an vui giống như các Bồ Tát ở cơi Nhất Thiết Lạc Trang Nghiêm, và từ lỗ chân lông phát ra mùi hương cũng như cây hương của cơi Phật Chúng Hương vậy.
Bấy giờ, Duy Ma Cật hỏi các Bồ Tát cơi Chúng Hương rằng:
-Hương Tích Như Lai lấy ǵ để thuyết pháp?
Các Bồ Tát đáp:
-Đức Như Lai cơi chúng tôi chẳng dùng lời nói, văn tự. Chỉ dùng Chúng Hương khiến các Trời người được vào luật hạnh. Bồ Tát mỗi mỗi ngồi dưới gốc cây hương, ngửi được mùi diệu hương ấy liền đắc Nhất Thiết Đức Tạng Tam Muội. Kẻ đắc Tam muội này đều đầy đủ tất cả công đức của Bồ Tát.
Các Bồ Tát ấy hỏi Duy Ma Cật rằng:
-Phật Thích Ca ở đây lấy ǵ để thuyết pháp?
Duy Ma Cật nói:
-Chúng sanh cơi này cang cường khó dạy, nên Phật thuyết pháp những lời cang cường để điều phục họ. Nào là địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, là chỗ tai nạn, là nơi sanh của kẻ ngu. Hễ thân khẩu ư hành việc tà, th́ bị quả báo hành việc tà của thân khẩu ư. Tạo mười ác nghiệp th́ bị quả báo của mười thứ ác nghiệp. Hành sáu pháp bất thiện như bỏn xẻn, phá giới, sân hận, giăi đăi, loạn ư, ngu si th́ bị quả báo của sáu pháp bất thiện (Bồ Tát có sáu Ba La Mật để đối trị). Cho đến các việc kiết giới, tŕ giới, phạm giới, nên làm hay chẳng nên làm, chướng ngại hay chẳng chướng ngại, đắc tội hay ĺa tội, tịnh hay cấu, hữu lậu hay vô lậu, chánh đạo hay tà đạo, hữu vi hay vô vi, thế gian hay Niết Bàn v.v... V́ những người khó dạy tâm như khỉ vượn, nên dùng đủ thứ pháp kềm chế tâm họ mới có thể điều phục. Ví như voi ngựa chứng điều phục không được, phải đánh đập dữ tợn cho đến thấu xương rồi mới điều phục được. Cũng thế, chúng sanh cang cường khó dạy, phải dùng những lời đau khổ thiết tha mới khiến được họ đi vào luật hạnh.
Các Bồ Tát cơi kia nghe rồi đều nói:
-Thật chưa từng có! Như Phật Thích Ca ẩn náu sức vô lượng tự tại của ḿnh, mà tùy theo sở thích của kẻ nghèo nàn, độ thoát chúng sanh. Các Bồ Tát cũng chịu khổ nhọc, nhún nhường dùng vô lượng đại bi sanh vào cơi Phật này.
Duy Ma Cật nói:
-Bồ Tát cơi này đối với chúng sanh, ḷng đại bi kiên cố như lời các ông nói. Hạnh lợi ích chúng sanh trong một đời, nhiều hơn cơi khác trăm ngh́n kiếp. Tại sao? V́ cơi Ta Bà này có mười pháp lành mà các cơi Tịnh độ khác không có. Thế nào là mười pháp lành? Ấy là:
1) Dùng Bố Thí để nhiếp độ nghèo nàn.
2) Dùng Tịnh Giới nhiếp độ phá giới.
3) Dùng Nhẫn Nhục nhiếp sân hận.
4) Dùng Tinh Tấn nhiếp giăi đăi.
5) Dùng Thiền Định nhiếp loạn ư.
6) Dùng Trí Huệ nhiếp ngu si.
7) Dùng Thuyết Pháp trừ nạn để độ bát nạn.
8) Dùng pháp Đại Thừa để độ kẻ ưa pháp tiểu thừa.
9) Dùng Thiện Căn để cứu giúp kẻ vô đức.
10) Thường dùng Tứ Nhiếp Pháp để thành tựu cho chúng sanh. Gọi là mười pháp lành.
Các Bồ Tát cơi kia hỏi:
-Bồ Tát nơi thế giới này thành tựu mấy pháp, th́ được sanh vào nơi Tịnh độ mà hạnh chẳng tỳ vết?
Duy Ma Cật đáp:
-Bồ Tát thành tựu tám pháp th́ được sanh nơi Tịnh độ mà hạnh chẳng tỳ vết. Tám pháp ấy là:
1) Lợi ích chúng sanh mà chẳng mong phước báo.
2) Thay cho chúng sanh chịu mọi khổ năo. Được tất cả công đức, rồi bố thí lại hết.
3) Dùng tâm khiêm nhường. Đối với chúng sanh b́nh đẳng vô ngại, xem các Bồ Tát cũng như Phật.
4) Những Kinh chưa từng nghe, nghe rồi chẳng nghi.
5) Cùng với hàng Thanh Văn mà chẳng trái nhau.
6) Chẳng đố kỵ sự cúng dường của người. Chẳng khoe khoang lợi lộc của ḿnh. Do đó mà tự điều phục tâm.
7) Thường xét lỗi ḿnh, chẳng nói lỗi người.
8) Thường nhất tâm cầu các công đức.
* Khi Duy Ma Cật cùng Văn Thù thuyết pháp này rồi, trong chúng có trăm ngàn trời người đều phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, mười ngàn Bồ Tát đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn.
Phẩm Hạnh Bồ Tát
Thứ Mười Một
Khi đó, Phật đang thuyết pháp nơi vườn Am La Thọ, vườn ấy bỗng nhiên rộng răi trang nghiêm. Cả chúng trong hội đều hiện sắc vàng. A Nan bạch Phật rằng:
-Thế Tôn! Do nhân duyên ǵ mà có điềm lành ứng hiện như thế?
Phật bảo A Nan:
-Ấy là Duy Ma Cật và Văn Thù cùng đại chúng cung kính vây quanh, khởi ư muốn đến, nên báo hiệu điềm lành trước.
Lúc ấy Duy Ma Cật nói với Văn Thù rằng:
-Hăy cùng đi gặp Phật để các Bồ Tát được cúng dường lễ bái thỉnh pháp.
Văn Thù nói:
-Lành thay! Nay chính là lúc nên đi.
Duy Ma Cật liền dùng thần lực đem cả chúng cùng ṭa sư tử để trên bàn tay phải, đến nơi Phật ở, rồi để xuống đất, đảnh lễ chân Phật, đi nhiễu theo hướng tay phải bảy ṿng, nhất tâm hiệp chưởng đứng sang một bên. Các Bồ Tát, đại đệ tử và Thích Phạm Tứ Thiên Vương v.v... Cả thảy liền xuống ṭa, đảnh lễ chân Phật, cũng đi quanh bảy ṿng rồi đứng sang một bên.
Bấy giờ, Thế Tôn y theo lễ thường, hỏi thăm các Bồ Tát xong, bảo ngồi lại chỗ cũ. Cả chúng đều vâng lời. Khi đại chúng an tọa, Phật bảo Xá Lợi Phất:
-Ngươi có thấy thần lực tự tại của Bồ Tát đại sĩ làm đó chăng?
-Vâng! Con đă thấy.
-Ư ngươi thế nào?
-Bạch Thế Tôn! Con thấy những việc làm ấy bất khả tư ngh́. Chẳng phải ư thức suy nghĩ có thể làm được.
Lúc ấy A Nan bạch Phật rằng:
-Thế Tôn! Nay con ngửi mùi hương xưa nay chưa từng có, là hương ǵ?
Phật bảo A Nan:
-Là mùi hương từ lỗ chân lông của Bồ Tát cơi kia.
Khi ấy, Xá Lợi Phất nói với A Nan rằng:
-Lỗ chân lông của chúng tôi cũng ra mùi hương này.
-Nan hỏi:
-Mùi hương này từ đâu đến?
Đáp:
-Đấy là trưởng giả Duy Ma Cật xin cơm thừa của Phật từ cơi Chúng Hương đem về. Đại chúng ăn nơi nhà Ngài, tất cả lỗ chân lông đều ra mùi huơng như thế.
Nan hỏi Duy Ma Cật:
-Mùi hương này giữ được bao lâu?
Đáp:
-Đến khi tiêu cơm.
Hỏi:
-Cơm này bao lâu mới tiêu?
Đáp:
-Thế lực của cơm này đến bảy ngày mới tiêu. Lại nữa, A Nan, nếu là Thanh Văn chưa vào chánh vị, ăn cơm này rồi, đến khi vào chánh vị mới tiêu. Người đă vào chánh vị, ăn cơm này rồi, đến khi tâm được giải thoát mới tiêu. Chưa phát tâm đại thừa, ăn cơm này rồi, đến khi phát tâm đại thừa cơm mới tiêu. Đă phát tâm đại thừa, ăn cơm này rồi, đến khi đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn mới tiêu. Đă đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn, ăn cơm này rồi, đến khi được một đời kế vị Phật mới tiêu. Ví như có thuốc gọi là Thượng Vị, kẻ uống thuốc này, những độc trong thân diệt hết rồi mới tiêu. Cơm này cũng thế, khi diệt hết tất cả độc phiền năo rồi mới tiêu.
A Nan bạch Phật rằng:
-Thế Tôn! Cơm hương này hay làm Phật sự như thế, thật chưa từng có.
Phật bảo:
-Đúng thế! Đúng thế! Đúng thế! A Nan. Có cơi Phật hoặc dùng ánh sáng của Phật mà làm Phật sự. Hoặc nhờ các Bồ Tát mà làm Phật sự. Hoặc dùng người huyễn của Phật hóa ra mà làm Phật sự. Hoặc dùng quần áo, ngọa cụ của Phật mà làm Phật sự. Hoặc dùng cây Bồ Đề mà làm Phật sự. Hoặc dùng cơm ăn mà làm Phật sự. Hoặc dùng vườn tược, lâu đài mà làm Phật sự. Hoặc dùng ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẽ đẹp mà làm Phật sự. Hoặc nhờ thân Phật mà làm Phật sự. Hoặc dùng hư không mà làm Phật sự. Như thế, tùy sự nhân duyên cảm ứng của mọi chúng sanh đều được vào luật hạnh.
Hoặc dùng các thí dụ như mộng huyễn, bóng vang, tượng trong gương, trăng dưới nước, dương diệm v.v... mà làm Phật sự. Hoặc có cơi Phật trong sạch tịch lặng, chẳng nói năng, chẳng khai thị, vô thức vô tác, vô vi mà làm Phật sự.
Như thế, A Nan! Oai nghi và cử chỉ của chư Phật, phàm tất cả việc làm đều là Phật sự. A Nan! V́ có bốn loại ma và tám mươi bốn ngàn cửa phiền năo khiến chúng sanh bị lao nhọc, nên chư Phật dùng những pháp này mà làm Phật sự. Ấy gọi là pháp môn Nhập Nhất Thiết Chư Phật. Bồ Tát nhập pháp môn này, thấy tất cả cơi Phật nghiêm tịnh chẳng cho là vui mừng, chẳng ham, chẳng khen. Thấy tất cả cơi Phật bất tịnh cũng chẳng lo buồn, chẳng ngại, chẳng chê. Đối với chư Phật sanh tâm trong sạch v́ sự hoan hỉ cung kính chưa từng có. Công đức b́nh đẳng của chư Phật, v́ giáo hóa chúng sanh nên thị hiện những cơi Phật như trên.
A Nan! Ngươi thấy quốc độ của chư Phật, đất đai có số lượng, chứ hư không th́ chẳng có số lượng. Cũng thế, sắc thân của chư Phật có số lượng, chứ trí huệ vô ngại th́ chẳng có số lượng. A Nan! Những sắc thân của chư Phật như oai tướng, chủng tánh, giới, định, huệ, giải thoát tri kiến, sức vô sở úy, pháp bất cộng, đại từ đại bi, oai nghi, sở hành và thọ mạng thuyết pháp giáo hóa thành tựu chúng sanh nghiêm tịnh cơi Phật, đầy đủ Phật pháp v.v... thảy đều chẳng khác. Nên gọi là Chánh Biến Tri, cũng gọi là Như Lai, cũng gọi là Đại Giác.
A Nan! Vô Thượng Bồ Đề của chư Phật, trí huệ biện tài bất khả tư ngh́ chẳng có hạn lượng. Nếu ta rộng thuyết nghĩa ba câu này, dù ngươi được thọ mạng bằng số kiếp cũng chẳng thể lănh thọ hết. Dẫu cho tất cả chúng sanh trong đại thiên thế giới đều được đa văn bậc nhất như A Nan, đắc niệm tổng tŕ, những người đó thọ mạng bằng số kiếp cũng chẳng lănh thọ hết.
A Nan bạch Phật rằng:
-Từ nay về sau, con chẳng dám tự cho là đa văn nữa.
Phật bảo A Nan:
-Chớ nên khởi tâm thối lui. Tại sao? Ta nói ngươi đa văn bậc nhất trong hàng Thanh Văn, chứ chẳng phải trong hàng Bồ Tát. Hăy thôi, A Nan! Người có trí chẳng nên so sánh với bậc Bồ Tát. Biển sâu, vực thẳm c̣n có thể đo lường, chứ thiền định, trí huệ, tổng tŕ biện tài, tất cả công đức của Bồ Tát th́ chẳng thể lường được. A Nan! Các ngươi hăy bỏ qua sở hành của Bồ Tát, sức thần thông biến hóa trong nhất thời của Duy Ma Cật, tất cả hàng nhị thừa dầu trăi qua trăm ngh́n kiếp tận sức biến hóa cũng chẳng làm được.
Bấy giờ, Bồ Tát cơi Chúng Hương chắp tay bạch Phật rằng:
-Thế Tôn! Chúng con khi mới thấy cơi này, sanh tâm cho là thấp kém, nay tự hối trách, ĺa bỏ tư tưởng ấy. Tại sao? Phương tiện của chư Phật bất khả tư ngh́. V́ độ chúng sanh mà tùy cơ ứng hiện cơi Phật chẳng đồng. Bạch Thế Tôn! Xin ban ít pháp cho chúng con, để khi trở về cơi kia được tưởng nhớ Như Lai.
Phật bảo các Bồ Tát:
-Có pháp môn Hữu tận, vô tận giải thoát các ngươi nên học.
Sao gọi là Hữu tận? Ấy là pháp Hữu vi.
Sao gọi là Vô tận? Ấy là pháp Vô vi.
Bồ Tát th́ chẳng tận hữu vi, chẳng trụ vô vi.
Thế nào là chẳng tận hữu vi?Ấy là chẳng ĺa đại từ, chẳng bỏ đại bi, thân tâm phát khởi nhất thiết trí mà chẳng tạm quên, giáo hóa chúng sanh mà chẳng nhàm chán. Thường tùy thuận nơi hạnh tứ nhiếp, hộ tŕ chánh pháp chẳng tiếc thân mạng, vun trồng thiện căn chẳng có nhàm mỏi, nguyện thường an trụ nơi phương tiện hồi hướng, cầu pháp chẳng giăi đăi, thuyết pháp chẳng bỏn xẻn, siêng năng cúng dường chư Phật, bào nơi sanh tử mà vô sở úy. Đối với những việc vinh nhục tâm chẳng buồn vui, kính người học như Phật mà chẳng khinh sơ học, khiến kẻ đọa nơi phiền năo phát khởi chánh niệm. Đối với sự xa ĺa lợi lạc chẳng cho là quư, chẳng thích vui của ḿnh, tùy hỉ vui của người. Nơi thiền định tưởng như địa ngục, nơi sanh tử tưởng như vườn hoa. Gặp kẻ cầu xin tưởng như bậc thầy. Xả bỏ tất cả tưởng như đầy đủ nhất thiết trí. Gặp kẻ phá giới khởi tâm cứu độ. Xem pháp Ba La Mật tưởng như cha mẹ ḿnh, xem pháp trợ đạo tưởng như quyến thuộc ḿnh. Phát khởi thiện căn chẳng có ngằn mé. Dùng những việc nghiêm tịnh của các cơi Phật để thành tựu cơi Phật ḿnh. Đầy đủ tướng tốt, pháp thí vô hạn, tịnh thân khẩu ư,trừ tất cả ác, đầy đủ trí dũng nên chẳng sợ sanh tử lâu dài. Nghe vô lượng công đức của Phật mà chí nguyện chẳng mỏi. Dùng gươm trí huệ phá giặc phiền năo. Ra vào sanh tử gánh vác chúng sanh khiến được giải thoát. Dùng đại tinh tấn hàng phục bọn ma. Thường cầu vô niệm trí huệ thật tướng. Hành thiểu dục tri túc mà chẳng bỏ pháp thế gian. Tùy thuận thế tục mà chẳng hoại oai nghi. Dùng thần thông trí huệ dẫn dắt chúng sanh. Đắc niệm tổng tŕ, việc nghe chẳng quên, khéo phân biệt căn cơ, đoạn dứt nghi hoặc của chúng sanh, dùng biện tài thuyết pháp, diễn thuyết vô ngại, hành nơi thập thiện, thọ phước trời người, tu tứ vô lượng, khuyến thỉnh thuyết pháp, mở đường Phạm Thiên. Tùy ư tán thán, đắc âm thanh Phật, thân khẩu ư thiện, đắc Phật oai nghi, thâm nhập thiện pháp, tăng hạnh thù thắng, dùng giáo pháp đại thừa thành tựu Bồ Tát tăng, tâm chẳng buông lung, việc thiện chẳng mất. Hành pháp như thế gọi là Bồ Tát chẳng tận hữu vi.
Thế nào là Bồ Tát chẳng trụ vô vi? Ấy là tu học quán không mà chẳng chứng pháp không. Tu học vô tướng vô tác mà chẳng chứng vô tướng vô tác. Quán vô khởi mà chẳng chứng vô khởi. Quán pháp vô thường mà chẳng chán pháp thiện. Quán thế gian khổ mà chẳng ghét sanh tử. Quán pháp vô ngă mà dạy người chẳng thôi. Quán pháp tịch diệt mà chẳng diệt hẳn. Quán pháp xa ĺa mà thân tâm tu thiện. Quán pháp chẳng chỗ về mà về nơi thiện pháp. Quán pháp vô sanh mà dùng pháp sanh gánh vác tất cả. Quán pháp vô lậu mà chẳng dứt tập lậu. Quán vô sở hành mà dùng pháp hành giáo hóa chúng sanh. Quán pháp hư vô mà chẳng bỏ đại bi. Quán ngôi pháp chánh mà chẳng theo tiểu thừa thủ chứng. Quán pháp hư vọng chẳng bền, vô nhân, vô chủ, vô tướng, v́ bổ nguyện chưa măn mà vẫn tu phước đức, thiền định. trí huệ. Tu pháp như thế gọi là Bồ Tát chẳng trụ vô vi.
Lại nữa, v́ sẵn đủ phước đức nên chẳng trụ vô vi, sẵn đủ trí huệ nên chẳng tận hữu vi. V́ đại từ đại bi nên chẳng trụ vô vi, v́ thỏa măn bản nguyện nên chẳng tận hữu vi. V́ thu tập pháp thuốc nên chẳng trụ vô vi, tùy bệnh cho thuốc nên chẳng tận hữu vi. Biết bệnh chúng sanh nên chẳng trụ vô vi, diệt bệnh chúng sanh nên chẳng tận hữu vi. Các Chánh sĩ! Bồ Tát tu theo pháp này th́ chẳng tận hữu vi, chẳng trụ vô vi. Ấy gọi là pháp môn Tận, Vô Tận Giải Thoát, các ngươi nên học.
Bấy giờ, những Bồ Tát cơi kia nghe được pháp này đều rất vui mừng, dùng diệu hoa đủ các màu sắc và mùi hương răi khắp cơi đại thiên thế giới, cúng dường Phật và kinh pháp này, cùng các Bồ Tát rồi đảnh lễ chân Phật, tán thán việc chưa từng có rằng Phật Thích Ca khéo hành phương tiện nơi cơi này.
Nói xong bỗng biến mất, trở về cơi Chúng Hương.
Phẩm Bất Động Như Lai
Thứ Mười Hai
Bấy giờ, Thế Tôn hỏi Duy Ma Cật rằng:
-Ngươi muốn gặp Như Lai, mà lấy ǵ để quán Như Lai?
Duy Ma Cật nói:
-Như quán thật tướng tự thân, quán Phật cũng vậy. Con quán Như Lai, việc trước chẳng đến, việc sau chẳng đi, nay cũng chẳng trụ. Chẳng quán sắc, chẳng quán sắc như (như tự tánh), chẳng quán sắc tánh. Cho đến thọ tưởng hành thức cũng chẳng quán theo như thế. Tứ đại chẳng khởi, đồng như hư không. Lục nhập vô tụ, siêu việt lục căn. Chẳng ở tam giới, tam cấu đă ĺa, tùy thuận ba cửa giải thoát. Tam minh đầy đủ bằng với vô minh. Chẳng nhất tướng, chẳng dị tướng, chẳng tự tướng, chẳng tha tướng, phi không tướng, phi chấp tướng. Chẳng bờ bên đây, chẳng bờ bên kia, chẳng giữa gịng mà giáo hóa chúng sanh.
Quán nơi tịch diệt mà chẳng diệt hẳn. Chẳng đây chẳng kia, chẳng nương đây mà đồng đây, chẳng nương kia mà đồng kia. Chẳng thể dùng trí hiểu, chẳng thể dùng thức biết. Chẳng tối chẳng sáng. Vô danh vô tướng. Chẳng mạnh chẳng yếu. Phi tịnh phi cấu. Chẳng tại phương chẳng ĺa phương, phi hữu vi phi vô vi, vô thị vô thuyết. Chẳng bố thí chẳng bỏn xẻn, chẳng tŕ giới chẳng phá giới, chẳng nhẫn nhục chẳng sân hận, chẳng tinh tấn chẳng giăi đăi, chẳng định chẳng loạn, chẳng trí chẳng ngu, chẳng thật chẳng dối, chẳng khứ chẳng lai, chẳng xuất chẳng nhập, tất cả ngôn ngữ đoạn dứt. Phi phước điền phi chẳng phước điền, phi nên cúng dường phi chẳng nên cúng dường, phi thủ phi xả, phi hữu tướng phi vô tướng, đồng thật tế bằng pháp tánh, siêu việt số lượng chẳng thể đo lường. Phi đại phi tiểu, phi kiến văn giác tri, ĺa các trói buộc, đẳng trí huệ, đồng chúng sanh, nơi các pháp chẳng phân biệt, tất cả vô đắc vô thất, chẳng ô trược chẳng phiền năo, vô tác vô khởi, vô sanh vô diệt, chẳng sợ chẳng buồn, chẳng vui chẳng chán, chẳng đă có chẳng sẽ có, chẳng nay có. Chẳng thể dùng tất cả ngôn thuyết để tỏ bày. Thế Tôn! Thân Như Lai là thế đó, quán theo như thế gọi là chánh quán, quán theo cách khác gọi là tà quán.
Bấy giờ, Xá Lợi Phất hỏi Duy Ma Cật rằng:
-Ông diệt nơi đâu mà đến thọ sanh nơi đây?
Duy Ma Cật nói:
-Pháp sở đắc của ông có sanh diệt chăng?
Xá Lợi Phất đáp:
-Chẳng có sanh diệt.
-Nếu các pháp chẳng có tướng sanh diệt, th́ sao c̣n hỏi diệt nơi đâu rồi đến sanh nơi đây. Ư ông thế nào? Ví như người nam nữ của nhà huyễn thuật làm ra đó có sanh diệt chăng?
-Chẳng có sanh diệt.
-Ông há chẳng nghe Phật thuyết các pháp như tướng huyễn sao?
-Đúng thế!
-Vậy sao c̣n hỏi về sự sanh diệt chi nữa. Xá Lợi Phất! Diệt là pháp giả dối của tướng hư hoại. Sanh là pháp giả dối của tướng tương tục. Bồ Tát, dù diệt mà thiện nghiệp chẳng hết, dù sanh mà ác nghiệp chẳng sanh.
Khi ấy Phật bảo Xá Lợi Phất:
-Có quốc độ Diệu Hỷ, Phật hiệu Vô Động, Duy Ma Cật diệt nơi cơi ấy mà đến sanh nơi đây.
Xá Lợi Phất nói:
-Bạch Thế Tôn! Người ấy nguyện bỏ cơi thanh tịnh mà lại thích cơi nhiều oán hại này, thật chưa từng có!
Duy Ma Cật bảo Xá Lợi Phất rằng:
-Ư ông thế nào, khi mặt trời chiếu, ánh sáng ấy có hợp với tối chăng?
-Không ạ! Khi mặt trời ra th́ chẳng c̣n đen tối nữa.
Duy Ma Cật hỏi:
-Tại sao mặt trời phải đi qua cơi Ta Bà?
-V́ muốn dùng ánh sáng chiếu soi để diệt trừ đen tối.
Duy Ma Cật nói:
-Bồ Tát cũng thế, dù sanh cơi Phật bất tịnh v́ giáo hóa chúng sanh mà chẳng hợp với ngu tối, chỉ muốn diệt trừ phiền năo đen tối của chúng sanh thôi!
Bấy giờ, đại chúng khao khát muốn gặp Vô Động Như Lai, cơi Diệu Hỷ và chúng Bồ Tát Thanh Văn cơi ấy. Phật biết ư của chúng, bảo Duy Ma Cật rằng:
-Thiện nam tử! Hăy v́ cả chúng trong hội hiện Vô Động Như Lai, cơi Diệu Hỷ và chúng Bồ Tát, Thanh Văn kia để chúng được thấy.
Lúc ấy, Duy Ma Cật nghĩ rằng: Ta sẽ chẳng rời chỗ ngồi, đem hết vạn vật trong cơi Diệu Hỷ như núi sông, đất đai, núi Tu Di, Thiết Vi, nhật nguyệt, tinh tú, Thiên Long bát bộ, quỷ thần, Phạm Thiên, chúng Bồ Tát Thanh Văn, thành phố, thôn quê, nam nữ, cho đến Vô Động Như Lai, tất cả nhà cửa cung điện, những cây Bồ Đề, diệu liên hoa và kẻ hay làm Phật sự nơi mười phương v.v... Có ba cầu thang từ cơi Ta Bà đến cơi Đao Lợi. Chư Thiên nhờ thang này đến lễ kính Như Lai, lănh thọ kinh pháp. Người Ta Bà cũng nhờ thang này lên cơi Đao Lợi gặp chư Thiên. Thế giới Diệu Hỷ thành tựu vô lượng công đức như thế. Trên từ cơi trời Sắc Cứu Cánh, dưới đến thủy luân, ta sẽ dùng tay phải rút lấy như lấy đồ gốm đem vào cơi này. Cũng như tay cầm tràng hoa cho tất cả chúng đều thấy.
Nghĩ xong liền nhập chánh định, hiện sức thần thông, dùng tay phải rút lấy cơi Diệu Hỷ để vào cơi Ta Bà. Các Bồ Tát đắc thần thông và chúng Thanh Văn, cùng các Thiên tử cơi kia đều cất tiếng hỏi:
-Bạch Thế Tôn! Ai đem con đi. Mong cứu hộ cho.
Vô Động Như Lai bảo:
-Chẳng phải ta làm. Ấy là thần lực của Duy Ma Cật làm như thế.
C̣n những người chưa đắc thần thông th́ chẳng hay biết ḿnh bị di chuyển đi chỗ khác. Cơi Diệu Hỷ dù vào cơi này mà chẳng thêm bớt, nơi cơi Ta Bà cũng vẫn y như cũ, chẳng thấy chật hẹp.
Bấy giờ, Phật Thích Ca bảo đại chúng rằng:
-Các ngươi hăy xem quốc độ trang nghiêm, Bồ Tát thanh tịnh, đệ tử trong trắng của Vô Động Như Lai cơi Diệu Hỷ.
Cả chúng đều thưa rằng:
-Vâng! Đă thấy.
Phật bảo:
-Nếu Bồ Tát muốn đắc cơi Phật trong sạch như thế, nên học theo đạo sở hành của Vô Động Như Lai.
Lúc hiện cơi Phật Diệu Hỷ này, nơi cơi Ta Bà có mười bốn na do tha người phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, đều nguyện sanh cơi Diệu Hỷ. Phật Thích Ca liền thọ kư cho họ được sanh cơi ấy. Khi cơi Phật Diệu Hỷ ứng hiện việc lợi ích nơi cơi Ta Bà xong, trở về bổn xứ cả chúng đều thấy rơ.
Phật bảo Xá Lợi Phất:
-Ngươi đă thấy cơi Diệu Hỷ và Vô Động Như Lai chăng?
-Vâng! Con đă thấy. Thế Tôn! Nguyện khiến tất cả chúng sanh đều được cơi Phật trong sạch như Vô Động Như Lai, sức thần thông như Duy Ma Cật để thân cận cúng dường, hoan hỷ đắc được thiện lợi. Những chúng sanh hiện tại hoặc đời sau, nghe kinh này cũng được thiện lợi, huống là nghe rồi tín giải, thọ tŕ, đọc tụng, giải thuyết, theo pháp tu hành.
Nếu có người đắc kinh điển này, th́ được kho tàng pháp bảo. Nếu đọc tụng, giải nghĩa, tu hành đúng như sở thuyết, th́ được chư Phật hộ niệm. Kẻ cúng dường Duy Ma Cật bằng như cúng dường chư Phật. Nếu có người biên chép, thọ tŕ kinh này, nên biết chỗ ở của họ thường có Phật. Kẻ nghe kinh này tùy hỷ th́ sẽ hướng thẳng vào nhất thiết trí. Kẻ tín giải kinh này cho đến một tứ cú kệ rồi giải thuyết cho người khác nghe, nên biết người ấy sẽ được thọ kư Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Phẩm Pháp Cúng Dường
Thứ Mười Ba
Bấy giờ, Đế Thích ở nơi đại chúng bạch Phật rằng:
-Thế Tôn! Con dù đă nghe trăm ngh́n kinh điển của Phật với Văn Thù, nhưng chưa từng nghe kinh điển quyết định thật tướng thần thông tự tại bất khả tư ngh́ như thế. Như con hiểu nghĩa của Phật thuyết, nếu có chúng sanh nghe kinh pháp này tín giải, thọ tŕ, đọc tụng th́ quyết định sẽ được đắc pháp, huống là tu hành đúng như Phật sở thuyết. Người ấy sẽ đóng bít nẻo ác, khai mở cửa thiện, thường được chư Phật hộ niệm,hàng phục ngoại đạo, dẹp tan ma oán, tu đạo Bồ Đề, an trụ đạo tràng, thực hiện sở hành của Như Lai.
Thế Tôn! Nếu có người thọ tŕ, đọc tụng tu hành đúng như Phật sở thuyết, th́ con sẽ cùng các quyến thuộc cúng dường hầu hạ. Những thành phố thôn quê, núi rừng đồng bằng, nơi nào có kinh này, chúng con sẽ cùng đến chỗ đó lănh thọ kinh pháp, kẻ chưa tin khiến sanh ḷng tin, kẻ đă tin th́ hộ vệ cho họ.
Phật bảo:
-Lành thay! Lành thay! Thiên Đế. Như lời ngươi nói, ta mừng cho ngươi. Kinh này rộng thuyết Vô Thuợng Bồ Đề bất khả tư ngh́ của tam thế chư Phật. Thiên Đế! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn thọ tŕ, đọc tụng, cúng dường kinh này tức là cúng dường tam thế chư Phật.
Thiên Đế! Giả sử có chư Phật đầy khắp cơi tam thiên, đại thiên thế giới, nhiều như mía, tre, lúa, mè, rừng cây v.v... Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn, hoặc một kiếp hoặc chưa đầy một kiếp, cung kính tôn trọng, tán thán cúng dường thờ phụng cho đến chư Phật diệt độ rồi, đem xá lợi toàn thân của mỗi chư Phật xây dựng thất bửu tháp rộng bằng tứ thiên hạ, cao đến cơi Phạm Thiên, trang nghiêm rực rỡ, dùng tất cả hương hoa, anh lạc tràng phan, âm nhạc vi diệu bậc nhất để cúng dường hoặc một kiếp hoặc chưa đầy một kiếp.
Thiên Đế! Ư ngươi thế nào? Phước đức người ấy có nhiều chăng?
-Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Phước đức người ấy dẫu cho trăm ngàn ức kiếp cũng chẳng kể xiết.
Phật bảo Thiên Đế:
-Nên biết thiện nam tử, thiện nữ nhơn kia được nghe kinh điển giải thoát bất khả tư ngh́ này, tín giải, thọ tŕ, đọc tụng, tu hành được phước được phước đức nhiều hơn người trước. Tại sao? V́ Bồ Đề của chư Phật đều từ kinh này sanh ra, tướng Bồ Đề chẳng có hạn lượng. Do nhơn duyên này nên phước đức chẳng thể đo lường.
Phật lại bảo:
-Thiên Đế! Về quá khứ vô lượng a tăng kỳ kiếp, có thế giới Đại Trang Nghiêm, kiếp gọi Trang Nghiêm. Thời ấy có Phật hiệu là Dược Vương Như Lai, trụ thế hai mươi tiểu kiếp, hàng Thanh Văn ba mươi sáu ức na do tha, háng Bồ Tát mười hai ức.
Khi ấy, có Chuyển Luân Thánh Vương tên là Bửu Cái, đầy đủ thất bảo, làm vua tứ thiên hạ. Vua có ngàn con, đoan trang dũng mănh, hay hàn phục oán thù. Lúc đó, Bửu Cái cùng quyến thuộc cúng dường thờ phụng Dược Vương Như Lai măn năm kiếp, qua năm kiếp rồi bảo với ngàn con rằng:
"Các ngươi cũng nên đem thâm tâm cúng dường Phật như ta vậy."
Ngàn con vâng lời phụ vương, cũng cúng dường thờ phụng Dược Vương Như Lai măn năm kiếp.
Trong đó có một vương tử tên Nguyệt Cái tự ngồi suy nghĩ: "Có cúng dường nào hơn việc này chăng?"
Do oai thần Phật, giữa hư không có thiên tử nói rằng:
"Thiện nam tử! Dùng pháp cúng dường hơn các cúng dường khác."
Nguyệt Cái liền hỏi: "Thế nào là Pháp Cúng Dường?"
Thiên tử nói:
"Ngươi hăy đến hỏi Dược Vương Như Lai. Ngài sẽ nói rơ pháp cúng dường cho ngươi biết."
Tức th́, Nguyệt Cái đến chỗ Dược Vương Như Lai, đảnh lễ chân Phật, rồi đứng qua một bên bạch Phật rằng:
"Thế Tôn! Trong các cúng dường, pháp cúng dường là hơn cả. Vậy thế nào là pháp cúng dường?"
Dược Vương Như Lai bảo:
'Thiện nam tử! Pháp Cúng Dường là kinh thâm diệu của chư Phật sở thuyết, là Tổng tŕ sở ấn, pháp tạng sở nhiếp của Bồ Tát. Tất cả thế gian khó tin, khó hành. Vi diệu khó thấy, trong sạch chẳng nhiễm. Chẳng phải suy nghĩ phân biệt có thể đến. Người tu đến bậc Bất Thối Chuyển thành tựu lục độ, khéo phân biệt diệu nghĩa, thuận pháp Bồ Đề, siêu việt các kinh, vào đại từ bi, ĺa việc bọn ma và các tà kiến, thuận pháp nhân duyên, vô ngă, nhân, chúng sanh, thọ mạng, cũng là không, vô tướng, vô tác, vô khởi, hay khiến chúng sanh tọa đạo tràng chuyển pháp luân, long thiên hộ pháp thảy đều tán thán, khiến chúng sanh nhập pháp tạng Phật, gồm tất cả trí huệ của hiền thánh, thuyết đạo sở hành của Bồ Tát, nương nghĩa thật tướng của các pháp, sáng tỏ pháp tịch diệt vô thường, khổ, không, vô ngă, cứu giúp tất cả chúng sanh phá giới, hay khiến những tà ma ngoại đạo và kẻ tham đắm đều khiếp sợ, chư Phật hiền thánh cùng nhau tán thán, ĺa sự khổ của sanh tử, hiện sự vui của Niết Bàn, ấy là do mười phương tam thế chư Phật sở thuyết. Nếu được nghe kinh điển này, tín giải, thọ tŕ, đọc tụng, dùng sức phương tiện v́ chúng sanh phân biệt giảng giải, chỉ bày rơ ràng. Hộ tŕ chánh pháp như thế gọi là pháp cúng dường."
"Lại nữa, nơi các pháp tu hành đúng như Phật sở thuyết, tùy thuận thập nhị nhân duyên, ĺa các tà kiến, đắc vô sanh nhẫn, quyết định vô ngă, vô chúng sanh, chẳng trái nhân duyên quả báo, ĺa nơi ngă sở, hành đúng pháp tứ y (y nghĩa bất y ngữ, y trí bất y thức, y kinh liễu nghĩa bất y kinh bất liễu nghĩa, y pháp bất y nhân), tùy thuận pháp tướng, vô sở nhập, vô sở qui. V́ vô minh tất cánh diệt nên chư hạnh cũng diệt, cho đến pháp sanh tất cánh diệt nên lăo tử cũng diệt. Tác quán như thế th́ thập nhị nhân duyên chẳng có tướng tận, kiến chấp chẳng khởi. Ấy gọi là pháp cúng dường tối thượng."
Phật bảo Thiên Đế:
-Vương tử Nguyệt Cái nghe Dược Vương Như Lai thuyết pháp như thế đắc nhu thuận nhẫn, liền cởi bửu y với đồ trang sức trên thân thể để cúng dường Phật và bạch rằng:
"Thế Tôn! Sau khi Phật diệt độ, con sẽ hành pháp cúng dường, hộ tŕ chánh pháp. Nguyện nhờ oai thần Phật gia hộ, khiến con hàng phục được ma oán, tu hạnh Bồ Tát."
Dược Vương Như Lai biết thâm ư của Nguyệt Cái liền thọ kư rằng:
"Ngươi về sau sẽ hộ vệ thành tŕ chánh pháp."
Khi ấy, Nguyệt Cái chứng kiến pháp thanh tịnh, nghe Phật thọ kư, tín thọ xuất gia, tinh tấn tu tập thiện pháp, chẳng bao lâu đắc ngũ thần thông, hành đạo Bồ Tát, đắc pháp Tổng Tŕ, biện tài vô ngại. Sau khi Phật diệt độ, dùng sức thần thông, tổng tŕ biện tài đă đắc,tùy duyên phổ biến pháp luân sở chuyển của Dược Vương Như Lai măn muời tiểu kiếp.
Tỳ kheo Nguyệt Cái v́ siêng năng tinh tấn hộ tŕ chánh pháp ngay đời đó, thân đó giáo hóa trăm muôn ức người nơi Vô Thượng Bồ Đề, được bất thối chuyển, mười bốn na do tha người phát tâm nhị thừa, vô lượng chúng sanh được sanh cơi trời.
Thiên Đế! Vua Bửu Cái trước kia, nay đă thành Phật hiệu Bửu Diệm Như Lai. Ngàn con của vua tức là ngàn Phật trong hiền kiếp. Bắt đầu từ Phật Ca La Cưu Tôn Đà cho đến Phật cuối cùng hiệu là Lâu Chí Như Lai. Tỳ kheo Nguyệt Cái tức là thân ta đây.
Thiên Đế! Phải biết pháp yếu dùng pháp cúng dường nơi các cúng dường này là bậc nhất, tối cao, tối thượng, chẳng ǵ so bằng. V́ thế, Thiên Đế! Nên dùng pháp cúng dường để cúng dường Phật.
Phẩm Chúc Lụy
Thứ Mười Bốn
Bấy giờ, Phật bảo Di Lặc Bồ Tát rằng:
-Di Lặc! Nay ta đem pháp Vô Thượng Bồ Đề đă tích tụ từ vô lượng a tăng kỳ kiếp phó chúc ngươi. Sau khi Phật diệt độ, trong thời mạt pháp, các ngươi nên dùng thần lực phổ biến giảng giải những kinh này khắp cơi Ta Bà, chớ cho đoạn dứt. Tại sao? Trong đời vị lai, sẽ có thiện nam tử, thiện nữ nhơn, với thiên long bát bộ, quỷ thần, la sát v.v... phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, ưa pháp Đại Thừa. Giả sử không được nghe những kinh này th́ sẽ mất thiện lợi. Họ được nghe những kinh như thế, ắt phải phát tâm hy hữu, hoan hỷ tín thọ. Ngươi nên tùy sự nhu cầu đắc lợi của chúng sanh mà ứng cơ rộng thuyết.
Di Lặc nên biết căn cơ Bồ tát có hai tướng:
1) Bồ Tát sơ học, ham t́m hiểu văn chương, nghĩa cú.
2) Bồ Tát đă tu lâu; có đạo hạnh; đối với những kinh điển thâm sâu vô nhiễm, vô trước đó, nghe rồi tâm tịnh, thọ tŕ, đọc tụng, theo pháp tu hành, hay nhập thâm nghĩa, chẳng có khiếp sợ.
Di Lặc! Người sơ học c̣n có hai pháp chẳng thể quyết định vào nơi thâm nghĩa:
Một là nghe kinh thâm diệu sanh ḷng khiếp sợ, nghi hoặc chẳng tin, không thể tùy thuận, lại phỉ báng rằng: "Xưa nay chưa nghe kinh. Kinh này từ đâu mà có?"
Hai là gặp có người hộ tŕ và giải thuyết kinh thâm diệu này, chẳng những không chịu thân cận cung kính cúng dường, lại c̣n theo đó nói xấu người ấy.
Do hai pháp này th́ biết được Bồ Tát sơ học đó tự tổn hại ḿnh, không thể ở nơi pháp thâm diệu, tự điều phục tâm.
Di Lặc! Ngoài ra c̣n có hai pháp:
Một là khinh mạn Bồ Tát sơ học mà chẳng dạy dỗ họ.
Hai là dù tín giải pháp thâm diệu, lại chấp tướng phân biệt.
Hai hạng người này, dù có tín giải pháp thâm diệu mà vẫn tự làm tổn thương, do đó chẳng thể đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn.
Di Lặc Bồ Tát nghe xong, liền bạch Phật rằng:
-Thế Tôn! Thật chưa từng có. Như lời Phật thuyết, con sẽ xa ĺa các lỗi lầm này, mà thọ tŕ pháp Vô Thượng Bồ Đề của Như Lai đă tích tụ từ vô lượng a tăng kỳ kiếp. Nếu đời vị lai, mơi thiện nam tín nữ, có kẻ cầu Đại Thừa sẽ đắc nhập kinh này, và được sức ghi nhớ để thọ tŕ, đọc tụng, rộng thuyết cho người khác nghe. Nếu đời mạt pháp, có người nào hay thọ tŕ, đọc tụng, giảng giải cho người khác nghe. Nên biết người ấy là do thần lực hộ tŕ của Di Lặc.
Phật bảo:
-Lành thay! Lành thay! Di Lặc! Như lời ngươi nói, ta mừng cho ngươi.
Lúc ấy, tất cả Bồ Tát chấp tay bạch Phật rằng:
-Sau khi Phật diệt độ, chúng con sẽ phổ biến giảng giải pháp Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác khắp mười phương quốc độ và dẫn dắt cho những người thuyết pháp, khiến cho đắc nhập ư thâm diệu của kinh này.
Bấy giờ Tứ Thiên Vương bạch Phật rằng:
-Thế Tôn! Những thành thị, thôn quê, núi rừng, đồng bằng, bất cứ nơi nào hễ có người đọc tụng, giải thuyết kinh này, con sẽ cùng các quyến thuộc đến nơi đó nghe pháp, và ủng hộ trong phạm vi một trăm do tuần, không ai có dịp để làm hại người ấy.
Khi ấy, Phật bảo A Nan:
-Nên thọ tŕ kinh này, phổ biến giảng giải.
-Vâng! Con xin thọ tŕ pháp yếu của kinh này. Thế Tôn! Kinh này tên gọi là ǵ?
Phật bảo A Nan:
-Kinh này gọi là Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh, cũng gọi là Pháp Môn Giải Thoát Bất Khả Tư Ngh́. Ngươi nên thọ tŕ.
Phật thuyết kinh này xong, Trưởng giả Duy Ma Cật, Văn Thù Sư Lợi, Xá Lợi Phất, A Nan, v.v... và trời người, A Tu La, tất cả đại chúng nghe Phật sở thuyết đều rất hoan hỉ, tín thọ phụng hành.