Cuộc đời và sự nghiệp của HT. Tuyên Hóa
Dịch giả: Thích Hằng Đạt
-o0o-
Chương IV
Sang Mỹ hoằng pháp
Năm 1962, vào tháng ba từ châu Úc, Ngài trở về Hồng Kông. Được sự khuyến khích của ông Lữ Thứ, lănh sự sứ quán MỸ, trong cùng tháng Ngài đáp máy bay đến Hạ Uy Di, nghỉ ngơi hai tuần rồi lại bay sang Cựu Kim Sơn.
Ngài thường dạy các đệ tử: Tự lợi, lợi người. Hoằng pháp lợi sanh, là trách vụ căn bản của người con Phật. Tháng tư năm 1958, hai đệ tử sinh viên du học của Ngài, không quên lời giáo huấn của thầy ḿnh, từ Hồng Kông sang thành phố Cựu Kim Sơn ở California, thành lập phân hội Phật Giáo Giảng Đường (trung tâm chính tại Hồng Kông). Giảng đường Phật Giáo mở cửa sáu ngày trong tuần. Khi đó, có khoảng mười người thường đến chùa, rồi từ từ tăng lên vài chục người. Cuối năm đó, Giảng Đường được dời về đường Bách Tư Thành. Ngôi chùa được rộng răi hơn, có thể chứa khoảng hơn trăm người. Nơi đó, bên cạnh mỗi năm cử hành lễ Phật Đản, họ c̣n thỉnh mời các học giả người Tàu và MỸ đến diễn giảng Phật pháp. Lúc ấy, những thiện tín đến chùa muốn quy y Tam Bảo đều được Ngài gián tiếp ban cho pháp danh. Sau này, khi qua MỸ, Ngài chính thức cử hành lễ quy y cho họ. Quư cư sĩ thuộc Phật Giáo Giảng Đường tại Cựu Kim Sơn một ḷng thỉnh cầu Ngài chống tích trượng qua MỸ giáo hóa chúng sanh mê muội.
Đến tháng ba năm 1962, Ngài qua MỸ, được sự nghinh đón ân cần của các đệ tử tại phi trường. Ân sư đại đức ngưỡng mộ bấy lâu, nay đă đến.
Trên đường qua MỸ, Ngài ghé lại Nhật Bổn khoảng mười ngày. Ngài viếng thăm ngôi chùa của các thầy Tàu, nhưng bị họ ganh ghét kịch liệt. Dầu nguyện ăn mỗi ngày một buổi, Ngài vẫn cùng chung họ dùng trà bánh để không ra vẻ khác biệt. Ngài nhận và dùng sáu bảy miếng bánh đậu, khiến cho họ càng thêm ganh ghét. Tuy nhiên, những chiếc bánh này đă được tẩm thuốc độc. Tuy biết rơ, nhưng sắc mặt Ngài vẫn điềm nhiên và cũng không nhổ xác những chiếc bánh này ra. Dầu không bị hại chết, nhưng độc dược trụ một nơi trong cơ thể và một mụn nổi dưới chân, rất đau nhức. (Xưa kia, Tổ Bồ Đề Đạt Ma nhổ xác những chiếc bánh độc của kẻ gian.) Hăm hại không thành công, một trong những thầy Tàu đó, tới thành phố Cựu Kim Sơn trước, nơi Ngài sẽ đến để t́m cách phỉ báng. Sau khi thành lập giảng đường Phật Giáo tại Cựu Kim Sơn, danh tiếng đạo đức từ bi và cung cách hành tŕ của Ngài ngày một lan xa, khiến nhiều người t́m đến quy y. Những thầy Tàu v́ ghen ghét nên dùng mọi cách để triệt hạ danh dự của Ngài mà bảo tín chúng:
- - Tuy bảo rằng chỉ dùng ngọ thôi, nhưng chính mắt tôi thấy thầy ta ăn vào buổi chiều tại Nhật Bổn.
Kể lại việc này, nhưng họ quên nhắc đến việc bỏ thuốc độc vào những chiếc bánh đó. Do những cách gièm pha khéo léo của họ, nhiều người không ra đón Ngài tại phi trường.
(Phụ lục:
Pháp hải uông dương vô bất độ,
chúng sanh dữ ngă hy tự tha
Dịch:
Biến pháp rộng sâu độ hết thảy,
chúng sanh cùng tôi rời ḿnh người.)
Lúc ấy cũng là năm xảy ra vụ hỏa tiễn tại Cuba. Thời điểm căng thẳng nhất là lúc nước Nga bắt đầu đặt căn cứ hỏa tiễn tại Cuba. Tổng thống Kennedy gởi tối hậu thơ cho Nga Sô và Cu Ba: Nước MỸ sẵn sàng lâm chiến nếu căn cứ hỏa tiễn vẫn cứ thiết lập.
V́ ba lư do: Mối hiểm họa chiến tranh v́ hỏa tiễn ở Cuba, t́nh trạng của bộ tộc Hopi, và chất độc trong người, nên Ngài bắt đầu tuyệt thực để hồi hướng công đức cho nền ḥa b́nh của thế giới. Phương pháp tuyệt thực là hành theo pháp Đại Bi của bồ tát Quán Thế Âm. Trong vài ngày đầu, Ngài không ăn uống ǵ hết, rồi trong những ngày sau chỉ uống nửa ly nước. Gần cuối ba mươi lăm ngày tuyệt thực của Ngài, điều khiến mọi người sửng sốt vui mừng là Nga Sô đột nhiên tự động hủy bỏ việc thiết lập căn cứ hỏa tiển tại Cuba. Lúc đó, phong trào quyền tự do dân chủ bắt đầu nổi lên khiến cả nước chú ư đến t́nh trạng của những người dân da đỏ. Cuối ngày tuyệt thực, chất độc trong người của Ngài đă được thải ra, chỉ để lại dấu sẹo dưới chân.
*Jimmy Hoàng là một trong những thành viên sớm nhất của giảng đường Phật Giáo trước khi Ngài qua MỸ. Đang học Thái Cực Quyền nơi đó, anh ta nghe về đạo đức tu hành của Ngài nên thường viết thơ sang Hồng Kông để tham vấn.
*Kim Lee, lúc đó chỉ có mười bốn tuổi, vừa trông thấy Ngài liền cầu xin làm đệ tử. Kim Lee cùng Jimmy Hoàng là một trong những đệ tử quy y đầu tiên của Ngài tại MỸ. Pháp danh của Kim Lee là Quả Dương. Pháp danh của Jimmy Hoàng là Quả Nhân. Họ bỏ hết sức lực để trợ giúp Ngài tại giảng đường Phật Giáo, như in ấn những tư liệu kinh sách Phật giáo và phiên dịch những lời giảng dạy. (Hiện nay, Kim Lee vẫn làm thợ in cho tổng hội Phật Giáo Pháp Giới). V́ giảng đường Phật Giáo vốn là ngôi nhà thứ hai, nên họ sống gần gủi với Ngài và rất cảm kích những kỳ tích lạ lùng. Cá nhân Jimmy Hoàng chứng kiến ba mươi lăm ngày tuyệt thực của Ngài. Mỗi ngày, Ngài chỉ uống không đầy một ly nước. Trong hai tuần cuối, Ngài cũng không uống một giọt nước nào qua môi. Jimmy Hoàng biết rằng nếu là người khác th́ sẽ bị suy nhược vào hai tuần đầu, nhưng Ngài vẫn tiếp tục làm những công việc hằng ngày trong suốt thời gian đó.
Khi ấy, nhật báo Trung Hoa đăng tin: V́ cầu nguyện thế giới ḥa b́nh, một vị pháp sư tuyệt thực: Pháp sư Độ Luân đă tuyệt thực trong hai mươi ngày tại giảng đường Phật giáo, số 731 đường Sacramento, vùng Cựu Kim Sơn, với mục đích cầu nguyện thế giới ḥa b́nh, nhân dân an lạc. Theo tin tức cho biết, pháp sư Độ Luân tuổi khoảng năm mươi. Đây là lần tuyệt thực thứ năm. Ngài từ Hồng Kông đến vùng Cựu Kim Sơn vào sáu tháng trước. Mỗi ngày, Ngài thức dậy lúc bốn giờ sáng, đắp y ca sa, rồi ngồi thiền và tuyệt thực. Sự tuyệt thực này đến bao giờ sẽ được chấm dứt, chúng tôi không được biết.
Xưa kia, tổ Bồ Đề Đạt Ma không quản đường xá xa xôi, mang Phật pháp qua Tàu. Thuở trước, Ngài đă từng phát nguyện qua Âu MỸ để độ những kẻ hữu duyên, mong họ lên thuyền Bát Nhă, đạt đến bờ giác. Được lời thỉnh mời của các đệ tử, Ngài đơn thân độc mă từ Hồng Kông qua MỸ, trú tại vùng Cựu Kim Sơn. Khi ấy sự sinh hoạt hằng ngày rất khó khăn. Ngài trú dưới hầm nhà cư sĩ, không cửa sổ, không ánh sáng mặt trời, rất ẩm ướt giống như phần mộ. Do đó, Ngài tự gọi ḿnh là Mộ Trung Tăng, tức ông tăng trong phần mộ. Ngài viết bài kệ Mộ Trung Tăng:
Quư vị nay gặp tăng trong mộ
Trên không nhật nguyệt, dưới không đèn
Phiền năo Bồ Đề, băng là nước
Sanh tử Niết Bàn, sắc tức không
Xả bỏ phan duyên, xa việc giả
Tâm cuồng ngừng, tâm giác viên dung
Ngộ đạt tự tánh, tạng quang minh
Báo thân xưa nay tức pháp thân.
Ngài trú nơi đó, ẩn nhẫn tu hành, đợi cơ duyên thành thục đến th́ sẽ ra giáo hóa chúng sanh. Vào mùa hè năm 1969, thể theo lời mời của trường đại học Berkeley, Ngài thuyết tŕnh đề tài Giới thiệu về đạo Phật. Nhân dịp đó, Ngài giải thích bài kệ về Mộ Trung Tăngnhư sau:
Quư vị nay gặp tăng trong mộ: Quư vị, những thanh niên thông minh đầy năng lực, hỏi mộ trung tăng này rằng làm sao vào đó? Tôi cũng không biết. Mộ trung tăng này làm sao vào và ra, việc này không quan trọng, nên quư vị chớ có hỏi. Tuy nhiên, tôi sẽ kể cho quư vị nghe, ngôi mộ đó như thế nào.
Trên không nhật nguyệt, dưới không đèn: Câu này mô tả điều ǵ? Đó là vô minh. Tuy không có tên tuổi, chúng ta phải phá vô minh này. Không những là tôi mà quư vị cũng nên phá vô minh. Quư vị có thể bảo rằng chưa vào ngôi mộ đó th́ làm sao phá vô minh được? Vâng, hiện tại tuy chưa vào, nhưng tương lai nhất định quư vị sẽ vào mà không thể tránh khỏi, v́ vẫn c̣n vô minh. C̣n vô minh tức không có ánh sáng. Ngay cả Bồ Tát địa vị đẳng giác vẫn c̣n một phần sanh tướng vô minh mà chưa phá trừ. V́ vậy, pháp giới Bồ Tát cùng tám pháp giới khác đều là pháp giới chúng sanh nên vẫn c̣n vô minh. Tuy vậy, đức Phật bảo rằng vô minh tức phiền năo, phiền năo tức Bồ Đề. Nếu có công phu, chúng ta có thể chuyển phiền năo thành Bồ Đề.
Phiền năo Bồ Đề, băng là nước: V́ mọi người đều có phiền năo nên ai ai cũng có Bồ Đề. Mọi người đều biết cách khởi phiền năo, nhưng lại quên việc phát tâm Bồ Đề. Nếu quên tâm Bồ Đề, chúng ta không thể dùng nó được. Ví như băng đá, nó vốn là nước. V́ nhiệt độ lạnh nên nước kết thành băng đá. Nếu thời tiết nóng, băng sẽ tan thành nước lỏng. Đây là ví dụ của phiền năo và Bồ Đề. Khí hậu lạnh, tức là phiền năo. Ngược lại, mặt trời ửng hồng chiếu sáng, tức là dụ cho tâm Bồ Đề. Làm sao tạo khí hậu lạnh? Do v́ tham sân si. Mặt trời chiếu sáng ánh nắng hồng ấm áp là ǵ? Tức là giới định huệ. V́ vậy, chúng ta cần phải cần tu giới định huệ, tiêu diệt tham sân si. Chuyển biến phiền năo thành Bồ Đề, tức là chuyển băng đá thành nước. Đây chỉ là ví dụ, chớ nên chấp trước mà bảo: Băng đá là nước. Phiền năo là Bồ Đề.
Quư vị có thể bảo: Tôi muốn giữ phiền năo lại, v́ phiền năo tức là Bồ Đề. Do băng đá vốn là nước, nên tôi giữ băng đá lại để xem coi nó có biến thành nước chăng !
Không thể được! Mặc dầu ai ai cũng có thể thành Phật, nhưng phải cần tu hành. Làm sao tu hành? Phải y theo Phật pháp mà tu hành và đi tham phương tầm cầu minh nhăn thiện tri thức, hầu mong họ chỉ dạy chúng ta cách thức hành tŕ dụng công.
Sanh tử Niết Bàn, sắc tức không: Ai ai cũng đều tham sống sợ chết. Tuy nhiên, nếu không có sanh tử th́ không có Niết Bàn. Phải t́m cầu Niết Bàn ngay nơi sanh tử. Một khi đă thấy Niết Bàn rồi th́ không cần phải tiếp tục t́m kiếm nữa. Chớ nên cỡi lừa đi t́m lừa. Hiện tại chúng ta chưa đạt đến Niết Bàn v́ vẫn c̣n bị sanh tử trói buộc. Nếu cắt đứt ḍng sanh tử th́ Niết Bàn là ḿnh, không cần t́m kiếm. V́ vậy bảo rằng sắc tức là không, không tức là sắc.
Xả bỏ phan duyên, xa việc giả: Nếu muốn chứng đạt đến cảnh giới nhân không, pháp không, niết bàn sanh tử đều không th́ phải xả bỏ muôn duyên, cùng nh́n xuyên thấu suốt chúng. Nếu c̣n tham đắm chấp trước th́ không thể nào xả bỏ được. Nếu làm được tức gọi là xa ĺa các vọng duyên. Nếu không thể xa ĺa vọng duyên, tức là phan duyên nên không thể trừ hết muôn việc chướng ngại. Nếu không biết sanh hoặc không biết tử th́ không c̣n chấp trước.
Tâm cuồng ngừng, tâm giác viên dung: Phải ngưng tâm cuồng loạn. Làm thế nào? Chỉ việc ngừng. Lại c̣n có cái ngừng, không? Khi tâm cuồng loạn ngừng, liền giác ngộ tất cả pháp đều viên dung vô ngại. Do đó, đức Phật bảo: Tất cả chúng sanh đều có đức tướng trí huệ của Như Lai. Tuy nhiên, chỉ v́ vọng tưởng chấp trước nên không thể chứng đắc.
Ngộ đạt tự tánh, tạng quang minh: Tự tánh vốn là tạng quang minh sáng suốt. Nếu giác ngộ được như thế th́ chứng được báo thân xưa nay tức pháp thân. Đại tạng quang minh của tự tánh, tức là tạng tánh của Như Lai. Báo thân chưa thọ nghiệp báo, vốn là pháp thân. Hiện tại chúng ta thọ nghiệp lành xấu, đều do trong đời quá khứ đă gieo nghiệp thiện ác. Nếu tạo nghiệp lành th́ sẽ thọ quả báo lành. Nếu tạo nghiệp xấu th́ sẽ thọ quả báo xấu. Phải giác ngộ bản lai diện mục của ḿnh th́ mới giác ngộ tự tánh tạng quang minh. Đến lúc đó, sẽ có việc ǵ? Học sinh trở thành giáo sư. Giáo sư trở thành học sinh. Ai ai cũng đều giống nhau. Chư Phật là chúng sanh. Chúng sanh là chư Phật. Nếu hiểu lư này, tức là sáng suốt chân chánh. Ngược lại, vẫn c̣n vô minh.
Sáu năm sau, khoảng ba mươi sinh viên và giáo sư trường đại học Hoa Thịnh Đốn đến cầu thỉnh Ngài giảng kinh Thủ Lăng Nghiêm. Họ được một sinh viên đồng học phiên dịch. Trong khóa tu học kinh Thủ Lăng Nghiêm, ông Alan Nicholson nhận bằng thưởng. Ông cũng cống hiến tay nghề thợ mộc của ḿnh vào việc kiến thiết sửa chữa chùa Kim Sơn và chùa Vạn Phật Thánh Thành. Hiện tại, ông cùng với bà vợ, cô Terri Nicholson, và con cái đang sống tại chùa Vạn Phật Thành.
(Phụ chú:
1968, tại San Francisco
Nhờ ḷng kiên nhẫn, từ bi, và phương tiện thiện xảo, Ngài chỉ dẫn dạy dỗ cho những thanh niên người MỸ, khiến họ được giác ngộ tùy theo tŕnh độ của mỗi người. Đầu tiên, hầu hết họ đều không hiểu Phật pháp, nhưng đến cuối mùa hè, có rất nhiều người thọ năm giới cấm và Bồ Tát giới. Trong h́nh, sau khi đă thọ giới, họ mặc áo tràng màu đen cùng giới y và tọa cụ.
Pháp hội phóng sanh. Lần đầu tiên các thanh niên người MỸ, chứng kiến và tham gia pháp hội phóng sanh, trên mái ngói Giảng Đường Phật Giáo. Sau khi ba mươi tám con chim bồ câu được phóng thả, những con chim này đều bay mất duy chỉ c̣n lại hai con. Chúng quanh quẩn và thường tham gia mọi hoạt động ở trong chùa. Ngài rơi lệ, giải thích rằng hai con chim bồ câu này chính là đệ tử xuất gia của Ngài trong đời Đường (750 AD).
Ngài đặt tên cho chúng là Mười Hai Nhân Duyên và Thất Bồ Đề Phần. Con Mười Hai Nhân Duyên rất hiền ḥa. Con Thất Bồ Đề Phần rất nóng nảy, thường vỗ đôi cánh lên ḿnh Ngài, người dùng bi trí giáo hóa nó.
Hoặc nó sẽ bay tới bay lui, những khi không thuận theo ư. Ngài dùng phương tiện thiện xảo để giáo hóa người cùng thú vật, khiến mọi loài đều đạt được ích lợi, bớt phiền năo. Một trong những phiền năo là ăn uống. Rất nhiều đệ tử, thanh niên người MỸ, v́ kính phục Ngài hành hạnh ăn một ngày một bữa, nên cũng tự cố gắng hành tŕ theo. Ngài khéo léo dạy hai con chim bồ câu về bài học tham lam thức ăn bằng cách cho chúng lọ gạo đầy nhất. Trước hết lọ gạo đầy tràn cả vành; hai con chim vui vẻ đứng bên vành lọ mà mổ gạo.
Từ từ số gạo trong lọ giảm dần cho đến khi chim phải chui đầu vào lọ để ăn và thường bất cẩn mất thăng bằng để mổ gạo. H́nh chụp Ngài đang cho chim ăn với lọ gạo gần cạn và giảng 24 thư pháp chữ Tàu vào mỗi buổi tối trong năm 1969. Ngài viết kinh Lăng Nghiêm và dung hợp những nội dung tu học, bao gồm viết chữ Tàu theo từng nét, phương cách viết thư pháp, giải thích đơn giản các kinh văn, và luyện giúp khả năng ghi nhớ của các đệ tử.)
Sau khóa tu học mùa hè năm đó, Ngài tổ chức một buổi lễ truyền giới. Hầu hết tất cả người tham dự đều thọ tam quy y, ngũ giới, và giới Bồ Tát (mười giới trọng, bốn mươi tám giới khinh). Một đệ tử tham dự toàn khóa, thọ giới Sa Di. Vào năm 1969, có năm người MỸ phát tâm xuất gia tu đạo, rồi sang Đài Loan, thọ giới cụ túc tại chùa Hải Hội tỉnh Cơ Long. Năm vị này là chúng đệ tử xuất gia thọ giới cụ túc đầu tiên tại MỸ. Những điều Ngài dạy năm người đệ tử xuất gia trước khi qua Đài Loan thọ giới, được Quả Dật ghi lại.
Ngày 27 tháng 10, năm 1969. Ngài dạy:
- Tôi chỉ ăn mỗi ngày một buổi v́ biết rằng nhiều người trên thế gian đang bị đói khát. Hy vọng, họ sẽ dùng những lương thực mà tôi để dành. Ăn mỗi ngày một buổi cũng chính là giới Phật chế ra. Khi tu hành, chớ nh́n lỗi của người khác. Ngược lại, hăy bàn những điểm tốt của họ. Đây là tu khẩu đức, tức là đức tánh của miệng. Nếu không có đức tánh này th́ dầu có nói ǵ, ai ai cũng không tin tưởng. Nếu thân, khẩu, ư đều đầy đủ đức hạnh th́ vừa gặp mặt, người khác sẽ tôn kính. Nh́n vào lời ăn tiếng nói và cử chỉ hành động, người khác sẽ biết rơ ḿnh có đức hạnh hay không.
Tương lai, tôi sẽ truyền pháp cho mười đệ tử: Năm đệ tử xuất gia và năm đệ tử tại gia. Lănh hội được kinh Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, cùng nghiên cứu kinh Hoa Nghiêm xong, quư vị sẽ làm pháp chủ, đi khắp mười phương, giáo hóa những chúng sanh có duyên lành. Trong giới Phật giáo, quư vị sẽ tự đứng một ḿnh. Đừng lo lắng! Mọi việc đều đơn giản.
Ngày 28, tháng mười 1969, Ngài dạy:
- Không ai có thể biểu diễn hạnh khác thường. Chúng ta sống trong một đoàn thể, không ai là giỏi nhất hay dở nhất. Chớ khen ngợi hoặc khinh khi người khác. Chớ chấp vào những lời tán tỉnh hay chê bai. Phải làm mọi việc đúng đắn để chứng minh rằng người MỸ có thể tu đạo. Phải luôn chú ư, duy tŕ khẩu đức. Không bao giờ nói lỗi của người khác. Nếu có ai nói lời sai trái, hăy đi chỗ khác. Đừng để lỗ tai bị nhiễm ô. Ngay cả nghĩ về hạnh xấu của người khác cũng không được. Những điểm này tuy nhỏ nhặt nhưng rất quan trọng.
Ngày 29, tháng mười, năm 1969, Ngài dạy:
- Quư vị có biết chăng, việc của tôi giống như thợ nề nung gạch. Gạch được nung từ đất sét để làm nhà. Nếu để đất sét khô th́ chúng sẽ nứt nẻ, nên phải nung nấu th́ chúng mới không rạn bể. Một năm vừa qua, quư vị đă được nun đúc, nên nay là ngói gạch không bể nứt. Gạch đă được nung đúc, mai sau sẽ được dùng vào công việc xây nhà, tức ṭa nhà Phật pháp. Ngói gạch này sẽ làm nền tảng kiên cố vững chắc. Mầm Bồ Đề đă được gieo từ trước, nên nay là thời điểm kết quả. Quư vị đi thọ giới, tức là phải trưởng dưỡng nuôi nấng cây Bồ Đề để bất cứ ai khi nh́n thấy quả Bồ Đề đều muốn hái. Người khác vừa nh́n qua, liền biết ngay quả này chua ngọt như thế nào. Lại nữa, phải giống như ngói gạch, không bị nứt nẻ. Những lời này thật hành rất khó. Hăy cùng nhau hộ tŕ những lời phát nguyện.
Trong sự tu hành, việc quan trọng nhất là phải có tam muội, tức là định lực, và nhận chân tự tánh sẵn có của ḿnh. Làm sao nhận ra? Tự tánh vốn thanh tịnh thuần lương không nhiễm ô. Khi đối đầu bất cứ cảnh giới nào trên thế gian như gặp duyên lành hay ma oán, đừng để tâm giao động.
Dầu người khác có bảo ḿnh hay hoặc dở, chớ màng đến. Đă theo tôi tu học bao năm tháng, quư vị chớ để t́nh cảm ràng buộc.
Không thể đánh giá người nào hoàn toàn xấu hoặc hoàn toàn tốt. Phật Thích Ca được nhiều người ca ngợi tán thán, lại cũng bị nhiều kẻ hủy báng. Đề Bà Đạt Đa tuy là kẻ xấu xa nhất mà cũng có rất nhiều đệ tử của Phật lại nghe theo.
Lắm khi, có người gọi đệ tử Phật là heo hoặc chó. Đừng để tâm ḿnh động. Hăy chuyển cảnh, chớ để cảnh chuyển ḿnh. Nếu biết vạn vật t́nh không th́ là điều tối vi diệu.
Thiện và ác không đến từ những người khác mà phát xuất từ tâm ḿnh. Nếu ḿnh tốt mà người khác bảo là xấu th́ tự biết rơ ḿnh đúng. Tuy nhiên, nếu làm việc xấu mà người khác bảo là hay th́ ḿnh là người ngu si. Nếu ḿnh đúng th́ người khác có nói ǵ cũng mặc kệ họ.
Tôi rất vui mừng v́ quư vị phát tâm xuất gia thọ giới. Trong tương lai, quư vị phải xiển dương Phật pháp khiến chánh pháp lan rộng khắp nơi. Tuy nhiên, không được phan duyên hay cầu cạnh. Tôi đă từng bảo quư vị rằng những ai xuất gia với tôi phải tuân thủ ba đại tông chỉ, v́ chúng rất hệ trọng. Người xuất gia phải:
Dầu lạnh chết, không phan duyên
Dầu đói chết, không xin xỏ
Dầu nghèo chết, không cầu cạnh.
Tuân thủ ba đại tông chỉ này th́ quư vị mới được theo tôi xuất gia. Hoằng dương Phật pháp, xả bỏ ngă tướng th́ mới thực sự tu hành theo chánh pháp. Trong Phật giáo, không có việc khổ nhọc hoặc khó khăn. Hăy giúp đỡ người khác, chớ ích kỶ. Hăy chuyển tham, sân, si, như xoay trở bàn tay. Trước kia, tâm tôi thường tham lam, oán hận, ngu si, nhưng giờ đây đă tẩy trừ. Đó là tâm ấn của chư Phật Tổ nay truyền trao cho quư vị. Quư vị có hiểu chăng?
Đừng có bản ngă. Hăy vứt bản ngăqua một bên để giúp đỡ người khác. Tuy nhiên, chớ suy nghĩ: V́ thường giúp người, nên tôi chính là Bồ Tát.
Đă làm việc ǵ tốt cho người hăy quên đi. Các pháp, tướng của chúng đều là không.
Không có ǵ cao thấp. Kinh điển nhà Phật thường nhắc nhở điều này. Chớ đi nơi khác t́m cầu, mà hăy nh́n lại chính ḿnh.
Ngài Quy Sơn (vị tổ sư của ḍng thiền Quy Ngưỡng), được cúng dường một gói tiền, nhưng Ngài không thèm đụng đến. Ba năm sau, tín chủ trở lại thấy gói tiền đó vẫn c̣n y nguyên nơi chỗ cũ. Với thiền định tam muội như tổ Quy Sơn, chắc chắn quư vị sẽ đạt thành tựu! Nghe lời diệu pháp này, quư vị ngộ chưa?
Lúc năm đệ tử người MỸ qua Đài Loan thọ giới, Ngài ngưng giảng kinh Pháp Hoa để giảng kinh A Di Đà. Khi họ thọ giới xong và trở về MỸ, giảng đường Phật giáo ngày càng bận rộn, người xin quy y làm đệ tử ngày một gia tăng.
(Nhật báo Seattle đăng tải trang b́a lớn, chụp ảnh năm vị đệ tử xuất gia của Ngài vào ngày thứ hai, mồng mười tháng mười một, 1969. Sau đây là phần trích lược:
(Đài Loan) Năm người MỸ, gồm có bốn sinh viên đại học Washington, hy vọng sẽ trở thành những tu sĩ Phật giáo. Hôm nay, họ bắt đầu tu học tại chùa Hải Hội, thành phố Cơ Long, Đài Loan. Năm người này, họ đến Đài Loan vào ngày 31 tháng mười... Nếu đúng theo lịch tŕnh th́ họ sẽ được thọ giới làm tu sĩ vào mồng một tháng mười hai. Họ đă nghiên cứu tu học Phật pháp tại MỸ và sẽ trở về đó vào tháng mười hai, để nhận công tác tại giảng đuờng Phật Giáo, thành phố Cựu Kim Sơn.)
Trong những người quy y, thọ giới vào lần đó có cô Bob và anh Fran Laughton (khi ấy, cả hai chưa cưới nhau), và cô Barbara Waugh (sau này cô ta có dịp may được Ngài đứng ra làm chủ lễ kết hôn với anh Ernie tại giảng đường Phật Giáo). Barbara và Fran làm y tá tại vùng thung lũng Ukiah. Cùng với gia đ́nh, họ thường đến chùa Vạn Phật lễ bái.
Trên mười năm kết hôn, Bob và Fran vẫn chưa có con. Sau những lần khám nghiệm, họ được bác sĩ cho biết là không thể có con được. Nhờ thành tâm cầu nguyện Bồ Tát Quán Thế Âm, cuối cùng họ có được hai đứa con trai mạnh khỏe, khiến bác sĩ ngạc nhiên vô cùng.
Con số của những người đệ tử quy y, ngày càng gia tăng. Giảng đường Phật Giáo vẫn chứa đựng hết số người đó. Trong những người quy y thọ giới với Ngài, có một cô tiến sĩ sau này xuất gia (tức là sư cô Hằng Hiền hiện nay), thường viết những bài giảng dạy chữ Phạn trên nguyệt san Kim Cang Bồ Đề Hải, cùng phiên dịch những lời giảng dạy của Ngài.
Đương thời, vào những dịp đặc biệt, Ngài dẫn đệ tử đi thăm những Tịnh Xá (nghĩa là những ngôi chùa chỉ có một vị thầy Tàu trú ở). Lần nọ, trên xe chở các đệ tử đến ngôi Tịnh Xáđược trang hoàng lộng lẫy với nệm dày sơn mỏng, Ngài dạy họ những cách thức nhă nhặn:
- Khi bước vào chùa, hăy cởi giày ra, đừng ngó xung quanh như muốn ăn cắp đồ vật, đừng làm đổ nước trà, đừng đi một ḿnh trong những pḥng ngủ hoặc những nơi không ai thấy. Nếu không, vị trụ tŕ sẽ lo lắng về việc quư vị lấy của hay đập phá đồ đạc.
Lần đó, sự thăm viếng của Ngài và các đệ tử làm cho các thầy Tàu trong những ngôi Tịnh Xáchột dạ. Vừa bước vào cửa, các thầy Tàu đó đều kinh ngạc sửng sốt, v́ Ngài và chư đệ tử không hợpvới môi trường đó.
Thái độ tiếp thọ và ḷng từ bi của Ngài khác biệt hoàn toàn với họ. Ḷng kiên nhẫn và phương tiện thiện xảo, khiến đệ tử đến với Ngài như bị nam châm thu hút. Ngài từ từ dạy các đệ tử tẩy rửa, sửa đổi những lỗi lầm. Đạo tràng của Ngài lập ra hoàn toàn khác với những Tịnh Xácủa các vị thầy Tàu. Giảng đường Phật Giáo vốn là đạo tràng cũ kỸ, chỉ để đáp ứng nhu cầu tu học của hai chúng xuất gia và tại gia. Lắm người thường tự hỏi: Tại sao Ngài thu hút được nhiều người trẻ tuổi, khiến họ muốn theo xuất gia tu hành?Quư vị hăy tự nghiền ngẫm.
Một đoạn văn trích từ bài Kiếm Chặt Ma:
Đọc giả hăy cẩn thận! Có những người tự xưng là thiện tri thức như Lạt ma, thiền sư, du già sư, thượng sư, v.v... Họ đều là những người cầu danh cầu lợi. Tại mỗi nhà sách, đại học, bất luận già trẻ, họ thường tự xưng hàm hồ những lời điêu ngoa xảo quyệt, giảng công án, hay khẩu đầu thiền: Quư vị là Phật. Tôi cũng là Phật. Tất cả chúng ta đều giác ngộ! Hăy lắng nghe tôi điều này. Tự do phóng túng!...
Họ thường dụ dỗ những người ngây thơ và làm nhơ các đệ tử, những ai không biết đâu là chân đâu là giả.
Thỉnh thoảng, Ngài bảo các đệ tử đến gặp những Tổ Sưngười MỸ đó. Họ cũng không thích đệ tử Ngài cho lắm. Nhân dịp đại lễ Phật đản tại vùng Cựu Kim Sơn do các đệ tử của Ngài tổ chức, các viên chức thành phố Cựu Kim Sơn tán thán ...Đại lễ Phật đản được tổ chức long trọng do sự cố gắng tích cực của hội Phật giáo Trung-MỸ. Đây là đại lễ Phật đản được tổ chức lần đầu tiên tại vùng Cựu Kim Sơn...
Dưới đây là bài phát biểu của ông Sam Lewis (Sufi Sam): Tôi rất lấy làm hối tiếc là phải đính chính lời phát biểu của các vị ủy viên chánh phủ... Phật pháp đă đến thành phố này vào đầu thế kỶ... Đặc biệt, tôi nhớ lại rằng chính ḿnh đă chính thức tham dự đại lễ Phật Đản vào năm mươi năm về trước... Sau cuộc viễn du trong một thời gian ngắn, trở lại đây tôi thấy những người trẻ tuổi ở quốc gia này tích cực tu học Phật pháp. Với bầu nhiệt huyết hăng say, hôm nay các thanh niên Phật tử thay thế địa vị của chúng ta để cử hành đại lễ Phật đản trọng đại này.
Ông Sam Lewis ( Sufi Sam), người sáng lập phái Mật Tông tại nước MỸ, thường dẫn đệ tử đến giảng đường Phật giáo. Tuy nhiên, sau cái chết đột ngột, ông mới chấp nhận rằng Ngài là vị truyền đúng chánh pháp. Ông ta trở về, báo mộng cho các đệ tử, thúc giục họ phải đến quy y với Ngài, và bảo rằng rất hối tiếc là lúc c̣n sống, không đến tu học Phật pháp với Ngài.
Thêm một Tổ Sưngười MỸ tuyên bố: Mọi người đều là Phật, có nghĩa rằng ông ta là Phật.
Giáo sư Epstein b́nh luận: Đương thời, có rất nhiều hội đoàn Phật giáo lạ lùng. Tuy tự xưng là Phật tử nhưng thực chất th́ không. Lại nữa, có một số người MỸ rất thích làm Tổ Sư. Họ muốn Ngài ấn chứng cho làm Tổ Sưngười MỸ đầu tiên. Trong số những người đó, có lẽ ông Joe Miller là người thông minh xảo quyệt nhất. Ông ta vốn là chủ tịch hội Thần Học tại thành phố San Francisco. Ông ta cũng có đệ tử. Có lẽ tôi gặp ông ta cùng bà vợ vào mùa đông 1967-1968, lúc đến tham thiền tại giảng đường Phật Giáo. Khi ấy, vào mỗi đêm, Ngài có tổ chức buổi ngồi thiền cho đại chúng từ bảy giờ đến tám giờ tối. Theo tôi được biết, nhân duyên của ông Joe Miller đối với Ngài rất phức tạp. Ngài thường bảo rằng tuy đă cố gắng chỉ dạy ông ta bao đời, nhưng không thể thành công. Tôi nhớ lại Ngài kể rằng ông Joe Miller đă từng khiến Ngài bị rắc rối từ đời Đường hoặc đời Tống. Ông ta cùng bà vợ cũng tham dự khóa tu học mùa hè trong một thời gian cho đến khi bị Ngài trách mắng công khai v́ hành vi bất chánh. Ông ta rời chùa và kể từ đó, ít khi liên lạc với Ngài.
Lại có một người nữa mà tôi không nhớ tên; ông ta được các đệ tử gọi là thiền sư trèo núi và đi trên lửa. Những tờ nguyệt san Kim Cang Bồ Đề Hải đầu tiên thường đề cập gián tiếp về những người này trong phần kiếm chặt quân mavà chày hàng phục quân ma. Khi thấy phát hành những tờ nguyệt san này, họ rất tức giận v́ nhận ra rằng những lời lẽ đó trực tiếp chỉ thẳng đến ḿnh dầu không nhắc tới tên tuổi ai cả.
Thanh tịnh ư chí, hồi tâm hướng thiện, phát tâm dũng mănh tinh tấn, lập chí tu thành đạo quả. Độ khắp đồng luân cùng lên bờ giác; cùng chư thượng thiện nhân, hoan hỶ sống chung một nơi; cùng chư Bồ Tát bất thối, măi măi làm bạn lữ.
Đây là mục đích của quyển sách Thủy Kính Hồi Thiên Lục (nghĩa là nước trong tấm gương sáng, xoay vận mệnh trời). Về phần lư lẽ rất dễ bàn luận, nhưng về phần sự tướng lại rất khó hành tŕ. Tại sao? Khi giáo hóa chúng sanh hành việc lành, dầu có la hét mắng chửi chỉ dạy năm ba lần, họ vẫn không thay đổi tánh t́nh. Tuy nhiên, nếu họ gặp duyên ác th́ niệm ác tăng trưởng, tự thông đạt dễ dàng. Người bỏ mê xoay về giác th́ rất ít.
Ví như ánh trăng sáng hiện trên mặt nước, hoa soi trong gương sáng, chúng vốn là những ảnh giả, không có thật thể. Hy vọng trong những việc không thể hy vọng. Cố gắng thành tựu những ǵ không thể thành tựu. V́ vậy, quyển sách này được gọi là Thủy kính hồi thiên lục.
Niên biểu từng năm đến khi nhập diệt
*Năm 1970 Ngài giảng luận Đại Thừa Trăm Pháp Môn. Ngài thành lập chùa Kim Sơn, tại vùng Cựu Kim Sơn. Từ ngày mười lăm tháng mười một đến ngày hai mươi tháng hai năm tới, Ngài cử hành thiền thất trong một trăm ngày. Khi ấy, Ngài giảng truyện Cao Tăng và cho ra tờ nguyệt san Phật Giáo chánh pháp, tức là Kim Cang Bồ Đề Hải.
*Năm 1971 Ngài giảng luận Đại Thừa Khởi Tín, kinh Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo, Sơ Tự kinh Hoa Nghiêm, Sớ Sao kinh Hoa Nghiêm.
*Năm 1972 Ngài giảng Mười pháp giới, không ngoài một tâm niệm, kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm, Phật Tổ Đạo Ảnh. Ngày hai mươi tháng chín, kỳ Truyền Thiên Phật Tam Đàn Đại Giới được tổ chức lần thứ nhất tại chùa Kim Sơn.
*Năm 1973 Ngài thành lập viện Phiên Dịch Kinh Điển Quốc Tế. Tại chùa Kim Sơn, Ngài thành lập trường tiểu học Dục Lương. Hai đệ tử xuất gia, Hằng Cụ và Hằng Do, phát tâm hành tŕ ba bước một lạy, từ thành phố Cựu Kim Sơn, California đến thành phố Seattle, Washington v́ cầu thế giới ḥa b́nh. Lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo quốc tế, có người xuất gia hành ba bước một lạy.
(Phụ chú:
1970, San Francisco
Hội Phật Giáo Trung MỸ (sau này trở thành Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới), tổ chức ngày lễ Phật đản lần đầu tiên. Hơn sáu trăm tín chúng đến làm lễ tắm Phật tại công viên quảng trường Liên Hợp. Chư tăng hướng dẫn tín chúng vào chánh điện ở nhà thờ Công Lư. Ngài ngồi trong lễ đường nhà thờ Thiên Chúa giáo, và xem các đệ tử xuất gia trẻ đang hướng dẫn lễ tắm Phật, tượng trưng cho sự thanh tịnh hóa thân tâm.
Giảng Đường Phật Giáo, San Francisco
Có lần, Ngài bảo các học sinh đang học lớp viết chữ Tàu: Các con có thể phát triển công phu của ḿnh trong mọi lúc. Các con có thể không cảm nhận được điều này. Nhưng đối với Thầy, trong lúc viết chữ Tàu, luôn tự khống chế hơi thở của ḿnh. Thật vậy, các con có thể học rất nhiều việc trong cuộc sống hằng ngày.
Ngài dạy chư đệ tử người MỸ cách thức vừa đi nhiễu, vừa tụng niệm. Khi đă thành một ṿng tṛn th́ mất đi ư nghĩa của vị trí người đi trước và người đi sau cùng. Người đi trước biến thành người đi sau cùng. Người đi sau cùng biến thành người đi trước. Mỗi người đều trở thành người đi sau cùng, và mỗi người đều biến thành người đi trước. Thật vậy, lư của ṿng tṛn là không có trước và sau. Ngài dùng ví dụ này để dạy về lư đấu tranh tham vọng, tham cầu lợi danh địa vị.
Trai Đường (nhà ăn), chùa Kim Sơn
Cây gỗ để sửa chữa chùa Kim Sơn có được là do sự cảm ứng của Bồ Tát Quán Âm. Ngày nọ, vợ chồng Quả Đồng, Lao Đốn, đệ tử của Ngài, biết một cơ sở thương măi ở vùng Cựu Kim Sơn đang được kiến thiết, nên phải bỏ đi những gỗ cây cũ. Ai ai cũng có thể lấy được mà không tốn tiền. Vợ chồng Lao Thốn báo tin này cho chùa. Sau đó một nhóm đệ tử trẻ được phái đi lấy củi đem về chùa. Những gỗ cây này là nguyên liệu chính để sửa chữa lại chùa Kim Sơn. Những mănh gỗ nhỏ c̣n dư lại được làm bàn ghế để trong nhà ăn. Ngài dạy những đệ tử người Tây Phương, không nên lăng phí vật dụng. Những nguyên liệu này được dùng tới dùng lui trong việc sửa chữa chùa Kim Sơn.
Đầu năm 1970, tại San Francisco
Kim Sơn Thiền Tự, Nghi Thức Truyền Cúng. Ngài hướng dẫn nghi thức Truyền Cúng lần đầu tiên. Khi ấy, một vị tỳ kheo đệ tử làm Pháp Chủ. Từ lúc bắt đầu, Ngài huấn luyện các đệ tử bằng cách đặt họ vào vị trí lănh đạo, c̣n chính Ngài th́ luôn giữ thái độ khiêm cung; chỉ ban lời huấn dụ khi cần thiết.
Tŕ Giới thanh tịnh vô hà vết,
Trí tuệ quang chiếu biến đại thiên
dịch:
Tŕ giới thanh tịnh không tỳ vết,
Trí huệ chiếu sáng khắp đại thiên
1973, San Francisco
Lễ Khai Mở Viện Phiên Dịch Quốc Tế. Đây là nơi xuất bản những bản kinh tiếng Anh, được phiên dịch đầu tiên, đă hoàn thành. Trường tiểu học Dục Lương cũng được thành lập ở đây vào năm 1976.
1973, Viện Dịch Kinh Quốc Tế, San Francisco
Ngài khai quang điểm nhăn thánh tượng Quán Âm Bồ Tát, bốn mươi hai thủ nhăn, để trang nghiêm và hộ tŕ viện Dịch Kinh Quốc Tế. Ngài dạy tụng câu chú: Thập Phật ra, thập Phật ra. Tần đà ra, tần đà ra. Chân đà, chân đà. Hổ tín, hổ tín, tức đoạn đầu, phần thứ tư, trong chú Lăng Nghiêm. Ngài viết kệ, giải thích câu: Thập Phật ra, thập Phật ra, là:
Phật bảo phóng ánh sáng khắp nơi
Chiếu cùng pháp giới, tạng hư không
Chỉ rơ nhập vào chánh tri kiến
Vô thượng Bồ Đề, vua đại giác.
1973, San Francisco
Lễ xuống tóc, xuất gia tại chùa Kim Sơn vào tháng mười một.
1/ Hằng Phước, vốn là vị thí chủ của Giảng Đường Phật Giáo tại Hồng Kông.
2/ Hằng Phủ, khi chưa xuất gia, lần nọ, Thầy đến phỏng vấn Ngài. Tay Thầy cầm bao giấy, trong đó có một cây búa, mà vị đệ tử theo hầu Ngài chẳng biết. Đến khi Ngài hỏi ra, th́ mới biết là trong bao giấy có cái búa.
3/ Hằng Trân, đă phiên dịch Sự Tích của ngài Tuyên Hóa, và Chú Giải Kinh A Di Đà của Ngài ra tiếng Tây Ban Nha.
4/ Hằng Không, thầy đă từng nhịn ăn trong bảy mươi hai ngày, tŕ chú Lăng Nghiêm tám giờ một ngày trong một khoảng thời gian, mỗi lần ngồi thiền trong tư thế kiết già khoảng mười hai giờ.
5/ Hằng Lộc, con trai độc nhất của một thương gia tại vùng San Francisco.
6/ Hằng Trầm, một phụ nữ đến từ Nam Phi.
Kim Sơn Thiền Tự, San Francisco
Giáo sư Edward Conze là một học giả Phật giáo nổi tiếng. Khi đang dạy tại đại học University of Washington, Seattle, một học sinh của ông ta là Ronald Epstein (hiện là giáo sư trường đại học San Francisco State University) viết bài luận án cho bản dịch của ông ta về bài kệ chú giải Tâm Kinh của ngài Tuyên Hóa. Một học sinh khác của ông, sau khi tham dự pháp hội giảng kinh Thủ Lăng Nghiêm trong mùa hè 1968, liền phát tâm xuất gia, pháp danh là Hằng Tĩnh. Giáo sư Lewis Lancaster, khoa trưởng phân khoa Phật học tại đại học University of Berkeley, cũng là ủy viên chủ khảo luận án tiến sĩ của ông Ronald Epstein (tức giáo sư Ronald Epstein, hiện tại) về bài dịch Bảy Chỗ Hỏi Tâm của Ngài A Nan. Thật rất kỳ lạ, trong h́nh chụp, hiện ra điềm lành, một bảo cái ba cạnh tám góc, màu trắng.
Redwood City, California
Giáo sư Lewis Lancaster thỉnh mời Ngài diễn giảng cho sinh viên đại học University of Berkeley nơi khu tu học tại Redwood City. Nơi đó, Ngài giải thích cho thanh niên sinh viên về nguồn gốc của chữ Buddha. Chữ Buddha này được phiên dịch ra tiếng Tàu là Phật Đà Da. Sau này được gọi tắt là Phật. Ngài bảo rằng nếu như sống vào thời phiên dịch chữ Buddha, th́ Ngài sẽ đề nghị phiên dịch chữ Buddha ra tiếng Tàu là Bất Đại, nghĩa là không lớn. Do v́ Phật không lớn, không nhỏ, không đến không đi.
San Francisco
Sau cái chết đột ngột của Sơn Mỗ (Sufi Sam), vài thành viên của nhóm Huyễn Mộng Ca Ly, đồng mơ thấy Sơn Mỗ hiện về, ba lần trong một đêm. Sơn Mỗ bảo: Nay mới hiểu rơ rằng tôi thật không đủ tư cách dạy các vị, v́ tôi không thật chứng đắc. Nay tôi rất lấy làm hối tiếc là tuy gặp ngài Tuyên Hóa mà không học được ǵ cả. Các vị phải nên đến chùa, quy y ngài Tuyên Hóa. Ngài Tuyên Hóa có đủ tư cách để dạy các vị. Ngài thật là vị đă chứng đắc.
Ngày kế, sau khi luận bàn về giấc mộng, nhóm người Huyễn Mộng Ca Ly, gọi điện thoại đến chùa Kim Sơn, hỏi thăm khi nào có lễ truyền tam quy y. Quy y xong, họ thường đến chùa Kim Sơn để tu học, nghiên cứu Phật pháp. Sau khi trường tiểu học Dục Lương được thành lập vào năm 1976, họ cũng gởi con cái đến học.
*Năm 1974 Ngài thành lập trung tâm Bồ Đề Đạt Ma tại Seattle. Ngài giảng kinh Bốn Mươi Hai Chương, Sa Di Luật Nghi Yếu Giải. Chư đệ tử hộ pháp cúng dường khu đất rộng gần năm trăm mẫu đất tại vùng bắc California. Từ ngày hai mươi tháng mười một đến ngày mười hai tháng giêng năm kế, Ngài huớng dẫn chư đệ tử qua hoằng pháp tại Hồng Kông, Ấn Độ, Tân Gia Ba, Việt Nam, Đài Loan, v.v...
*Năm 1975 Ngài thành lập chùa Kim Luân tại Los Angeles. Ngài giảng chương Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông.
*Năm 1976, ngày ba mươi tháng tám, tại Vạn Phật Thánh Thành Ngài cử hành kỳ Truyền Thiên Phật Tam Đàn Đại Giới lần thứ hai. Ngài thành lập trường nam nữ trung học Bồi Đức và đại học Phật Giáo Pháp Giới.
(Phụ chú:
1974, Berkeley
Nhân ngày vía Quán Âm Bồ Tát Thành Đạo, Ngài chủ tŕ pháp hội phóng sanh tại Berkeley Marina, năm 1974. Ư nghĩa phóng sanh: Nếu chúng ta tôn trọng quyền lợi tự do, việc sanh tồn của mọi loài chúng sanh, và thường phóng sanh th́ áp bức, chiến tranh, và giết chóc có thể tận trừ mà không dùng vơ lực. Chuyển tâm hận thù, ghen ghét, xâm lược, thành tâm từ bi, ḥa b́nh. Phóng sanh những chúng sanh xấu số, chúng ta có thể tự giải thoát chính ḿnh và thế giới vượt ngoài nghiệp giết hại.
Berkeley, Pháp hội phóng sanh tại Berkeley Marina
Trong những năm Ngài vừa đến MỸ, đa số tín chúng là người Tây Phương, gồm nhiều sắc tộc, văn hóa khác nhau. Đối với truyền thống, nghi thức Phật giáo, không ai biết đến cả. Do đó, Ngài phải lập đi lập lại, giải thích, hướng dẫn về phương thức làm lễ, hoạt động v.v..., cho đến khi nhóm đệ tử thuần thành, hiểu rơ, ḥa đồng sự hiểu biết và nhận thức. Trong h́nh, Ngài hướng dẫn các đệ tử đặt những hộp củi thành h́nh chữ Phật, trước khi làm lễ phóng sanh.
V́ số người xuất gia ngày càng đông, Ngài cần phải t́m một đạo tràng tương xứng. Ngài cũng bỏ ra một phần thời gian, sức lực, mồ hôi, mệt mỏi t́m kiếm đạo tràng tương xứng để xây dựng tu viện, chánh điện, viện dịch kinh, trường học, trung tâm huấn luyện, viện dưỡng lăo, nhà cư sĩ v.v... Trong những ngày t́m kiếm chỗ, Ngài là người đầu tiên leo lên núi non, và cũng là người đi sau cùng.
1974, Seattle.
Ngài chủ tŕ pháp hội Ḥa B́nh Thế Giới. Hơn năm trăm người tham gia hoạt động trong ngày đó với tâm chân thành, một ḷng cầu nguyện thế giới ḥa b́nh.
Pháp hội Ḥa B́nh Thế Giới trùng hợp với ngày hai thầy Hằng Cụ và Hằng Do hoàn thành nguyện hạnh Đi ba bước, lễ một lạy, từ thành phố San Francisco đến thành phố Marblemount, Washington. Hai vị tỳ kheo khác, thầy Hằng Quán và Hằng Không, cũng tham dự pháp hội đó vào lúc đang nhịn ăn trong bảy mươi hai ngày.
Hai tỳ kheo, Hằng Cụ và Hằng Do, v́ cầu thế giới ḥa b́nh, nên hành nguyện Ba Bước Một Lạy, từ thành phố San Francisco đến thành phố Marblemount, Washington. Cuộc hành tŕnh bắt đầu vào tháng mười năm 1973 và hoàn thành vào tháng tám năm 1974. Đây là cuộc hành tŕnh kỳ đặc trong lịch sử Phật giáo thế giới.
Thầy Hằng Quán và Hằng Không tuyệt thực trong bảy mươi hai ngày, không ăn uống chi cả, chỉ uống một ly nước lạnh vào mỗi ngày. H́nh Ngài chụp với hai thầy Hằng Quán và Hằng Không (đang đứng), và Quả Hồi (cũng nhịn ăn trong ba mươi lăm ngày).
Kim Sơn Thiền Tự, San Francisco
Ngài cho thầy Hằng Cụ bánh pie, chúc mừng thầy hoàn thành nguyện hạnh Ba Bước Một Lạy từ thành phố San Francisco đến thành phố Marblemount, Washington. Câu chuyện xảy ra như sau:
Thầy Hằng Cụ, khi c̣n làm cư sĩ, học hạnh ăn một ngày một buổi, nhưng rất khó. Ngày nọ, trên đường đi làm về, chàng mua một hộp bánh pie, rồi bỏ vào túi áo choàng. Trong lúc nghe giảng kinh thuyết pháp vào buổi tối, chàng không nhớ nghĩ chi hết ngoại trừ hộp bánh pie. Thế nên, chàng nóng ḷng, mong đợi buổi giảng kinh sớm kết thúc để được ăn bánh pie.
Nghe giảng kinh xong, không nói lời nào với ai, chàng lẳng lặng trèo lên cầu thang ống khói để leo lên trên nóc nhà. Chàng bắt đầu đi ṿng ṿng, rồi mở hộp bánh pie ra ăn; cắn một miếng bánh to tướng. Đang khi đi ṿng ṿng ống khói trên nóc nhà, đột nhiên chàng thấy Ngài, cũng vừa leo lên cầu thang. Ngài bắt đầu đi rảo, ngược ṿng và đối diện với chàng. Lúc đó, miệng chàng đang ngậm một miếng bánh pie to tướng, nên không thể nói năng chi được. Chàng chỉ cuối đầu lễ bái và tiếp tục đi ṿng ṿng. Như thế, họ đi ngược và đối diện với nhau cả thảy ba ṿng. Lần thứ ba, Ngài hỏi chàng: Con cảm thấy thế nào?.
Sau đó, Ngài bước xuống cầu thang.
Tháng mười 1974, Sài G̣n, Việt Nam
Phương Quả Ngộ, đệ tử của Ngài, là người thường đi du lịch khắp thế giới. Bà cùng chồng sống ở Sài G̣n. Nơi đây, họ có rất nhiều cơ sở và đất đai. Trước khi t́nh h́nh chính trị biến đổi ở Sài G̣n, Ngài đột nhiên gọi điện thoại cho vợ chồng bà. Khi đó, cả hai vợ chồng đều ở nhà. Bà Phương Quả Ngộ rất ngạc nhiên về cú điện thoại đó, nên nhanh nhẩu hỏi Ngài rằng có việc ǵ quan trọng không. Được trả lời là không có việc ǵ quan trọng hết, nhưng trong lúc điện đàm, Ngài khuyên hai vợ chồng là nếu không có ǵ đặc biệt, nên thu xếp công việc làm ăn gọn gàng, để qua MỸ sớm. Tuy thế, họ không nghe lời khuyên của Ngài mà qua MỸ sớm. Kết quả, sau khi t́nh thế chính trị thay đổi, họ bị mất mát hơn nửa gia tài.
1975, Oregon
Ngài hướng dẫn bốn chúng đệ tử đến tu hành tại một khu rừng ở tiểu bang Oregon. Nơi đó, Ngài cử hành pháp hội niệm danh hiệu Phật A Di Đà ngoài trời. Ngài cũng giải thích về pháp môn Tịnh Độ, tức luôn niệm danh hiệu Phật A Di Đà. Đang lúc giải thích về phương pháp niệm Phật trong cuộc sống hằng ngày, ánh đèn dầu đột nhiên phực lên một luồn hào quang tỏa sáng, bao trùm xung quanh đầu Ngài.
Oregon
Trong h́nh, Ngài đang chủ tŕ lễ phóng sanh tại bờ biển Oregon, vào lúc cực điểm của kỳ Phật thất tại Phật Căn Địa, tức vùng đất có căn tánh Phật. Ngài dùng nhiều phương tiện thiện xảo để dẫn dắt thanh niên người MỸ, bước vào cửa Phật. Sau kỳ Phật thất kết thúc, Ngài dời toàn bộ hội tràng từ trong khu rừng ra đến ngoài băi biển. Khi hoàng hôn vừa xuống, mọi người đều hướng về phía tây, phát nguyện cầu văng sanh cơi Tây Phương Cực Lạc, và hồi hướng công đức lành tu tập, cho tất cả chúng sanh.
Trong h́nh, Ngài và pháp sư Huệ Sanh, cùng các đệ tử xuất gia, giảng pháp cho sinh viên đại học. Có những năm, Ngài thường đến các trung tâm giáo dục, để giảng kinh thuyết pháp, như đại học University of California at Berkeley và Davis; the University of Southern California, Los Angeles; Stanford University; the University of Wisconsin; the University of Minnesota; Humbolt State University; the University of Oregon; the University of Washington; the University of Hawaii; the University of British Columbia.
1976, Santa Clara
Tại Công Viên Trung Ương, Ngài thuyết giảng cho thanh niên MỸ nghe về đề mục: Tinh Thần Ḥa B́nh. Trong h́nh này, chứng minh rơ ràng rằng Ngài có nhiều nhân duyên với thanh niên người MỸ. Đến bất cứ chỗ nào, thanh niên người MỸ luôn bị thu hút bởi ḷng từ bi ấm áp, lời ngay thẳng, siêu vượt chướng ngại của ngôn ngữ và văn hóa, năng lực tương thông thần kỳ của Ngài.
Do đức hạnh tu hành, Ngài cảm hóa được những thanh niên người MỸ, khiến họ từ từ dẹp bỏ tâm niệm Sống phóng túng và tự do cá nhân, và lần lần nghiên cứu, học Phật pháp, như tŕ thánh hiệu Phật A Di Đà. H́nh chụp những thanh niên người MỸ, đi nhiễu và niệm Phật theo các vị tăng ni.
1976, San Francisco
Ngài chủ tŕ buổi lễ cạo tóc xuất gia. Trong năm, có thêm bốn vị thanh niên nam nữ, phát tâm tu đạo, gia nhập tăng đoàn, như thầy Hằng Thật, Hằng Thuận, sư cô Hằng Cư, và một vị tăng người Á Châu (đây là vị đệ tử xuất gia người Á Châu đầu tiên, kể từ khi Ngài qua MỸ).
Thập niên 70, tại Kim Sơn Thánh Tự
Các đệ tử đang nghe Ngài giảng kinh Hoa Nghiêm Sao Tự của kinh Hoa Nghiêm, Sớ Sao kinh Hoa Nghiêm.
Trong những buổi giảng kinh, Ngài thường khuyến khích các đệ tử chuẩn bị, tập giảng kinh. Các vị đệ tử thường không bao giờ biết được là Ngài sẽ gọi tên ai lên tập thuyết pháp.
Các đệ tử thường dùng máy nghe để lắng nghe tiếng Tàu, trong lúc tiếng Anh đang được phiên dịch. Đồng thời, có các đệ tử, vừa lắng nghe tiếng Tàu vừa đánh máy và phiên dịch kinh ra tiếng Anh trong pḥng cách âm.
Ngài luôn tùy duyên lành mà hóa độ chúng sanh. Làm bất cứ phương tiện thiện xảo ǵ, Ngài đều nhắm vào việc giáo hóa chúng sanh. Ví như những việc mà Ngài cho phép các đệ tử làm cho ḿnh, không nhất định là do ư muốn.
Ví như, trong lúc giảng kinh, các đệ tử thường thích đem nước uống cho Ngài dùng. Thời gian sau, một trong những người đệ tử, v́ lo chuẩn bị nước uống cho Ngài, nên bỏ buổi tụng kinh chiều. Ngài không thích việc này, nhưng không nói điều chi. Sau này, Ngài bắt đầu than phiền là tách nước mà người đệ tử mang nước uống cho Ngài, rất là dơ. Việc than phiền này không kết quả, nên cuối cùng, Ngài dùng phương pháp khác. Tối hôm nọ, Ngài uống gần cạn hết nước trong tách, rồi bắt đầu cố ư nh́n chăm chú vào tách nước đó. Chẳng bao lâu mọi người đều để ư đến sự chăm chú nh́n tách nước của Ngài. Khi đó, trong lúc xem xét tách nước, Ngài gọi thầy Hằng Tĩnh lên nơi ṭa giảng kinh, rồi tuyên bố rằng có một con trùng trong tách nước. Thế nên, Ngài bảo thầy Hằng Tĩnh hăy nh́n vào tách nước và nói với đại chúng những ǵ mà thầy thấy. Thầy Hằng Tĩnh ngó vào tách nước rồi nói:
- Những ǵ con thấy chỉ là trong nước có cặn cáu.
Ngài bảo:
- Không phải là cặn cáu, mà là con trùng. Hăy đưa chuyền tách nước này cho mọi người xem.
Thầy Hằng Tĩnh làm theo lời dạy của Ngài. Những đệ tử nh́n xem xét rơ ràng, th́ chỉ thấy một lớp cặn cáu bên dưới đáy tách nước. Chuyền ṿng ṿng giảng đường xong, cuối cùng tách nước được mang về và đặt trên bàn giảng kinh của Ngài.
Ngài tiếp tục giảng kinh Hoa Nghiêm. Nhưng trong những lúc các đệ tử phiên dịch lời giảng giải ra tiếng Anh th́ Ngài đều nâng tách nước lên và nh́n chăm chú vào đó. Cuối cùng, Ngài lại gọi thầy Hằng Tĩnh lên trên bục giảng, bảo:
- Hăy nh́n kỸ vào đó, rồi nói cho thầy nghe những ǵ con đă thấy.
Thầy Hằng Tĩnh ngó vào tách nước, rồi kinh hoàng phản ứng:
- Sao lạ kỳ vậy! Một con trùng hiện rơ trong tách nước.
- Hăy chuyền ṿng ṿng.
Lần này các đệ tử thật sự thấy rơ một con trùng tám chân, sắc thân năm màu, không giống như những con trùng trên thế giới này. Tối đó, mọi người đều thấy được những ǵ mà họ chưa từng thấy, c̣n thầy dâng nước lên cho Ngài cũng học được một bài học.
Sau việc này, Ngài dạy:
- Thầy không muốn là người mà khiến cho con phải bỏ mất buổi tụng kinh chiều. Thầy không có đủ phước đức, nên không muốn chịu trách nhiệm về nhân quả này.
Tháng tám, năm 1976, Vạn Phật Thánh Thành.
Lần thứ nhất tại Vạn Phật Thánh Thành tổ chức Tam Đàn Đại Giới. Khi đó, Ngài làm vị Đắc Giới Ḥa Thượng. Đặc biệt, trong lần truyền giới này, có sự chứng minh của nhị vị ḥa thượng người Việt Nam là ḥa thượng Đức Niệm và cố ḥa thượng Thiện Thanh.)
Vạn Phật Thánh Thành
Do đức hạnh của Ngài chiêu cảm, càng ngày có thêm nhiều thiện nam tín nữ, phát tâm xuống tóc tu hành, gia nhập tăng đoàn.
Ban phước lành cho rùa
Sau khi được thả xuống nước, những con rùa trong h́nh, không nở rời xa ân nhân của chúng, nên quay đầu lại nh́n, trước nguyên do được thả kỳ lạ. Việc xoay đầu lại nh́n, biểu thị sự cảm ân của chúng, khiến Ngài nhoẽn miệng cười, âm thầm ngửa tay ra để ban phước lành cho chúng.
1977, Vạn Phật Thánh Thành
Khi phái đoàn tôn giáo đến thăm Vạn Phật Thánh Thành, ngài bảo hồng y Vu B́nh:
Ngài là Phật Tử giữa những người thiên chúa giáo, c̣n tôi sẽ là người Thiên Chúa giáo giữa những người Phật Tử.
Hồng y Vu B́nh đồng ư.
1977, Tại công viên cầu Kim Môn.
Tín chúng đang trên đường đến công viên cầu Kim Môn, để tham gia pháp hội Cầu Mưa, hy vọng giải trừ hai năm hạn hán đă khiến vùng California, trở nên khô cằn.
1977, Tại công viên cầu Kim Môn.
Mọi người đều luân phiên niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm và chú Cầu Mưa. Cộng thêm, có những bài pháp, giảng về lư nhân quả căn bản: Tại sao trời không mưa? Chỉ v́ chúng ta quá tham lam ích kỶ, tiêu xài nước hoang phí. Nếu biết tự nhận ra lỗi lầm này mà thành tâm sám hối, th́ sẽ được cảm ứng.
Người tham gia pháp hội Cầu Mưa, lần lần tăng thêm. Đại chúng vừa xướng tụng, vừa lễ bái. Trong lúc mọi người tụng niệm chú ngữ Cầu Mưa th́ nền trời bắt đầu hiện lên những áng mây trắng, và gió cũng thổi đến.
Có mưa không? Vâng, đă có mưa. Sáng ngày hôm sau, tại huyện Mendocino, phía bắc thành phố Cựu Kim Sơn (Vạn Phật Thánh Thành nằm trong huyện này), báo chí đăng tải là đă có mưa. Đến 11:30 giờ trưa cùng ngày, mưa xuống khắp thành phố Cựu Kim Sơn. Những phóng viên nhà báo, trở lại Max Meadow, nơi mà họ đă đến và viết tin tức về pháp hội Cầu Mưa vào ngày hôm trước, để tường thuật sự việc, ngay tại nơi đây. Cô phóng viên tường thuật: Nơi đây, một bàn thờ do các Phật tử thiết lập để cầu mưa. Trời vừa đổ mưa thuận theo lời cầu nguyện của họ. Hôm nay, một vũng nước lớn đọng nơi bàn thờ được thiết lập.
Ngài ở lại chùa, không đến tham gia pháp hội Cầu Mưa tại công viên cầu Kim Môn, nhưng trực tiếp chỉ đạo toàn pháp hội.
Mùa xuân năm 1978, Vạn Phật Thánh Thành
Hội thảo về đề tài Tử vong và lâm chung. Một phần của hai gốc cây Ái Kiết, là chủ đề trong cuộc hội thảo về Tử vong và lâm chung.
Gốc cây này được t́m thấy trong chùa trong dịp hội thảo, và được mang đến cho Ngài. Ngài giải thích rằng gốc cây này chính là một cặp vợ chồng. Trong đời tiền kiếp, họ đă cùng nhau thề nguyền rằng đời đời kiếp kiếp sẽ không măi rời nhau. Do v́ cộng nghiệp, đời này họ trở thành hai gốc cây, vĩnh viễn ôm bọc lấy nhau. Ngài bảo: Ái t́nh vốn là cội gốc của ḍng sanh tử luân hồi.
Ngài thuyết pháp trong kỳ thiền thất vào mùa đông. Mỗi năm, Vạn Phật Thánh Thành luôn tổ chức thiền thất vào mùa đông. Thiền thất chiếm khoảng vài tuần. Mỗi ngày, thiền sinh ngồi thiền từ ba giờ sáng đến mười hai giờ tối. Giữa mỗi lần ngồi, thiền sinh có hai mươi phút nghỉ ngơi. Vào buổi chiều, được nghỉ khoảng một giờ. Dưới sự dạy dỗ kiên nhẫn của Ngài, các đệ tử dần dần học những phương cách ngồi thiền. Khi đó, mọi người đều ngưng mọi công việc hằng ngày để tham gia vào kỳ thiền thất hiếm hoi này.
Tiểu trai đường (nhà ăn nhỏ) tại Vạn Phật Thánh Thành. Lúc đầu, tại Vạn Phật Thánh Thành, tất cả mọi vật đều rất đơn giản. Ngài thường cùng với các đệ tử tỳ kheo, tỳ kheo ni thọ trai. Củi đốt trong nhà sưởi là nguồn nhiên liệu chính để sưởi ấm đại chúng trong lúc ăn cơm.
Pḥng Vô Ngôn.
Ngài hiển thị Tam Muội Du Hư, trong lúc đang dạy về thần chú Thủ Lăng Nghiêm tại pḥng Vô Ngôn. Mỗi câu chú, Ngài đều làm một bài kệ, bao hàm những nghĩa lư nhà Phật thâm thúy.
Ái nhân bất thân cố kỳ nhân
Lễ bỉ phất đáp kính vị chân
Hồi quang phản chiếu cầu chư kỶ
Cảm ứng đạo giao mạt mê thần
dịch:
Thương người, người chẳng gần, hăy nh́n lại ḷng nhân từ của ḿnh.
Lễ người, người chẳng đáp, ḷng cung kính của ḿnh chưa chân thật.
Xoay ánh sáng lại vào ḿnh, t́m giải đáp từ bên trong.
Cảm ứng đạo giao, chớ bị mê muội v́ thần.)
*Năm 1977, mồng bảy tháng giêng, hai đệ tử xuất gia người MỸ, Hằng Thật và Hằng Triều, v́ cầu nguyện ḥa b́nh thế giới, phát nguyện hành ba bước một lạy, từ chùa Kim Luân, Los Angeles, đến Vạn Phật Thánh Thành, bắc California. Tháng mười một, ông Vu B́nh, hồng y Thiên Chúa giáo, hướng dẫn phái đoàn các tôn giáo đến viếng thăm Vạn Phật Thánh Thành.
(Phụ chú:
Vùng biển phía tây, MỸ quốc.
Hai thầy Hằng Thật và Hằng Triều phát tâm cuộc hành hạnh ba bước một lạy. Trong thời gian này, Ngài lập ra năm tông chỉ: Không tranh, không tham, không cầu, không ích kỶ, không tự lợi. Sau này, tại Vancouver, Ngài cộng thêm một tông chỉ nữa là không nói láo.)
*Năm 1978, từ ngày ba mươi tháng bảy đến ngày hai mươi bảy tháng chín, thể theo lời thỉnh mời của các hội Phật Giáo vùng Đông Nam Á, Ngài hướng dẫn phái đoàn hoằng pháp Á Châu, thuộc Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới, Đại Học Phật Giáo Pháp Giới qua Mă Lai Á, Tân Gia Ba, Thái Lan, Hồng Kông. Trong mười hai ngày hoằng pháp tại Mă Lai Á, có hơn sáu ngàn người thọ giới quy y Tam Bảo. Từ mồng mười đến ngày mười bảy tháng chạp, Vạn Phật Thánh Thành cử hành lễ truy niệm và cầu siêu độ trong bảy ngày liền cho hồng y Vu B́nh, thị trưởng thành phố Cựu Kim Sơn George Moscone, cùng bao linh hồn tử nạn trong pháp giới. Vào lúc ấy, Ngài giảng kinh Địa Tạng.
(Phụ chú:
1978 Mă Lai Á.
Khi Ngài qua Đông Nam Á hoằng pháp,trên đường ghé lại Mă Lai Á, thầy Hằng Triều và sa di Quả Đồng đều bị bịnh, nên đồng tịnh dưỡng tại một căn pḥng. V́ bịnh t́nh thầy Hằng Triều rất nghiêm trọng, nên Ngài bảo thầy Hằng Thật trông coi ngày đêm. Trưa hôm nọ, đang lúc tụng chú Đại Bi, sa di Quả Đồng chợt ngủ gục, đột nhiên thấy quỶ vô thường cỡi gió lạnh đến. Việc này cả hai thầy kia đều cảm giác được. Thân ốm gầy, đội nón cao, quỶ vô thường tuyên bố là thời gian đă đến, Quả Đồng nên đi theo nó. Giữa ranh giới sống chết, Quả Đồng run rẩy, lập tức vội vă niệm chú Đại Bi. Khi đó, thầy Hằng Triều đang nửa mê nửa tỉnh. Mặc dầu bận rộn mệt mỏi v́ thuyết pháp cả ngày, nhưng Ngài vẫn từ bi đến thăm, nâng tay thầy Hằng Triều lên, khiến cho thầy từ từ mở mắt, tỉnh giác được hoàn cảnh xung quanh. Diêm Vương muốn thầy Hằng Triều chết. V́ vậy, Ngài bắt ấn viết chú đến cho Diêm Vương. Ngài nói rằng vị đệ tử này, rất thành tâm phụng đạo. Do đó, trong bất cứ hoàn cảnh nào, Ngài cũng không cho phép Diêm Vương bắt đi. Sau đó Diêm Vương được thuyết phục và thầy Hằng Triều từ từ b́nh phục trở lại. Từ đó, cả hai thầy, Hằng Triều và Quả Đồng, nghiệm được bài học là khởi nhiều vọng tưởng rất nguy hiểm, phải nên dụng công tu hành trong đất tâm, tránh khởi tâm niệm ô trược. Sau khi lành bịnh, Ngài từ bi bảo thầy Hằng Triều:
Thầy tận lực thuyết phục Diêm Vương để cho con tiếp tục sống. Công đức tu hành tích tụ sau bao năm, nay đă hết trọn. Tuy vậy, đừng lo lắng, con vẫn có thể tích công bồi đức, v́ Phật pháp mà nỗ lực tinh tấn tu hành.
Đi đứng nằm ngồi
Chớ rời vật này.
Rời xa vật này
Sẽ là sai lầm.
Pḥng Vô Ngôn, Vạn Phật Thánh Thành.
Ngài giải thích cho các đệ tử về quyển Phật Tổ Đạo Ảnh. Mỗi vị tổ, Ngài viết tám câu kệ. Trong lớp, Ngài dùng những chủ đề: Động lực thôi thúc phát triển trí năng chủ quan, làm phương thức dạy. Các đệ tử, theo sự chỉ dẫn, thay phiên nhau, lên bảng viết, giải thích những câu kệ này bằng tiếng Anh và tiếng Tàu. Sau khi các đệ tử thực tập giảng giải xong, Ngài mới bắt đầu giải thích những câu kệ đó. Những lớp học như vầy, kéo dài khoảng bốn năm tiếng, bao gồm rất nhiều đề tài. Phụng sự giáo dục của Ngài là điều căn bản mà các đệ tử phải nhớ đến.
Ngài dạy học rất sớm (khoảng sáu giờ hay sáu giờ rưởi), với nhiều lư do:
1/ Những người lo việc nấu nướng có thể tham dự lớp học trước khi đến nhà bếp làm việc.
2/ Thầy cô giáo và học sinh có thể tham dự trước khi đến trường học.
3/ Ngài có thể đi xuống thành phố Cựu Kim Sơn sớm.
Thỉnh thoảng, vừa lúc từ thành phố Cựu Kim Sơn trở về Vạn Phật Thánh Thành, Ngài liền dạy học, không nghỉ ngơi chút nào.)
*Năm 1979, trường tiểu học Dục Lương được dời về Vạn Phật Thánh Thành. Ngày mười bốn tháng ba, trong cuộc đàm luận với Quentin Kopp, ủy viên đoàn Tổng Quản thành phố Cựu Kim Sơn, Ngài tiên đoán rằng chủ nghĩa Cộng Sản sẽ tan ră trong ṿng mười năm. Tháng mười, ngày hai mươi tháng tám, kỳ truyền Tam Đàn Đại Giới lần thứ ba tại Vạn Phật Thánh Thành được viên măn. Mồng bốn tháng mười một:
1/ Lễ khai quang thánh tượng Thiên Thủ Thiên Nhăn Quán Thế Âm Bồ Tát.
2/ Khai mở đại học Phật Giáo Pháp Giới.
3/ Ngài hoàn tất giảng toàn bộ kinh Hoa Nghiêm trong chín năm.
4/ Đệ tử xuất gia người MỸ, Hằng Thật và Hằng Triều, hoàn tất hành tŕnh ba bộ một lạy.
Ngài giảng Văn Khuyến Phát Bồ Đề Tâm, sớ kệ chú giải về chú Thủ Lăng Nghiêm, kinh Di Giáo.
*Từ năm 1980 đến năm 1986, Ngài thành lập Trung Tâm Cứu Trợ Người Tị Nạn Đông Nam Á (Việt Nam, Lào, Cam Bốt).
*Năm 1981, vào tháng chạp, Ngài tham dự đại hội Tăng Già Phật Giáo Quốc Tế lần thứ ba tại Đài Loan. Từ Ngày hai mươi chín tháng mười một đến ngày hai mươi chín tháng chạp, Ngài hướng dẫn phái đoàn hoằng pháp Á Châu thuộc Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới và Đại Học Phật Giáo Pháp Giới, lần thứ hai qua Đài Loan, Hồng Kông, Tân Gia Ba, Mă Lai Á. Ngài thuyết pháp tại các trường đại học như Berkeley, Davis, Oregon, San Francisco State. Ngài giảng phẩm Tịnh Hạnh. Ngày hai mươi bốn tháng mười, kỳ truyền Tam Đàn Đại Giới tại Vạn Phật Thánh Thành lần thứ tư viên măn. Tháng mười một , Vạn Phật Thánh Thành tổ chức đại lễ khánh thành ba cổng sơn môn, Vạn Phật Bảo Điện, Ngũ Quán Đường. Hàng ngàn người trong và ngoài nước như Đài Loan, Hồng Kông, Mă Lai Á, Tân Gia Ba, v.v... đến tham dự đại lễ. Ngài khai mở chương tŕnh huấn luyện Tăng Ni và Cư Sĩ.
(Phụ chú:
1979, Vạn Phật Thánh Thành.
Tam Đàn Đại Giới lần thứ ba. Lần truyền giới này, được sự tham gia của các vị giới sư người Tàu, người Việt (ḥa thượng Đức Niệm), người Tích Lan, người MỸ. Đây là biểu tượng đoàn kết thống nhất giữa những quốc gia Phật giáo, và nhất là hai truyền thống Bắc Tông và Nam Tông.
Tháng mười một, tại chánh điện Vạn Phật Thánh Thành, Ngài làm lễ khai quang thánh tượng Quán Âm Bồ Tát, ngàn tay ngàn mắt. Bao quanh Ngài là các đệ tử tỳ kheo trẻ tuổi người MỸ và người Á Châu. Từ trái sang phải: Thầy Hằng Tá, Hàng Triều, Hằng Vô, Hằng Thật, Hằng Cống, và sa di Quả Nhi.
Các đệ tử của vị Lạt ma Karmapa gọi điện thoại đến chùa Kim Sơn Rất nhiều lần để mong tiếp chuyện với Ngài, nhưng Ngài không nhận. Sau đó, tự thân họ đến gặp, nhưng Ngài cũng không tiếp đón. Cuối cùng họ nhắn tin lại là Lạt ma Karmapa đang bị bịnh ung thư trầm trọng. Sau khi Ngài biết được tin này, bịnh t́nh của Lạt ma Karmapa bớt được phần nào. Sau này, tự thân Lạt ma Karmapa đến thăm Ngài tại Vạn Phật Thánh Thành. Tuy không nói rơ, nhưng lần thăm viếng này là biểu thị sự cảm ân của Lạt ma Karmapa đối với Ngài. Bất cứ Lạt ma Karmapa đi đến đâu, các đệ tử đều bày biện tràng phan bảo cái. Thế nên, lần thăm viếng Vạn Phật Thánh Thành này không vượt ngoài ngoại lệ. V́ vậy, một chiếc xe chở đầy đệ tử của Lạt ma Karmapa đi sớm một giờ, để họ có thể đến Vạn Phật Thánh Thành trước, hầu mong chuẩn bị cờ xướng, trống kèn Tây Tạng, v.v... Ai ngờ được xe của họ bị hư giữa đường. Hơn một giờ sau mới chạy được. Họ rất nóng ḷng, lo lắng v́ biết rằng không thể tới Vạn Phật Thánh Thành trước khi Lạt ma Karmapa đến. V́ thế, Vạn Phật Thánh Thành rất an tĩnh khi Lạt ma Karmapa đến. Lúc đó, Ngài cùng đại chúng đang thọ trai. Lạt ma Karmapa cùng với thị giả tự thân đến t́m Ngài tại nhà ăn. Ngài mời họ ngồi vào hàng ghế bên cạnh cho đến khi thọ trai xong. Sau khi thọ trai, Ngài cùng Lạt ma Karmapa đi đến pḥng phương trượng. Vừa đến pḥng khách, đệ tử của Lạt ma Karmapa liền trải một mảnh lụa rất đẹp và trang hoàng những vật quư giá khác. Lạt ma Karmapa ngăn họ lại, bảo: Không! Không! Không phải chỗ này. Hăy dẹp hết đi!
Sau đó, Lạt ma Karmapa kéo một cái ghế, ngồi bên cạnh Ngài. Hai vị đàm luận thân mật. Khi đó, Ngài khuyên Lạt ma Karmapa nên xả bỏ tất cả, chánh thức xuống tóc xuất gia làm tăng. Ư của Ngài là khuyên Lạt ma Karmapa nên xả bỏ hết tất cả thanh danh, lợi dưỡng, th́ thọ mạng mới được dài lâu. Nếu tiếp tục làm những lễ Quán Đảnh, phung phí hết tinh lực quư báu, th́ không có cách nào để bảo tồn sanh mạng. Lạt ma Karmapa không thể tiếp thọ lời khuyên của Ngài, nên sau lần thăm viếng đó, chẳng bao lâu qua đời.)
*1983, mồng hai tháng giêng, chùa Kim Luân cử hành lễ khai quang. Tượng Ngọc Phật phóng hào quang, tỏa điềm lành.
Ngài giảng kinh Dược Sư, Niết Bàn, Luận Ngữ. Vạn Phật Thánh Thành bắt đầu lập truyền thống lễ bái Vạn Phật Bảo Sám hằng năm, trước ngày đại lễ Phật Đản.
Từ tháng mười một đến tháng giêng năm kế, Ngài phái các đệ tử thuộc Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới, đại học Phật Giáo Pháp Giới, lần thứ nhất qua Ấn Độ, Tân Gia Ba, Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ Dương, Đức quốc, Úc Châu, Pháp quốc, và Anh quốc hoằng pháp.
*Năm 1984, Ngài thành lập chùa Kim Phong ở Seattle, chùa Kim Phật ở Vancouver, Gia Nă Đại. Ngày hai mươi bảy tháng năm, đại học Phật Giáo Pháp Giới cử hành lễ tốt nghiệp đầu tiên. Ngài giảng chương Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông.
*Năm 1985, Ngài giảng Chứng Đạo Ca của đại sư Huyền Giác, Thủy Kính Hồi Thiên Lục, Văn Khuyến Phát Bồ Đề Tâm.
(Phụ chú:
Tháng mười hai năm 1985.
Lúc pháp sư Hải Đăng qua MỸ thăm viếng Ngài, cùng đi có các viên chức chánh phủ cao cấp. Họ quay một cuốn phim về vơ thuật của pháp sư Hải Đăng. Pháp sư Hải Đăng cũng truyền môn Đồng Tử Công căn bản cho các đệ tử của Ngài với điều kiện là không thể truyền công phu này ra ngoài. Ngài cũng thỉnh pháp sư Hải Đăng giảng kinh Lăng Nghiêm phần Tứ chủng thanh tịnh minh hối (lời dạy của Phật về bốn loại thanh tịnh). Ngài tán thán ca ngợi pháp sư Hải Đăng và nói rằng chỉ có những vị giữ giới thanh tịnh và tâm chánh trực mới có khí chất dũng mănh giảng giải về đoạn kinh văn này. Để biểu hiện sự cung kính đối với pháp sư Hải Đăng, Ngài cùng các đệ tử cùng nhau quỳ xuống nghe giảng kinh.
Vào những năm cuối của thập niên tám mươi.
Dầu Ngài đi đến nơi nào, chúng sanh trong chín pháp giới đều tôn trọng cung kính. Những ai mở mắt thần (thiên nhăn thông) thỉnh thoảng có thể thấy họ, c̣n những người thường th́ không thể thấy. Tuy chỉ có mắt thịt, nhưng đối với người có tâm thâm tín th́ cũng có thể cảm nhận được. Với đức hạnh cao vời, Ngài cảm hóa được những chúng sanh hữu h́nh lẫn vô h́nh.
Lần nọ, khi thăm viếng một đạo tràng chi nhánh tại Gia Nă Đại, có một con rồng, ở nơi đây, đợi Ngài đă hơn hai ngàn năm, đến thọ giới quy y với Ngài.)
*Năm 1986, chùa Kim Sơn dời về địa điểm mới ở khu phố Tàu vùng Cựu Kim Sơn. Ngài thành lập hội in kinh Phật Giáo Pháp Giới tại Đài Loan.
Từ mồng bốn đến mồng sáu tháng bảy, Vạn Phật Thánh Thành tổ chức lễ kỶ niệm mười năm thành lập.
Mồng sáu tháng bảy, lễ tốt nghiệp chương tŕnh huấn luyện Tăng Ni và Cư Sĩ lần đầu tiên được cử hành.
Ngài thành lập chùa Hoa Nghiêm ở Calgary, Gia Nă Đại.
*Năm 1987, ngày hai mươi chín tháng giêng, chùa Kim Sơn cử hành lễ khai quang ba tôn tượng đức Như Lai.
Ngày hai mươi hai tháng ba, nhân dịp vía Bồ Tát Phổ Hiền. Chùa Kim Phong cử hành lễ khai quang thánh tượng chư Bồ Tát Phổ Hiền, Văn Thù, Vi Đà, Già Lam.
*1987, mồng mười tháng năm, nhân dịp lễ vía Bồ Tát Văn Thù, chùa Kim Sơn cử hành lễ khai quang thánh tượng Văn Thù và Phổ Hiền.
Tháng bảy, Ngài tham dự và diễn giảng tại các hội nghị ở NewYork, Texas, vùng tây ngạn nước MỸ.
Từ ngày mười tám đến ngày hai mươi bốn tháng bảy, Ngài chủ tŕ lễ Thủy Lục Không, thỉnh gần một trăm vị tăng từ Trung Quốc đại lục qua dự. Lần đầu tiên trong lịch sử Phật Giáo Trung Quốc, có nhiều người Tàu từ nội địa lẫn hải ngoại đến tham dự đại lễ.
Tháng tám, Ngài khai mở hội nghị Liên Kết Các Tôn Giáo Trên Thế Giới. Ngài mời đại diện các đoàn thể Phật Giáo, Nho Giáo, Cơ Đốc Giáo, Hồi Giáo, và Đạo Giáo đến bàn thảo về những vấn đề nghiêm trọng trong xă hội hiện thời như luân lư, gia đ́nh, khoa học, kỸ thuật, tôn giáo, giáo dục, v.v...
Cũng trong tháng tám, Ngài được mời đến trường đại học Berkeley tham dự đại hội liên tôn giữa Phật Giáo và Gia Tô Giáo, và thuyết giảng về đề tài: Thiền và cầu nguyện.
(Phụ chú:
1987, Vạn Phật Thánh Thành.
Đáp ứng lời mời của Ngài, phái đoàn tăng sĩ Phật giáo từ Trung Hoa lục Địa do pháp sư Minh Dương (phó chủ tịch hội Phật Giáo toàn Trung Quốc), pháp sư Chân Thiền, pháp sư Diệu Thiện, hướng dẫn, đến thăm viếng và làm lễ Thủy Lục Không tại Vạn Phật Thánh Thành.
Trong kỳ pháp hội Thủy Lục Không này, toàn thể tăng chúng ở tại nội đàn, ngoại đàn (mỗi đàn phân làm sáu đàn nhỏ), mỗi ngày đồng tụng kinh, niệm Phật, lễ sám. Tối đến, làm lễ Diệm Khẩu Từ Bi để siêu độ tất cả chúng sanh vô h́nh đang bị khổ nạn. Tất cả công đức trong kỳ pháp hội này đều hồi hướng về tất cả chúng sanh ở trên mặt đất, dưới nước hay trên không.)
*Năm 1988, mồng sáu tháng tư, thư kư tiểu bang California, bà Giang Nguyệt Trụ, đến viếng thăm chùa Kim Sơn. Ngài đến đại học British Columbia ở Gia Nă Đại, thuyết giảng về đề tài: Đại Học Yếu Chỉ, Nho Giáo, Căn Bổn Làm Người, Làm Thế Nào Để Phát Huy Truyền Thống MỸ Đức Trung Quốc Trong Xă Hội Hiện Tại, Truy Tầm Trí Huệ và Ḥa Hợp.
Ngày hai mươi tám tháng tám, Ngài chủ tọa hội nghị tôn giáo, luân lư, khoa học, giáo dục, triết học, học thuật, và thuyết giảng đề tài: Chân nghĩa của sự đào sâu tiềm năng trí huệ của nhân loại.
Mồng mười tháng chín, Vạn Phật Thánh Thành cử hành đại lễ khai quang thánh tượng Bồ Tát Địa Tạng cùng pháp hội Địa Tạng. Tháng chạp, Ngài hướng dẫn phái đoàn thuộc Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới, đại học Phật Giáo Pháp Giới qua Đài Loan, Tân Gia Ba, Mă Lai Á, và Hồng Kông hoằng pháp lần thứ ba, thể theo lời thỉnh mời của các đạo tràng lớn ở những nơi đó. Ngài cử hành pháp hội Hộ Quốc Tiêu Tai Hoạn Nạn và các hoạt động hoằng pháp khác. Ngài cũng thành lập Phật Học Viện Chánh Pháp tại Đài Loan.
*Năm 1989, Ngài thuyết giảng về đề tài: Những biến chuyển lớn ở Trung Quốc trong thế kỶ vừa quatại các đại học ở MỸ quốc và hải ngoại.
Tháng giêng, Ngài là quư khách của cựu tổng thống Bush trong đại lễ nhậm chức Tổng Thống Hoa Kỳ. Ngài là đại biểu người đông phương duy nhất trong buổi lễ cầu nguyện Quốc Gia.
Tháng ba, Ngài thuyết giảng tại trung tâm hội Quaker ở Philadelphia về đề tài: Phục hưng luân lư, Đạo đức thực tiển, và những điểm tương đồng giữa Phật giáo, Gia Tô giáo, Nho giáo. Ngài cũng diễn giảng cho hội Phật Giáo tại vùng Hoa Thịnh Đốn.
Mồng một tháng tư, linh mục John Rogers, giảng viên tôn giáo tại đại học Humboldt State, hướng dẫn vài chục nam nữ sinh viên đến tham quan Vạn Phật Thánh Thành. Ngài thuyết giảng đề tài: Quan điểm trí huệ của Phật giáo, tại đại học Oregon. Ngài đến đại học British Columbia, Gia Nă Đại, thuyết giảng về đề tài: Trách nhiệm căn bản làm người. Phật giáo và luân lư. Hiếu thảo là cội gốc làm người. Yếu chỉ lập mạng. Làm thế nào để xây dựng một gia đ́nh hạnh phúc.
Tháng bảy, Ngài thuyết giảng về đề tài: Làm thế nào để cải đổi nền giáo dục. Những chuyển biến lịch sử ở Trung Quốc trong thế kỶ vừa qua. Trung Quốc đạo đức quán, tại đại học Hạ Uy Di.
Từ ngày mười lăm tháng bảy, đến mồng năm tháng tám, đại học Phật Giáo Pháp Giới chủ tọa hội thảo và thực hành luân lư.
Mồng mười tháng tám, Ngài đàm luận với một giáo sư đại học Humboldt State về đề tài: Đối thoại giữa Phật giáo và Gia Tô giáo.
Mồng hai tháng chín, kỳ truyền Tam Đàn Đại Giới lần thứ năm viên măn. Mồng chín tháng chín, Ngài thuyết giảng tại đại học Minnesota ở thành phố Minneapolis về đề tài: Làm thế nào để cải thiện nền giáo dục hiện thời. Những chuyển biến ở Trung Quốc trong ṿng thế kỶ vừa qua. Từ mồng mười đến ngày mười một tháng chín, Ngài thuyết giảng tại đại học Wisconsin (Madison) về đề tài: Những vấn đề căn bản giữa Phật giáo và con người. Sự quan hệ giữa các tôn giáo trên thế giới.
Từ ngày mười bảy đến ngày mười chín tháng chín, Ngài tới đại học British Columbia, Gia Nă Đại thuyết giảng về đề tài: Trách nhiệm của chúng ta đối với xă hội, quốc gia, và thế giới. Khoa học căn bản. Quan điểm Phật giáo về cải đổi vận mệnh con người. Mục đích và sự phát triển chánh yếu cho thanh thiếu niên hiện tại. Luận về nhân quả trong Phật Giáo.
Từ mồng chín tháng mười đến mồng ba tháng mười một, Ngài hướng dẫn phái đoàn hoằng pháp thuộc Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới và đại học Phật Giáo Pháp Giới đến Đài Loan chủ tŕ pháp hội Quán Âm Đại Bi, Hộ Quốc Tiêu Tai Diệt nạn. Khi ấy, tại thành phố Cựu Kim Sơn, MỸ quốc, xảy ra trận động đất lớn, Ngài tuyên bố rằng nếu c̣n ở tại thành phố Cựu Kim Sơn ngày nào th́ Ngài không cho phép có thêm một trận động đất nào xảy ra nữa. Mồng bốn tháng mười một, Vạn Phật Thánh Thành cử hành lễ khai quang thánh tượng Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Như Lai. Từ mồng chín đến ngày mười một tháng mười một, Ngài giảng thuyết về đề tài: Căn bản giáo dục là ǵ, và chủ tọa hội nghị Nghiên Cứu Phật Học cùng Cách Thức Tu Tŕ.
Từ ngày ba mươi tháng mười một đến mồng ba tháng chạp, Ngài thuyết giảng tại đại học Austin, Texas. Ngài thành lập Pháp Giới Thánh Tự tại Cao Hùng Đài Loan.
(Phụ chú:
1989, Đài Loan.
Ngài hướng dẫn đoàn hoằng pháp đến Đài Loan, để cử hành pháp hội Từ Bi Tiêu Tai Hộ Quốc. V́ chúng sanh ở Đài Loan, Ngài tuyệt thực trong ba mươi ngày liền. Đang khi tổ chức pháp hội này tại Đài Loan, th́ ở vùng Cựu Kim Sơn, MỸ Quốc, xảy ra một trận động đất lớn. Do đó, Ngài lập tức trở về MỸ để cứu nạn, rồi bay trở qua Đài Loan, chủ tŕ pháp hội diễn giảng kinh điển tại vùng bắc bộ, trung bộ, nam bộ của Đài Loan (sau lần động đất tại vùng Cựu Kim Sơn, Ngài tuyên bố là nếu c̣n ở nơi đó một ngày, Ngài không bao giờ cho phép có một trận động đất nữa.)
*Năm 1990, mồng hai tháng hai, Ngài thuyết giảng tại đại học Berkeley về đề tài: Đạo lư giữa đạo Phật và con người.
Mồng bảy tháng hai, Ngài chủ tọa đại hội Phật giáo Quốc Tế, với chủ đề: Phật giáo trong thế kỶ thứ hai mươi mốt, do hội Dhammakaya ở Thái Lan tổ chức.
Ngày mười chín tháng hai, Ngài thuyết giảng tại University of California at Los Angeles về đề tài: Làm thế nào để dẹp khổ đau, đạt được an lạc, và chủ tọa hội thảo tham thiền.
Tháng ba, báo Kim Cang Bồ Đề Hải được phát hành lần đầu tiên tại Đài Loan. Từ ngày hai mươi đến ngày hai mươi ba tháng tư, Ngài thuyết giảng tại thành phố Atlanta, Georgia.
Tháng năm, năm đệ tử xuất gia người MỸ qua truyền giới tại chùa Long Hoa, Thượng Hải, Trung Quốc. Cựu tổng thống Bush đánh điện tín đến Vạn Phật Thánh Thành chúc mừng Ngài cùng các đệ tử. Mồng tám tháng năm, Ngài chánh thức nhậm chức Chủ Lễ Tôn Giáotrước cảnh sát trưởng thành phố Cựu Kim Sơn, ông Frank Jodan.
Từ ngày hai mươi sáu đến ngày hai mươi bảy tháng năm, Ngài thuyết giảng tại đại học University of Washington in Seattle.
Ngày mười sáu tháng sáu, cảnh sát trưởng thành phố Cựu Kim Sơn, ông Frank Jodan, đến viếng thăm Vạn Phật Thánh Thành và trao đổi ư kiến với Ngài về xă hội cùng giáo dục. Từ ngày hai mươi mốt đến ngày hai mươi bảy tháng sáu, Ngài thuyết pháp tại vùng Hoa Thịnh Đốn.
Từ ngày mười ba tháng bảy đến mồng bốn tháng tám, Vạn Phật Thánh Thành, chủ tọa hội thảo về: Đạo Phật và con người trong hiện tại.Trong thời gian đó, Ngài thuyết về Mạnh Tử.
Từ ngày ba mươi mốt tháng tám đến ngày hai mươi mốt tháng chín, thể theo lời thỉnh mời của tín chúng Đài Loan, Ngài hướng dẫn phái đoàn hoằng pháp thuộc Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới, đại học Phật Giáo Pháp Giới qua Đài Loan, chủ tŕ pháp hội kỶ niệm 150 năm ngày sinh của đại lăo ḥa thượng Hư Vân, cùng đại lễ Toàn dân niệm Phật cầu phước, tiêu tai hoạn nạn, tại ṭa nhà kỶ niệm Trung Chánh, Đài Bắc. Có hàng chục ngàn người tham gia. Trên hư không, hiện muôn ngàn ánh sáng, báo hiệu điềm lành.
Tháng mười, thể theo lời thỉnh mời của các hội đoàn Phật giáo tại nước Anh, Pháp, Bỉ, và Ba Lan, Ngài hướng dẫn phái đoàn hoằng pháp quốc tế thuộc Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới và đại học Phật Giáo Pháp Giới, qua Âu Châu thuyết pháp. Chủ đề: Giáo lư đức Phật vượt thời gian và không gian. Trí huệ chân thật vĩnh hằng bất biến, trong đó nhấn mạnh đề tài: Phật giáo và triển vọng ḥa b́nh thế giới. Giáo dục trong Phật giáo và phương pháp ứng dụng. Dung hợp truyền thống Nam tông và Bắc tông trong Phật giáo, và hợp quần các tôn giáo trên thế giới.
Mồng bảy tháng mười, Vạn Phật thánh Thành tổ chức chương tŕnh Trưởng Thanh Đại Học, trong hai tuần lễ, với đề tài: Hoạt động tinh tấn tu hành của người già. Kể từ đó, Vạn Phật Thánh Thành thường tổ chức chương tŕnh này cho người già.
Mồng sáu tháng mười một, Ngài phái đệ tử qua Bắc Kinh cung thỉnh Long Tạng (đại tạng kinh)về Vạn Phật Thánh Thành, biểu tượng sự quan hệ giữa Phật giáo Trung-MỸ trên đà phát triển và Phật giáo truyền sang Tây Phương. Chùa Kim Luân dời về địa điểm mới.
(Phụ chú:
Lănh đạo phái đoàn hoằng pháp sang Anh Quốc thăm viếng tăng đoàn Nam Tông, 1990
Đốn tiệm tuy thù,
Thành công tắc nhất
Hà phân Nam Bắc
Thánh phàm tạm dị,
Căn tánh khước đồng
Mạc luận Đông Tây.
Dịch:
Đốn tiệm tuy khác,
Thành công tức một
Sao phân Nam Bắc
Thánh phàm tạm khác,
Căn tánh đều đồng
Chớ luận Đông Tây.
Ngài là Thượng Khách tại hội nghị Quốc Tế về đề tài: Phật giáo bước vào năm 2000, do Tổng hội Pháp Thân ở Thái Lan tổ chức.
1990, Anh Quốc.
Pháp sư Ajahn Sumedho rất tôn sùng, cung kính và tin tưởng Ngài. Pháp sư thường đến Vạn Phật Thánh Thành và các đạo tràng chi nhánh, để gần gũi, thân cận và tiếp thọ những lời giáo huấn của Ngài. )
*Năm 1991, viện Phiên Dịch Kinh Quốc Tế và Trung Tâm Hành Chánh của Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới được dời về thành phố Burlingame, California.
Từ mồng tám đến hai mươi tháng giêng, do sự thỉnh mời của chùa Minh Nhật, tỉnh Kiết Lâm, Trung uốc, Ngài phái các đệ tử qua đó thăm viếng và hội thảo về Phật Pháp.
Bắt đầu từ ngày mười sáu tháng hai, công phu khuya tại Vạn Phật Thành được kết hợp theo hai truyền thống Bắc tông và Nam tông. Tụng chú Lăng Nghiêm và kinh tiếng Pali. (ghi chú: Năm 1992, sửa lại là cách mỗi ngày thay đổi tụng kinh bằng tiếng Anh và tiếng Tàu.)
Mồng ba tháng năm, thượng tọa Ajahn Amaro, đại diện tăng đoàn tại trung tâm Phật giáo Amaravatti, cúng dường y bát Nam tông cho tăng đoàn Vạn Phật Thánh Thành. Đây là biểu tượng sự hợp nhất giữa Nam tông và Bắc tông, lật trang sử mới trong lịch sử Phật giáo.
Từ ngày hai mươi mốt tháng sáu đến ngày mồng sáu tháng bảy, pháp sư Ajahn Sumedho ở trung tâm Phật giáo Amaravati, hướng dẫn thiền thất theo truyền thống Nam tông tại Vạn Phật Thánh Thành.
Ngày mười bốn tháng bảy, kỳ Truyền Tam Đàn Đại Giới lần thứ sáu được tổ chức tại Vạn Phật Thánh Thành.
Ngày hai mươi tám tháng chín, nhân kỶ niệm mười năm thành lập Nhật Báo Quốc Tế, Ngài được mời đến thuyết giảng về chủ đề: Phóng nhăn quan, nh́n thế giới.
Từ mồng bốn đến mười lăm tháng mười, Ngài phái các đệ tử thuộc phái đoàn hoằng pháp đến Seattle, Vancouver, Calgary, Edmonton, và Toronto thuyết pháp với đề tài: Phật giáo là tôn giáo đang trên đà phát triển mạnh mẽ tại vùng Bắc MỸ. Lại có những chủ đề khác như: Không giết hại. Tâm an lạc của con người ảnh hưởng đến ḥa b́nh thế giới. Ăn chay, sự chọn lựa của ḷng từ bi và lư trí. Quan điểm Phật giáo về cộng nghiệp của một quốc gia và biệt nghiệp của mỗi con người. Yếu tố quan trọng của nền giáo dục, luân lư.
Ngài thành lập chùa A Di Đà tại Hoa Liên, Đài Loan.
(Phụ chú:
Tam Đàn Đại Giới năm 1991.
Ba vị Tôn Chứng Sư: Ḥa Thượng Tuyên Hóa, Ḥa thượng Trung Quán, Pháp Sư Sumedho.)
*Năm 1992, Ngài chủ tŕ lễ sám hối cho bốn tỳ kheo (Hằng Trường, Hằng Triều, Hằng Tả, Hằng Thuận).
Từ mồng bảy tháng hai đến mồng ba tháng tư, thể theo lời thỉnh mời của các đoàn thể Phật giáo vùng Đông Nam Á, Ngài phái các đệ tử thuộc Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới và đại học Phật Giáo Pháp Giới, đoàn hoằng pháp Á Châu, qua Đài Loan, Hồng Kông, Ấn Độ Dương, Tân Gia Ba, Mă Lai Á, lần thứ năm. Phái đoàn hoằng pháp chủ tŕ lễ Vạn Phật Bảo Sám trong ba tuần liên tiếp ở Mă Lai Á.
Ngày mười sáu tháng ba, đại học Humboldt State University thỉnh mời chư vị pháp sư tại Vạn Phật Thánh Thành làm lễ khai quang đại hội triển lăm văn hóa nghệ thuật Á Châu tại trường.
Ngày hai mươi tháng tư, thể theo lời thỉnh mời của cựu tổng thống Bush, Ngài hướng dẫn mười tám vị hội viên Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới đến phủ Tổng Thống dự buổi tiệc tối do cựu tổng thống tiếp đăi.
T.H.P.G. P.G (Tổng hội Phật Giáo Pháp Giới) viếng thăm ṭa Bạch-ốc: Mười tám thành viên của T.H.P.G.P.G nhận lời mời của cựu tổng thống Bush, đến dự buổi yến tiệc vào buổi tối do cựu tổng thống thiết đăi vào ngày 20 tháng tư năm 1992 tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Thư mời dự tiệc của cựu tổng thống nhằm tỏ ḷng tri ân Ngài đă từng đón tiếp cựu tổng thống tại quảng trường Portsmouth Square ở thành phố Cựu Kim Sơn vào bốn năm về trước, khi ông ta đang làm phó tổng thống của chính quyền Reagan và ra tranh cử tổng thống. Lúc ấy, vào ngày 14 tháng 9 năm 1988, trước quần chúng tại quảng trường Portsmouth Square, vốn là nhà lănh đạo và phát ngôn viên của cộng đồng người Tàu, Ngài phát biểu: Sống trên nước MỸ, chúng ta phải tuyển chọn một vị tổng thống thông minh nhất, có trí huệ sáng suốt, chí công vô tư, không thiên vị. Vị tổng thống phải làm gương mẫu, không tranh, không tham, không cầu, không ích kỶ, không tự lợi, không nói láo. Phù hợp với những tiêu chuẩn này th́ mới xứng đáng làm tổng thống.
Cựu tổng thống Bush v́ nhớ cuộc họp mặt đó, nên thỉnh mời Ngài đến dự buổi yến tiệc tại ṭa Bạch-ốc. Ngài nhận lời mời và hướng dẫn các thành viên đại biểu T.H.P.G.P.G, bao gồm tăng, ni, cư sĩ từ Mă Lai Á, Hương Cảng, Đài Loan, Việt Nam, Trung Quốc, Gia Nă Đại cùng các thành viên từ thành phố Cựu Kim Sơn, viện Phiên Dịch Kinh Điển Quốc Tế, và chùa Vạn Phật Thành.
Khi được hỏi tại sao nhiều nhân sĩ Phật giáo tham gia vào đảng Cộng Ḥa, các thành viên của đoàn trả lời: Thứ nhất, chúng tôi v́ đáp ứng lời thỉnh mời của quư vị. Thứ hai, Phật tử chúng tôi quan tâm đến mối phúc lợi của quốc gia. Một quốc gia thanh b́nh an lạc hỗ trợ cho tôn giáo. Đặc biệt, chúng tôi quan tâm về việc cải cách nền giáo dục, nhằm phát huy truyền thống đạo đức thiện mỸ trong tâm thanh thiếu niên. Thêm nữa, đạo Phật là tôn giáo chính thống. Khi chánh quyền vững mạnh, tôn giáo mới hưng thịnh. Chánh quyền phải luôn v́ phúc lợi của dân chúng mà phục vụ. Chúng tôi cảm thấy có trách nhiệm hỗ trợ chánh phủ được ổn định, hầu mong dân chúng đồng hưởng lợi ích.
Có vị tại phủ tổng thống bảo: Tôi không ngờ rằng quư vị Phật tử theo đảng Cộng Ḥa.
Đáp: Chúng tôi không theo đảng phái nào cả, mà chỉ muốn góp sức để mang ích lợi đến cho mọi đảng phái như đảng Cộng Ḥa, Dân Chủ, Độc Lập, và mọi người Uống nước phải nhớ nguồn. Được hưởng thể chế tự do, nên chúng tôi phải nỗ lực phụng sự nước MỸ. Dùng chánh kiến chánh tri, người Phật tử chúng tôi nỗ lực cống hiến công sức cho quốc gia và thế giới. Việc tham dự yến hội này, chứng minh sự tham gia của chúng tôi, nhưng không giới hạn việc tham chính và làm việc cho một chính đảng nào cả. Chúng tôi muốn vận dụng quyền tự do dân chủ, đề xướng những phương thức mới mẻ để giải quyết những vấn đề trong xă hội, để khiến quốc gia ḥa b́nh, thịnh trị an lạc.
Sáng ngày 28 tháng 4 năm 1992, thành viên của T.H.P.G.P.G tham dự nhiều chương tŕnh sinh hoạt đặc biệt tại phủ tổng thống. Lănh tụ lưỡng viện quốc hội được dẫn đầu bởi ông Robert Dole của tiểu bang Kansas, tham nghị viên, lănh tụ đa đảng, cùng tham nghị viên Robert Michel, thỉnh mời đại chúng dùng điểm tâm tại pḥng ăn quốc hội. Giáo sư Ronald Epstein và bác sĩ Randy Lum đại diện
T.H.P.G.P.G tham dự buổi điểm tâm. Tham nghị viên Dole lại tổ chức buổi yến tiệc tại thư viện cũ của Tham nghị đoàn. Thầy Hằng Lai và cư sĩ Hồ Công Hạo cùng một nhóm khoảng ba mươi vị lănh tụ quốc hội đồng đàm luận, và chụp h́nh chung với các tham nghị viên. Sư cô Hằng Quư, nữ cư sĩ Hoàng Khả Thái, bác sĩ Hoàng Minh Lục và cư sĩ nữ Rosaline đồng dự buổi cơm trưa với ông bà cựu phó tổng thống Dan Quayle và Marilyn tại phủ phó tổng thống, trên đài thiên văn của hải quân. Thầy Hằng Thật, cư sĩ nữ Hồ Quả Tương, cư sĩ nam Quả Cần, và Hoàng Quả Lâm thăm viếng ṭa Bạch-ốc.
Ngày mười chín tháng năm, Ngài giảng pháp cho học sinh trường trung học Lowell tại chùa Kim Sơn.
Mồng bốn tháng bảy, ông Lâm Dương Cảng viện trưởng Ty Pháp Viện, Trung Hoa Dân Quốc, cùng vợ viếng thăm Vạn Phật Thánh Thành, và bàn thảo các vấn đề giáo dục Trung-MỸ với viện trưởng trường đại học Phật Giáo Pháp Giới. Họ cũng viếng thăm viện Phiên Dịch Kinh Điển Quốc Tế, bái kiến và cùng Ngài đàm luận về tương lai Trung Quốc, hiện t́nh nước MỸ, và phương châm trị nước, v.v...
Ngày hai mươi chín tháng bảy, ông Lương Thúc Nhung cố vấn tổng thống Đài Loan, và là cựu viện trưởng Viện Lập Pháp, đến bái kiến Ngài. Ngày hai mươi tám tháng tám, ông Trịnh Vạn Trân tổng lănh sự sứ quán Trung Hoa Đại Lục tại Cựu Kim Sơn đến bái kiến Ngài. Ngài bảo ông ta rằng trong tương lai ước nguyện sẽ làm nhịp cầu thống nhất Trung Quốc. Tháng tám, pháp hội Thủy Lục Không do chư pháp sư Đài Loan và Đại Lục hợp tác chủ tŕ. Ngày mười sáu tháng chín, Kỳ Truyền Tam Đàn Đại Giới lần thứ bảy được tổ chức tại Vạn Phật Thánh Thành.
Ngày hai mươi ba tháng mười, ông Edwin Derwiski, phó chủ tịch hội đồng ủng hộ tổng thống Bush tái cử, đến bái kiến Ngài. Trong cuộc họp báo, Ngài kiến nghị rằng nếu cựu tổng thống Bush không nhận tiền lương, làm gương cho các nhà lănh đạo nước MỸ sau này th́ nhất định sẽ tái đắc cử.
Trải qua bao năm truyền bá Phật pháp tại tây phương, dẫu chưa chính thức là công dân MỸ, nhưng sự lo lắng và ưu tư của Ngài về đất nước và nhân dân MỸ không bao giờ giảm sút. Ngài nhận thấy rằng hành động và cử chỉ của những người lănh đạo quốc gia có sức ảnh hưởng đến quần chúng rất lớn lao. Có câu: Bất cứ việc ǵ người trên làm, kẻ dưới đều gắng sức hành theo.
Đây là lư do mà Ngài mong muốn và cổ vũ những nhà lănh đạo phải có đủ nhân phẩm đạo đức, và nêu gương lănh đạo chân chính cho nhân dân. Bằng cách này, chiều hướng xấu xa băng hoại của xă hội có thể được chuyển đổi, và nhân dân được hưởng thanh b́nh, hạnh phúc ấm no.
Khi cựu tổng thống Bush ra ứng cử làm tổng thống nhiệm kỳ thứ hai vào năm 1992, nhân dịp một nhân viên văn pḥng trợ lư liên lạc công cộng tại ṭa nhà Bạch Ốc đến tiếp kiến Ngài tại trung tâm Phiên Dịch Kinh Điển Quốc Tế ở Burlingame, Ngài nói: Nếu tổng thống Bush không nhận lương, Tôi dám bảo đảm là ông ta sẽ thắng cử tổng thống.
Sau này, Ngài cũng viết một lá thơ, gởi đến cựu tổng thống Bush, lập lại lời đề nghị của ḿnh:
Thơ tŕnh tổng thống Bush tường lăm:
I. Tôi viết thơ này gởi đến Ông, khi nước MỸ đang chuyển ḿnh qua một trang sử mới: Thiên tai hoạn nạn như băo lụt động đất, và nhân họa như bịnh AIDS cùng bạo động, đang xảy ra khắp nơi trong nước. Tôi thành khẩn bàn bạc cùng kiến nghị đến với Ông trong thời điểm tranh cử tổng thống năm nay. Một lần nữa, tôi hy vọng rằng Ông sẽ sẵn sàng cố gắng hy sinh công sức để phục vụ cho nhân dân, như từng đă làm trong quá khứ.
Thưa Ông Tổng Thống! Chỉ người có đức hạnh mới có đủ tiêu chuẩn để lănh đạo nước MỸ. Do nhân dân tuyển cử, tất cả vấn đề trong và ngoài nước đều quy về trách nhiệm cho tổng thống. Trong thời điểm này, đối với Ông, việc tái thắng cử phải cần có dũng khí khác thường, nghĩa là phải bằng một sự hy sinh lớn lao với một phương pháp mới. Tôi có một phương pháp sẽ khiến cho dân chúng hiểu rơ tài năng lănh đạo của Ông. Tôi không sợ rằng Ông sẽ trách cứ v́ những lời chân thật này. Tôi đề nghị Ông làm những việc mà những tổng thống thiển kiến khó hành được, tức là làm tổng thống mà không nhận lương bổng hay quà cáp, chỉ t́nh nguyện phục vụ cho quốc dân.
Nếu Ông thông báo cho nhân dân MỸ biết là Ông sẽ không nhận lương bổng, chỉ t́nh nguyện đem tài đức để phục vụ quốc gia, th́ tôi dám bảo đảm là nhất định Ông sẽ tái thắng cử tổng thống trong nhiệm kỳ bốn năm sắp tới. Ngoài ra, từ chối nhận lương bổng, Ông sẽ thâu phục được ḷng dân mà không cần phần thưởng riêng tư. Đó là tinh thần đạo đức của tổng thống Thomas Jefferson, cha đẻ của nền dân chủ, người lănh đạo dân tộc vượt qua những khó khăn trong buổi đầu lập quốc. Ngọn gió vô tư lợi của Ông sẽ lan tràn khắp nơi trên thế giới. Những nhà lănh đạo trên toàn thế giới sẽ dẹp trừ tâm tham và noi theo gương đạo đức và dũng khí của Ông.
Một vị chính khách ra ứng cử tổng thống v́ muốn đảm nhận trách nhiệm phục vụ dân tộc với tinh thần vô vị lợi sẽ được dân chúng tôn sùng măi măi. Một vị tổng thống không nhận lương bổng hiển nhiên sẽ làm gương vô úy cho các nghị viên lưỡng viện của quốc hội, cùng các cấp đơn vị chánh phủ. Thế giới chỉ được lợi lạc khi có những nhà lănh đạo anh hùng như thế. Do đó, tôi dám khuyên rằng Ông chớ lo lắng v́ những chướng ngại cá nhân trong nhiệm kỳ tổng thống bốn năm sắp tới. Nhờ tâm vô tư lợi của Ông, nhân dân MỸ sẽ cảm động và nhất định sẽ tái tuyển cử Ông làm tổng thống. Thái độ chân tâm thành ư, v́ nước, v́ dân, v́ chánh nghĩa, và v́ trách nhiệm sẽ khiến Ông hưởng lợi ích suốt đời.
II. Trong lá thư này, tôi cũng muốn nhấn mạnh vai tṛ quan trọng của nền giáo dục trong một quốc gia dân chủ. Xin Ông hăy quan tâm về việc trọng yếu này. Học sinh và học đường là nguồn phúc lợi của đất nước. Đầu tư hay cung ứng đầy đủ cho nền giáo dục và huấn nghệ phải đứng hàng đầu của quốc gia. Một quốc gia đầu tư về kiến thức của nhân dân sẽ đào luyện dân chúng có được những quyết định hợp lư hợp t́nh và hợp nhân tánh. Việc đầu tư của chánh phủ vào nền giáo dục sẽ được đền đáp bằng sự hỗ trợ của dân chúng về nền pháp trị dân chủ, ḥa b́nh trong hằng ngày. Quốc dân được giáo dục kỸ càng th́ họ sẽ phân biệt rơ ràng những việc đúng sai, và khiến cho quốc gia ḥa b́nh. Đây là cách bảo vệ quốc gia hay nhất. Nếu được như thế th́ những vũ khí cùng binh lực tinh nhuệ thật không cần thiết. Ngược lại, nếu trẻ em không được giáo dục đàng hoàng, luôn có tâm ngỗ nghịch, không nhận ra giá trị t́nh thương của các nhà lănh đạo th́ chúng sẽ không xem trọng nền tự do dân chủ cùng bảo vệ duy tŕ hiến pháp. Hỏa tiển lớn nhất hay phi cơ bay nhanh nhất thật sẽ vô dụng, v́ kẻ địch nguy hiểm nhất là con cái chúng ta, những kẻ bị kém trí huệ và thiếu kiến thức.
Thưa Ông Tổng Thống! Đại diện cho nhân dân MỸ, tôi viết lá thơ trong thời điểm quyết liệt của cuộc bầu cử tổng thống, với niềm hy vọng là Ông sẽ giữ vững địa vị chánh đáng của một vị chèo lái con thuyền quốc gia. Tôi chẳng hề ngại rằng Ông sẽ cho lời kiến nghị này không thật tế hay lời nói quá thẳng thừng. Tuy nhiên, nếu chấp thuận ư kiến này th́ nhất định Ông sẽ tái thắng cử tổng thống. Tôi không hề muốn cầu danh hay cầu lợi v́ những lời kiến nghị này. Tôi chỉ muốn bầu cử một vị tổng thống tài đức nhất cho quốc gia này. Nếu Ông chấp nhận những lời kiến nghị trên th́ nhân dân MỸ sẽ được lợi lạc vô cùng. Nếu Ông không chấp nhận th́ tôi cũng hoàn thành trách nhiệm của ḿnh.
Chúng sanh trong thế giới mê mờ
Tài, sắc, danh, ăn, ngủ bao quanh
Người trí xả được năm món dục
Vượt hơn người, bậc thánh minh quân.
Trong lá thơ này, Ngài đưa ra kiến nghị lạ lùng: Tổng thống không nhận lương bổng, và khuyến khích cựu tổng thống Bush lănh đạo nước MỸ bằng đức hạnh.
Năm 1988, khi ông Bush ra ứng cử tổng thống lần đầu tiên, Ngài đă từng khuyến khích ông ta phải nên làm một vị tổng thống không tranh, không tham, không cầu, không tự lợi, không ích kỶ, không nói láo. Năm 1992, vào lúc cựu tổng thống Bush ra tái ứng cử tổng thống, nền kinh tế nước MỸ đang bị đ́nh trệ, và sự tín nhiệm của tổng thống đang đi xuống. Trong hoàn cảnh đó, nếu theo lời kiến nghị của Ngài th́ tổng thống Bush mới biểu hiện rơ quyết tâm thành ư phục vụ nhân dân.
Đương thời, v́ nền ḥa b́nh và phúc lợi của nước MỸ và thế giới, Ngài ra thông cáo cho bốn chúng đệ tử tại chùa Vạn Phật Thành cùng các ngôi chùa chi nhánh, mỗi ngày tụng chú Đại Bi của Bồ Tát Quán Thế Âm, cùng lễ Phật, bái sám. Thể theo lời dạy, bốn chúng đệ tử của Ngài tụng chú Đại Bi mỗi tối từ ngày 30 tháng chín đến mồng 4 tháng mười một năm 1992, tức sau ngày tổng tuyển cử.
Vào ngày 23 tháng mười, 1992, Ông Edwin Derwinsky, phó chủ tịch hội đồng tổng tuyển cử của tổng thống Bush, được giáo sư Tsu, chủ tịch của hội đồng tuyển cử MỸ-Á, hướng dẫn đến diện kiến Ngài và mở cuộc hội thảo tại trung tâm Phiên Dịch Kinh Điển Quốc Tế. Trong buổi hội thảo, Ngài nhấn mạnh lại rằng nếu tổng thống Bush không nhận lương bổng, th́ nhất định Ông sẽ tái thắng cử. Tuy nhiên, từ lúc đó, cựu tổng thống Bush vẫn chưa quyết định, nên việc tái thắng cử thật là một vấn đề khó khăn. Ngài cũng bảo rằng dẫu trường hợp nào, các Phật tử cũng phải cầu nguyện cho mối phúc lợi của nhân dân và cho nền ḥa b́nh của thế giới. Tiếc thay, cựu tổng thống Bush và những nhân viên của ông ta cuối cùng quyết định bỏ qua lời kiến nghị của Ngài. V́ vậy, như Ngài đă tiên đoán, cựu tổng thống Bush bị thất cử.
Đương thời, nước MỸ gặp phải rất nhiều vấn đề khó khăn. Bên cạnh thiên tai hoạn nạn, những vấn đề như x́ ke ma túy lan tràn khắp nơi trong toàn quốc. Nạn trộm cướp và bạo loạn tăng gia. Nạn thất nghiệp cũng lên cao. Những triệu chứng trên biểu thị phước đức của đại cường quốc này đang giảm dần.
Ông A. C. BudHarrison, cựu thị trưởng thành phố Burlingame đă từng viếng thăm Ngài nhiều lần. Theo sự quan sát của ông ta, nhiều người Á Châu vốn là công dân tốt ở bổn quốc, nhưng khi qua MỸ lại thay đổi tánh t́nh.
Ngài cũng nhấn mạnh về hệ thống trợ cấp an sinh xă hội không được phân phối đồng đều, và chỉ khuyến khích người dân làm biếng thêm; theo quan điểm của Ngài th́ do nhân dân ai cũng có thể giữ súng đạn, khiến việc trị an trong xă hội rất khó khăn. Lại nữa, t́nh dục được dạy công khai tại bậc tiểu học. Tại cấp trung học, học sinh biết hút thuốc phiện, cho đến giết người, đốt nhà. Trong đại học, lắm khi sinh viên ngủ và tắm chung với nhau. Nếu như thế, làm sao họ trở thành công dân tốt được? Lại nữa, những luật lệ ở nước này thật rất phóng túng tự do. V́ vậy, nên giáo dục tại nước MỸ thật sự bị suy đồi.
Theo Ngài nhận thấy, những việc tệ hại xảy ra trong nước đều phát xuất từ nền giáo dục băng hoại: Hiện nay, lúc c̣n nhỏ tuổi mà học sinh không chịu theo luật lệ th́ tương lai chúng sẽ không màng đến luật pháp. Đây là điều thật rất nguy hiểm. Những đứa trẻ giết người, không theo luật lệ, v.v... thật ra không phải là những đứa trẻ xấu xa, mà chỉ v́ không dạy dỗ chúng đúng đắn. Đó là lỗi của người lớn.
Tháng giêng năm 1992, khi được mời đến ṭa nhà trắng để tham dự buổi yến tiệc, Ngài đàm luận với bộ trưởng bộ giáo dục về hiện trạng suy đồi trầm trọng của nền giáo dục ở MỸ, và nhấn mạnh về nền giáo dục luân lư đạo đức. Tại MỸ, vừa hoằng dương Phật pháp, Ngài vừa cống hiến công sức cho nền giáo dục. Mục đích của Ngài là bồi dưỡng thế hệ trẻ với tinh thần không ích kỶ, không tự lợi, để nỗ lực cứu văn nền văn hóa nước nhà.
Trong những bài giảng dạy, Ngài thường khuyến khích các đệ tử hăy cùng nhau nỗ lực giải quyết những vấn đề nan giải trong hiện tại ở MỸ. Ví dụ, x́ ke ma túy là một vấn đề nghiêm trọng nhất trong hiện thời. Ma túy không những làm lăng phí tiền bạc, lại c̣n làm hư hoại thân thể trí óc của con người, và là nguyên nhân chính của các tội ác. V́ vậy, trong những pháp hội giảng kinh, Ngài thường nhắc nhở tín chúng thính giả, lúc trở về nhà, hăy kêu gọi thân quyến đừng để con cái hút thuốc phiện, mà phải khuyến khích chúng hỗ trợ và phục vụ nền ḥa b́nh cùng phúc lợi của quốc gia, nhân loại. Đây là trách nhiệm chung của mọi người.
Một vấn đề lớn ở xă hội MỸ ngày một gia tăng là đồng tính luyến ái. Có những buổi diễn hành đồng tính luyến ái hằng năm nhằm tạo ảnh hưởng đến luật pháp, để được mọi thành phần trong xă hội công nhận. Không nỡ ngồi nh́n những hiện tượng đi ngược lại thiên địa tạo hóa ngày càng phát triển rộng răi, trong những bài thuyết giảng, Ngài thường nhắc nhở các đệ tử phải nhận chân sự nghiêm trọng của vấn đề này. Mỗi lần được các chánh khách chính phủ MỸ đến cầu lời cố vấn, Ngài thường nhấn mạnh: Riêng âm không thể sanh. Riêng dương không thể trưởng dưỡng. Đồng tính luyến ái khiến diệt chủng, vong quốc. V́ vậy phải khuyến khích họ sửa đổi tánh t́nh, chớ nên dung túng.
Đối với người xuất gia, v́ trên cầu Phật đạo dưới cứu độ chúng sanh, nên tu hành với hành vi cao cả để mang lại hạnh phúc cho loài người. Đồng tính luyến ái không hướng lên t́m cầu sự tịnh hóa tâm linh mà chỉ hướng xuống t́nh dục trầm luân, khiến phát sanh nhiều vấn đề nghiêm trọng. Tuy biết rơ đồng tính luyến ái ngày càng lan rộng, nhưng v́ lương tri Ngài vẫn phải đánh tiếng về vấn đề này, hầu mong họ sớm thức tỉnh trân trọng bảo tồn Phật tánh, không thể tiếp tục tạo nghiệp thọ báo.
Trong bao năm hoằng pháp tại MỸ, đi đến đâu Ngài cũng phát dương sáu đại tông chỉ rộng răi. Tuy có người nhận rơ những tông chỉ này rất quư, nhưng v́ xă hội MỸ vốn chạy theo chủ nghĩa vật chất, nên khó mà thực hành. Ngài thường bảo rằng phải hành những ǵ khó hành, phải nhẫn những ǵ khó nhẫn.
Phải làm những ǵ không thể làm được. Phải như ngọn đèn cầy đứng vững trước gió mưa giông băo. Phải như vàng ṛng chịu đựng nung nấu trui rèn.
Hội Phước Lợi Xă Hội thuộc viện Phật Giáo Cư Sĩ và bộ An Dưỡng tại Thượng Hải ở Trung Quốc tuyên dương Ngài: Vị cao tăng bậc nhất toàn cầu.
Ngài phủ nhận lời tán thán đó.
Mồng tám tháng mười một, thể theo lời thỉnh mời của trường đại học University of California at Los Angeles, Ngài đến đó giảng thuyết về chủ đề: Đạo Phật hiện tại. Đạo đức luân lư và giáo dục.
Ngày mười lăm tháng mười một, để cứu văn nền giáo dục suy đồi, Ngài tuyên bố rằng ngày hai mươi bảy tháng mười một là ngày Chúc Thọ Người Già.
Ngày hai mươi tháng chạp, lễ Chúc Thọ Người Già trên bảy mươi tuổi được cử hành đầu tiên tại Los Angeles. Chùa Phước Huệ tại MỸ Nồng ở Đài Loan được cúng dường cho Ngài. Ngài thành lập hội Pháp Giới Căn Bản Văn Hóa Giáo Dục tại Đài Loan.
*Năm 1993, từ mồng ba đến mười tám tháng giêng, thể theo lời thỉnh mời của tín chúng Đài Loan, Ngài qua đó chủ tŕ pháp hội Lăng Nghiêm, Đại Bi và truyền tam quy y, năm giới cấm cho các cư sĩ. Khi ấy, có ba mươi tám người phát tâm xuất gia. Một Pháp Sư từ Trung Hoa đại lục qua chủ tŕ thiền thất, cải đổi gia phong ăn một ngày một buổi, đắp tăng y của Vạn Phật Thánh Thành. Thiền thất kết thúc, gia phong được phục hồi trở lại.
Ngày mười bốn tháng ba, một ứng cử viên nghị sĩ tiểu bang California cùng bốn người khác đến viếng thăm Ngài tại Vạn Phật Thánh Thành và trao đổi quan điểm về giáo dục cùng chính trị.
Mồng bốn tháng tư, lễ Lương Hoàng Bảo Sám được cử hành vào dịp khai quang chánh điện chùa Trường Đê, Long Beach ở Los Angeles. Các đệ tử cũng làm lễ chúc thọ Ngài. Ngài giảng kinh Chí Công Thiền Sư Thuyết Nhân Quả. Ngày ba mươi tháng tư, ông Hác Bách Thôn, cựu viện trưởng viện Hành Pháp của Đài Loan, viếng thăm Ngài.
Ngày mười sáu tháng năm, đoàn đại biểu Vạn Phật Thánh Thành tham dự đại lễ Phật Đản được tổ chức tại đại học Berkeley. Mồng chín tháng sáu, ông BudHarrison, thị trưởng thành phố Burlingame viếng thăm Ngài và trao đổi quan điểm về giáo dục cùng chính trị.
Từ mồng sáu đến ngày mười sáu tháng mười một, Ngài hướng dẫn phái đoàn hoằng pháp qua vùng đông bắc MỸ, thuyết pháp tại Newyork, Rochester, và các nơi khác. Ngày ba mươi tháng mười một, ông BudHarrison, thị trưởng thành phố Burlingame cùng bà phu nhân đến viếng thăm Ngài lần thứ hai. Nhân dịp đó, Ngài nói rằng tám đức tánh của con người: Hiếu, để, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sĩlà liều thuốc thần để cứu thế gian. Ngày mười bảy tháng mười hai, cô Edith Chen, nữ sĩ dương cầm quốc tế đến viếng thăm Ngài. Tại Sacramento, Ngài thành lập Pháp Giới Thánh Thành. Tịnh xá Viên Thông ở Đông Chí, Đài Loan được cúng dường cho Ngài.
*Năm 1994, ngày hai mươi sáu tháng giêng, Ngài mời ông Trần Lập Phu, cố vấn tổng thống Đài Loan, đến thuyết tŕnh tại Vạn Phật Thánh Thành. Tháng giêng, các đạo tràng thuộc Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới đồng tổ chức lễ Chúc Thọ Người Già lần thứ hai. Ngài chỉ định rằng chủ nhật đầu tháng mười một mỗi năm sẽ là ngày Chúc Thọ Người Già. Tháng hai, học sinh trung học Bồi Đức thắng cuộc thi về Thể Chế Chánh Trị của nước MỸ trong vùng quận nhất của tiểu bang California. Ngày hai mươi bảy tháng hai, Ngài chủ tŕ lễ khai quang hội Bồ Đề tại San Jose.
Mồng năm tháng ba, Ngài thuyết giảng cho hội Thanh Niên Phật Giáo Trung Quốc trường đại học Berkeley tại Vạn Phật Thánh Thành. Ngày hai mươi bảy tháng ba, thị trưởng thành phố Burlingame và chủ tịch hội đồng quản lư thị trấn Mendocino tham dự lễ vía Bồ Tát Quán Âm. Ngài thuyết giảng về đề mục: Hỗ trợ để giúp thế giới ngày một trong sáng.
Mồng chín tháng tư, nhận lời mời của liên hội Phật học đại học University at Los Angeles, University of California at Irvine, California Polytechnic Institute, Ngài thuyết giảng về đề tài: Phật Giáo và Tâm Lư Học.
Ngày hai mươi tháng tư, thể theo lời mời của đại học Berkeley, Ngài đến tham dự lễ nghinh tiếp đức Đạt Lai Lạt Ma. Từ ngày mười bảy đến ngày hai mươi ba tháng tư, Pháp Giới Thánh Thành cử hành lễ Lương Hoàng Bảo Sám. Vào ngày hai mươi bốn, các đệ tử tổ chức lễ chúc thọ cho Ngài.
Ngày hai mươi tám tháng năm, văn pḥng Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới và viện Phiên Dịch Kinh Điển Quốc Tế cử hành lễ khai quang. Ngày hai mươi chín tháng năm, Pháp Giới Thánh Thành cử hành lễ khai quang.
Tháng năm và tháng sáu, các đạo tràng thuộc Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới lần đầu tiên tổ chức lễ Nhi Đồng.
Ngày hai mươi ba tháng mười, thọ thần cây cổ thụ với 1989 tuổi ở núi Phổ Đà tỉnh Triết Giang tại Trung Quốc thỉnh cầu quy y với Ngài. Ngài thành lập viện Nghiên Cứu Học Thuật Các Tôn Giáo Thế Giới trong vùng đại học Berkeley. Tại Long Beach, Ngài thành lập chùa Phước Lộc Thọ. Chùa Kim Phong tại Seattle dời về địa chỉ mới.
*Năm 1995, mồng mười tháng giêng, thầy Hằng Thật đại diện Ngài, nhận lời mời của ông Pete Wilson, cựu thống đốc tiểu bang California, tham dự lễ tái nhiệm cử chức thống đốc. Lần đầu tiên trong lịch sử nước MỸ, tăng sĩ Phật giáo được thỉnh mời, đọc lời khai mạc lễ nhậm chức thống đốc. Tại San Jose, Ngài thành lập chùa Kim Thánh.
Mồng bảy tháng sáu, Ngài viên tịch tại Los Angeles, MỸ quốc. Một ngọn đèn sáng trên thế gian đă tắt. Y theo lời di huấn của Ngài, bốn chúng đệ tử tại các đạo tràng thuộc Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới đồng cử hành pháp hội tụng kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm, và niệm Phật trong ṿng bốn mươi chín ngày. Ngày mười hai tháng sáu, lễ nhập quan được cử hành tại chùa Trường Đê,
Long Beach. Ngày mười sáu tháng sáu, kim quan Ngài được cung thỉnh về Vạn Phật Thánh Thành. Từ ngày hai mươi sáu đến ngày hai mươi tám tháng bảy, Vạn Phật Thánh Thành cử hành đại lễ Truy Ân và Trà Tỳ đại lăo ḥa thượng Tuyên Hóa.
Mắt Trời Trí Huệ Chợt Sa; Thế Nhân Đồng Thương Tiếc.
(Phụ chú:
Ngài dạy đại chúng:
Ai ai cũng có lúc đến rồi phải đi, chớ quá buồn
khổ, hăy giữ tâm như thường ngày. Hăy phát
tâm dụng công tu hành.
Tôi từ hư không đến và trở về với hư không.)
Chương 01 || Chương 02 || Chương 03 || Chương 04 || Chương 05 || Chương 06