PHÁP HỘI ƯU BA LY
THỨ HAI MƯƠI BỐN
Hán dịch : Đường, Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chí
Việt dịch: Việt Nam, Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
Như vậy tôi nghe một lúc Đức Phật ở nước Xá Vệ tại vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc cùng chúng đại Tỳ Kheo ngàn hai trăm năm mươi người câu hội. Đại Bồ Tát có năm mươi vạn người.
Bấy giờ, Đức Thế Tôn như Long Tượng Vương nh́n xem quan sát bảo chư đại Bồ Tát: Các thiện nam tử! Ai có thể ở đời mạt thế hộ tŕ chánh pháp nhiếp thọ pháp Vô Thượng Bồ Đề được Như Lai tập họp từ trăm ngàn vạn ức na do tha a tăng kỳ kiếp và an trụ bí mật dùng các phương tiện để thành thục chúng sanh".
Liền đó Di Lặc Bồ Tát rời chỗ trịch y vai hữu gối hữu chấm đất chắp tay cung kính bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể hộ tŕ pháp Vô Thượng Bồ Đề của Đức Như Lai tập họp từ trăm ngàn vạn ức na do tha a tăng kỳ kiếp".
Sư Tử Huệ Bồ Tát cũng làm lễ bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể an trụ bí mật dùng các phương tiện thành thục chúng sanh".
Vô Tận Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể dùng quảng đại nguyện độ thoát vô tận các chúng sanh giới".
Bạt Đà La Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể khiến các chúng sanh được nghe tên tôi đều được thành thục không ai luống công".
Diệu Đức Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể khiến các chúng sanh chỗ nguyện cầu thanh tịnh đều được đầy đủ".
Vô Úy Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể nhiếp thọ vô biên thế giới chúng sanh mà làm lợi ích cho họ".
Kim Cương Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể ở trong ác đạo độ các chúng sanh cho họ giải thoát."
Trừ Chướng Bồ Tát bạch rằng: "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể giải thoát chúng sanh khỏi phiền năo trói buộc".
Trí Tràng Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể diệt trừ vô minh che tối cho các chúng sanh".
Pháp Tràng Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể thường làm pháp thí độ thoát chúng sanh".
Nhựt Tràng Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể dùng an lạc thành thục chúng sanh".
Nguyệt Tràng Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể dùng các công đức thành thục chúng sanh".
Thiên Nhăn Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn!Tôi có thể ban cho các chúng sanh tự tánh an lạc."
Quán Tự Tại Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể ở trong các ác đạo cứu vớt chúng sanh".
Đắc Đại Thế Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể độ các chúng sanh chưa được độ trong các ác đạo".
Phổ Hiền Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể khiến các chúng sanh nhớ biết quá khứ đă trải qua chịu các sự khổ liền được giải thoát".
Thiện Số Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể điều phục tất cả chúng sanh khó điều phục".
Diệu Ư Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể độ những người ưa pháp Tiểu thừa cho họ thành thục".
Thiện Thuận Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể thành thục chúng sanh hạ liệt ít trí".
Quang Tích Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể cứu vớt kẻ bị đọa súc sanh đạo khiến họ được giải thoát".
Bất Tư Nghị Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể thương xót thành thục chúng sanh ngạ quỷ khiến họ được giải thoát".
Đại Oai Lực Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể v́ các chúng sanh mà đóng cửa ác đạo".
Vô Tránh Luận Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể v́ các chúng sanh mà chỉ cho họ con đường giải thoát".
Hiền Các Tường Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể cứu cánh đoạn trừ chúng sanh khổ năo."
Nguyệt Quang Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể ban cho các chúng sanh cứu cánh an lạc".
Nhựt Quang Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể khiến các chúng sanh kẻ chưa thuần thục được thành thục".
Vô Cấu Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể khiến các chúng sanh có chí nguyện ǵ đều được viên măn".
Đoạn Nghi Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể độ thoát tất cả chúng sanh hạ liệt".
Vô Khả Úy Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể nhiếp thọ các chúng sanh xưng tán lợi ích".
Huệ Thắng Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể tùy thuận các chúng sanh thắng giải khiến họ đều được thành thục".
Quang Minh Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể hằng dùng chánh cần cứu giúp chúng sanh".
Vô Lượng Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể v́ các chúng sanh nơi tất cả pháp chỉ cho họ con đường vô vi".
Vô Sở Úy Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể đều hay thị hiện theo các thứ chí nguyện của chúng sanh".
Bửu Thắng Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể chỉ cho các chúng sanh khối trân bửu vi diệu".
Diệu Huệ Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể khiến các chúng sanh thấy tôi họ đều vui mừng và đều được thành thục".
Bửu Tạng Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể độ thoát chúng sanh rời ĺa các chướng ngại".
Bửu Hiền Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể khiến các chúng sanh tự biết túc mạng đều được thành tựu".
Bửu Thủ Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể đem các trân bửu ban cho chúng sanh khiến họ đều an lạc".
Thắng Ư Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể làm cho chúng sanh rời ĺa hẳn sự bần cùng".
Hỉ Kiến Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể bố thí cho các chúng sanh tất cả đồ họ ưa thích".
Kim Cương Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể khai thị chánh đạo cho các chúng sanh".
Phước Tướng Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể làm vui đẹp ḷng chúng sanh khiến họ được giải thoát".
Pháp Siêu Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể trừ sạch cấu nhiễm mà diễn thuyết chánh pháp".
Vô Cấu Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể yêu thương hộ tŕ các chúng sanh khiến họ đều thành thục".
Pháp Hiện Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể thường dùng chánh pháp độ thoát chúng sanh".
Không Tịch Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể khiến các chúng sanh diệt trừ độc phiền năo".
Nguyệt Thắng Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể chỉ chỗ nơi chánh pháp cho các chúng sanh".
Sư Tử Ư Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể thường dùng pháp thí lợi ích chúng sanh".
Đồng Tử Quang Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể từ chỗ ti hạ cứu vớt các chúng sanh".
Giác Cát Tường Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể khai thị chánh đạo đóng kín cửa ác đạo".
Kim Quang Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể thị hiện thân tướng để thành thục chúng sanh".
Cát Tường Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể thường làm lợi ích cho các chúng sanh".
Tŕ Thế Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể v́ các chúng sanh mà đóng cửa địa ngục".
Cam Lộ Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể làm cho các chúng sanh vượt khỏi sanh tử".
Vơng Minh Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tôi có thể đời mạt thế sau v́ các chúng sanh mà thị hiện quang minh diệt trừ phiền năo".
Tôn Giả Xá Lợi Phất nghe chư Bồ Tát dũng mănh phát hoằng thệ thành thục chúng sanh như vậy, khen chưa từng có, bạch Đức Phật rằng : "Đấng Thế Tôn hi hữu! Chư đại Bồ Tát nầy bất tư nghị có đủ đại bi phương tiện thiện xảo dũng mănh tinh tấn để tự trang nghiêm. Tất cả chúng sanh không ai lường được, không ai ngăn trở được, không ǵ che chướng ánh sáng các Ngài được.
Bạch Đức Thế Tôn! Tôi phải ca ngợi sự chưa từng có của chư đại Bồ Tát. Đó là có ai đến xin các Ngài đầu, mắt, tai, mũi, thân, thể, tay chưn tất cả vật, các Ngài đều vui cho cả chẳng hề tham tiếc.
Bạch Đức Thế Tôn! Tôi thường suy nghĩ rằng có người nào hay bức bách được chư đại Bồ Tát để cầu xin tất cả tài vật trong thân ngoài thân mà tâm họ không khiếp nhược, nên biết người ấy là Bồ Tát an trụ bất tư nghị giải thoát vậy".
Đức Phật phán : "Nầy Xá Lợi Phất! Đúng như lời ông nói. Trí huệ phương tiện cảnh giới tam muội của chư đại Bồ Tát ấy, tất cả hàng Thanh Văn, Bích Chi Phật không thể biết được.
Nầy Xá Lợi Phất! Chư đại Bồ Tát ấy hay hiện được thần thông biến hóa của Phật, làm đầy đủ chỗ muốn cầu của tất cả chúng sanh, mà ở nơi các pháp, tâm các ngài không xao động.
Nếu có chúng sanh thích làm cư sĩ kiêu mạn phóng dật, v́ thành thục họ, đại Bồ Tát hiện thân đại cư sĩ oai đức để thuyết pháp giáo hóa họ.
Nếu có chúng sanh cậy thế lực lớn mà tự kiêu mạn, v́ điều phục họ, đại Bồ Tát hiện thân Na la diên đại lực để giáo hóa họ.
Nếu có chúng sanh chí cầu Niết Bàn, v́ độ thoát họ, Bồ Tát hiện thân Thanh Văn mà giáo hóa.
Nếu có chúng sanh thích quán duyên khởi, v́ độ thoát họ, Bồ Tát hiện thân Duyên Giác mà giáo hóa.
Nếu có chúng sanh chí cầu Bồ Đề, v́ độ thoát họ, Bồ Tát hiện thân Phật khiến họ nhập Phật trí.
Như vậy, nầy Xá Lợi Phất! Chư Bồ Tát ấy dùng những phương tiện thành thục chúng sanh đều khiến an trụ trong Phật pháp.
Tại sao? V́ chỉ có Như Lai trí huệ giải thoát cứu cánh Niết Bàn, không c̣n thừa nào khác mà được độ thoát, v́ lẽ ấy mà gọi là Như Lai.
V́ như thiệt giác liễu như nên gọi là Như Lai.
V́ biết rơ các chúng sanh nhiều thứ nguyện cầu đều hay thị hiện nên gọi là Như Lai.
V́ thành tựu tất cả căn bổn thiện pháp dứt trừ tất cả căn bổn bất thiện nên gọi là Như Lai.
V́ hay khai thị con đường giải thoát cho chúng sanh nên gọi là Như Lai.
V́ hay khiến chúng sanh an trụ trong chánh đạo mà xa rời tà đạo nên gọi là Như Lai.
V́ diễn thuyết nghĩa như thiệt không của các pháp nên gọi là Như Lai.
Nầy Xá Lợi Phất! Bồ Tát biết các thứ chí nguyện của chúng sanh như vậy rồi theo chỗ đáng nên mà thuyết pháp cho họ được giải thoát, v́ hàng ngu phu khai thị thiện trí, chẳng động pháp giới mà hay hiện các thứ trang nghiêm khiến các chúng sanh thứ đệ sẽ được đến bờ Niết Bàn.
Lại nầy Xá Lợi Phất! Bồ Tát tại gia an trụ tâm từ mẫn chẳng tổn hại nên tu hai thứ bố thí : một là pháp thí, hai là tài thí. Bồ Tát xuất gia nên tu bốn thứ bố thí : một là bút thí, hai là mặc thí, ba là kinh bổn thí, bốn là thuyết pháp thí. Vô sanh pháp nhẫn Bồ Tát nên an trụ ba thứ bố thí : một là bố thí ngôi vua, hai là bố thí vợ con, ba là bố thí đầu ḿnh tay chưn, bố thí như vậy gọi là đại thí, là cực diệu thí".
Tôn Giả Xá Lợi Phất bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Chư Bồ Tát ấy ở nơi tham sân si chẳng e sợ chăng"?
Đức Phật phán : "Nầy Xá Lợi Phất! Tất cả Bồ Tát có hai điều phạm giới : một là tương ưng với sân mà phạm, hai là tương ưng với si mà phạm, đây gọi là đại phá giới. C̣n tương ưng với tham mà phạm th́ lỗi vi tế khó bỏ rời, tương ưng với sân mà phạm th́ lỗi thô trọng dễ bỏ rời, tương ưng với si mà phạm th́ lỗi rất nặng càng khó bỏ rời. Tại sao, v́ tham kiết hay làm chủng tử các cơi, sanh tử dây dưa nối nhau chẳng tuyệt, v́ lẽ ấy nên vi tế khó dứt. Nhơn sân mà phạm th́ đọa ác đạo có thể trừ được mau. Nhơn si mà phạm bị đọa trong tám đại địa ngục khó thoát được.
Nầy Xá Lợi Phất! Nếu có Bồ Tát phạm Ba la di th́ nên đối trước mười vị Tỳ Kheo thanh tịnh rồi dùng tâm chất trực mà ân trọng sám hối. Phạm Tăng tàn th́ đối trước năm Tỳ Kheo mà ân trọng sám hối. Nếu bị nữ nhơn nhiễm tâm đụng chạm và nhơn nh́n nhau mà sanh ái luyến th́ nên đối trước một hai Tỳ Kheo thanh tịnh mà ân trọng sám hối.
Nầy Xá Lợi Phất! Nếu có Bồ Tát phạm ngũ nghịch, phạm ba la di, phạm tăng tàn, phạm Tháp, phạm Tăng và những tội khác th́ nên đối trước ba mươi lăm Phật mà ân trọng sám hối. Nên tự xưng rằng :
Tôi tên là ... quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng.
Nam mô Thích Ca Mưu Ni Phật.
Nam mô Kim Cang Bất Hoại Phật.
Nam mô Bửu Quang Phật.
Nam mô Long Tôn Vương Phật.
Nam mô Tinh Tấn Quân Phật.
Nam mô Tinh Tấn Hỉ Phật.
Nam mô Bửu Hỏa Phật.
Nam mô Bửu Nguyệt Quang Phật.
Nam mô Hiện Vô Ngu Phật.
Nam mô Bửu Nguyệt Phật.
Nam mô Vô Cấu Phật.
Nam mô Ly Cấu Phật.
Nam mô Dũng Thí Phật.
Nam mô Thanh Tịnh Phật.
Nam mô Thanh Tịnh Thí Phật.
Nam mô Ta Lưu Na Phật.
Nam mô Thủy Thiên Phật.
Nam mô Kiên Đức Phật.
Nam mô Chiên Đàn Công Đức Phật.
Nam mô Vô Lượng Cúc Quang Phật.
Nam mô Quang Đức Phật.
Nam mô Vô Ưu Đức Phật.
Nam mô Na La Diên Phật.
Nam mô Công Đức Hoa Phật.
Nam mô Liên Hoa Quang Du Hí Thần Thông Phật.
Nam mô Tài Công Đức Phật.
Nam mô Đức Niệm Phật.
Nam mô Thiện Danh Xưng Công Đức Phật.
Nam mô Hồng Viêm Đế TràngVương Phật.
Nam mô Thiện Du Bộ Công Đức Phật.
Nam mô Đấu Chiến Thắng Phật.
Nam mô Thiện Du Bộ Phật.
Nam mô Châu Tráp Trang Nghiêm Công Đức Phật.
Nam mô Bửu Hoa Du Bộ Phật.
Nam mô Bửu Liên Hoa Thiện Trụ Ta La Thọ Vương Phật
Tất cả thế giới chư Phật Thế Tôn hi hữu như vậy thường tại ở đời. Chư Thế Tôn ấy nên thương nhớ tôi. Hoặc tôi ở đời nầy hoặc tôi ở đời trước từ đời vô thỉ sanh tử đến nay đă tạo những tội : hoặc tự ḿnh làm, hoặc bảo người làm, thấy làm tùy hỉ ; hoặc vật của tháp, hoặc vật của Tăng, vật tứ phương Tăng, hoặc tự ḿnh lấy; hoặc bảo người lấy, thấy lấy tùy hỉ; năm tội vô gián hoặc tự ḿnh làm, hoặc bảo người làm, thấy làm tùy hỉ; mười bất thiện đạo hoặc tự ḿnh làm, hoặc bảo người làm, thấy làm tùy hỉ; những tội đă làm, hoặc có che giấu, hoặc chẳng che giấu, đáng đọa địa ngục, ngạ quỉ súc sanh, các ác đạo khác biên địa hạ tiện và kẻ ác kiến, bao nhiêu những tội đă làm như vậy nay đều sám hối.
Nay chư Thế Tôn nên chứng biết tôi nên ghi nhớ tôi, tôi lại ở trước chư Phật Thế Tôn bạch lời như vầy : Hoặc tôi ở đời nầy hoặc tôi ở đời khác từng làm bố thí hoặc giữ tịnh giới nhẫn đến thí cho súc sanh thiếu đói chừng một vắt cơm, hoặc tu tịnh có những thiện căn, thành tựu chúng sanh có những thiện căn, tu hành Bồ Đề có những thiện căn và trí Vô Thượng có những thiện căn, tất cả hội họp so đếm tính lường thảy đều hồi hướng Vô Thượng Bồ Đề, như chư Thế Tôn quá khứ vị lai và Phật hiện tại hồi hướng như vậy.
Các tội đều sám hối
Các phước đều tùy hỉ
Và công đức chư Phật
Nguyện thành trí Vô Thượng
Khứ lai hiện tại Phật
Tối thắng trong chúng sanh
Biển vô lượng công đức
Nay tôi quy mạng lễ.
Nầy Xá Lợi Phất! Bồ Tát nên quán tưởng ba mươi lăm Đức Phật ấy làm thượng thủ, lại nên đảnh lễ tất cả Như Lai, phải làm pháp sám hối thanh tịnh như vậy. Bồ Tát nếu diệt trừ được tội chướng ấy th́ chư Phật liền hiện thân cho thấy, v́ để độ tất cả chúng sanh nên thị hiện các thứ tướng như vậy mà ở nơi pháp giới cũng chẳng di động, tùy theo các thứ ưa thích của tất cả chúng sanh đều làm viên măn, đều được giải thoát.
Lại nầy Xá Lợi Phất! Nếu Bồ Tát nhập đại bi tam muội th́ có thể thị hiện địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, để thành thục chúng sanh.
Nếu Bồ Tát nhập đại trang nghiêm tam muội th́ có thể hiện thân Trưởng giả để thành thục chúng sanh.
Nếu Bồ Tát nhập thù thắng tam muội th́ có thể thị hiện thân Chuyển Luân Vương để thành thục chúng sanh.
Nếu Bồ Tát nhập xí nhiên oai quang tam muội th́ có thể thị hiện Đế Thích, Phạm Vương sắc thân thù diệu để thành thục chúng sanh.
Nếu Bồ Tát nhập nhứt hướng tam muội th́ có thể thị hiện thân Thanh Văn để thành thục chúng sanh.
Nếu Bồ Tát nhập thanh tịnh tam muội th́ có thể thị hiện thân Bích Chi Phật để thành thục chúng sanh.
Nếu Bồ Tát nhập tịch tĩnh tam muội th́ có thể thị hiện sắc thân chư Phật để thành thục chúng sanh.
Bồ Tát nhập tất cả pháp tự tam muội như vậy tùy chí nguyện của ḿnh mà hiện các thứ sắc thân để thành thục chúng sanh, mà ở nơi pháp giới cũng không di động.
Tại sao, v́ Bồ Tát tùy thuận chúng sanh mà thị hiện nhiều thứ để thành thục họ, nhưng Bồ Tát chẳng thấy tướng sắc thân cũng chẳng thấy tướng chúng sanh, do v́ vô sở đắc vậy.
Nầy Xá Lợi Phất! Ư ông nghĩ sao, như lúc đại sư tử vương gầm rống th́ các dă can nhỏ kia có làm được như vậy chăng?
- Bạch Đức Thế Tôn! Không làm được.
- Nầy Xá Lợi Phất! Như chỗ mang nặng của đại hương tượng, con lừa kia có mang nổi chăng?
- Bạch Đức Thế Tôn! Không mang nổi.
- Nầy Xá Lợi Phất! Như oai đức tự tại của Đế Thích và Phạm Vương, người bần tiện kia có được chăng?
- Bạch Đức Thế Tôn! Không có được.
- Nầy Xá Lợi Phất! Như đại lực kim sí điểu vương bay lượn vận động các chim nhỏ kia có bay như vậy được chăng?
- Bạch Đức Thế Tôn! Không bay như vậy được.
Nầy Xá Lợi Phất! Chư Bồ Tát ấy có những sức lực thiện căn dũng mănh y nơi trí xuất ly dứt các tội cấu xa rời ưu hối được thấy chư Phật và được các tam muội cũng như vậy.
Các tội chướng như vậy chẳng phải hàng phàm phu Thanh Văn và Duyên Giác mà dứt trừ được.
Bồ Tát nếu hay xưng danh chư Phật ấy ngày đêm thường hành ba thứ pháp trên th́ dứt các tội rời ưu hối được thấy chư Phật và chứng các tam muội".
Bấy giờ Tôn giả Ưu Ba Ly từ thiền định dậy đến chỗ Phật đảnh lễ chưn Phật hữu nhiễu ba ṿng đứng qua một bên bạch Phật rằng : "- Bạch Đức Thế Tôn! Tôi ở chỗ vắng ngồi một ḿnh suy nghĩ rằng: Đức Thế Tôn nơi giới học thanh tịnh Ba la đề mộc xoa v́ hàng tam thừa Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát mà bảo rằng : thà mất mạng chớ chẳng bỏ giới.
Bạch Đức Thế Tôn! Hoặc lúc Phật tại thế hoặc lúc Phật diệt độ rồi, thế nào gọi là Thanh Văn, Duyên Giác Ba la đề mộc xoa, thế nào gọi là Bồ Tát thừa Ba la đề mộc xoa?
Bạch Đức Thế Tôn! Đức Phật nói trong những người tŕ luật tôi là đệ nhứt. Tôi sẽ làm sao hiểu được nghĩa Tỳ ni thiện xảo. Tôi từ bên Phật nghe dạy thọ tŕ đến vô sở úy rồi sau đó mới có thể rộng nói lại cho người. Nay chư Bồ Tát đến hội họp và Tỳ Kheo Tăng cũng đă vân tập. Mong Đức Như Lai nói rộng quyết định t́ ni dứt trừ nghi hối".
Đức Phật phán : "Nầy Ưu Ba Ly! Nay ông biết hàng Thanh Văn và chư Bồ Tát học giới thanh tịnh chỗ phát tâm chỗ tu hành khác nhau.
Nầy Ưu Ba Ly! Có Thanh Văn thừa tŕ thanh tịnh giới mà ở nơi Bồ Tát thừa gọi là phá giới. Có Bồ Tát thừa tŕ thanh tịnh giới mà ở nơi Thanh Văn thừa gọi là phá giới.
Thế nào là người Thanh Văn thừa tŕ thanh tịnh giới mà ở nơi Bồ Tát thừa gọi là phá giới?
Nầy Ưu Ba Ly! Người Thanh Văn thừa cho đến chẳng nên phát khởi một niệm c̣n thọ thân sau, đây gọi là Thanh Văn tŕ thanh tịnh giới, nhưng ở nơi Bồ Tát th́ gọi là đại phá giới.
Thế nào là người Bồ Tát thừa tŕ thanh tịnh giới mà ở nơi Thanh Văn thừa gọi là phá giới?
Nầy Ưu Ba Ly! Đại Bồ Tát tu hành Đại thừa có thể trong vô lượng a tăng kỳ kiếp kham chịu thọ thân chẳng hề chán khổ, đây gọi là Bồ Tát tŕ thanh tịnh giới mà ở nơi Thanh Văn thừa gọi là đại phá giới.
V́ lẽ trên ấy mà Như Lai v́ người Bồ Tát thừa nói vô tận hộ giới, v́ người Thanh Văn thừa nói hộ tận giới. Như Lai v́ người Bồ Tát thừa nói khai giá giới, v́ người Thanh Văn chỉ nói giá giới. Như Lai v́ người Bồ Tát thừa nói thâm tâm giới, v́ người Thanh Văn thừa nói thứ đệ giới.
Thế nào là Bồ Tát tŕ bất tận hộ giới và người Thanh Văn tŕ tận hộ giới? Người Bồ Tát thừa dầu tŕ tịnh giới mà ở nơi các chúng sanh phải nên tùy thuận, c̣n người Thanh Văn chẳng nên tùy thuận. Thế nên Bồ Tát tŕ bất tận hộ giới c̣n người Thanh Văn tŕ tận hộ giới.
Thế nào gọi là người Bồ Tát thừa tŕ khai giá giới, c̣n người Thanh Văn thừa tŕ giá giới? Chư Bồ Tát nếu ở trong Đại thừa phát nguyện tu hành buổi sáng có chỗ phạm giới mà buổi trưa chẳng rời tâm Nhứt thiết trí th́ giới thân chẳng hoại, nếu buổi trưa có chỗ phạm giới mà buổi chiều chẳng rời tâm Nhứt thiết trí th́ giới thân chẳng hoại, nếu buổi chiều có chỗ phạm giới mà buổi tối chẳng rời tâm Nhứt thiết trí th́ giới thân chẳng hoại, nếu buổi tối có chỗ phạm giới mà buổi khuya chẳng rời tâm Nhứt thiết trí th́ giới thân chẳng hoại, nếu buổi khuya có chỗ phạm giới mà cuối đêm chẳng rời tâm Nhứt thiết trí th́ giới thân chẳng hoại, nếu cuối đêm có chỗ phạm giới mà buổi sáng chẳng rời tâm Nhứt thiết trí th́ giới thân chẳng hoại, thế nên người Bồ Tát thừa tŕ khai giá giới, dầu có sai phạm th́ chẳng nên thất niệm vọng sanh ưu hối tự năo loạn tâm ḿnh. Người Thanh Văn thừa nếu có phạm giới th́ là phá hoại Thanh Văn tịnh giới, tại sao, v́ người Thanh Văn tŕ giới dứt trừ phiền năo như chữa đầu cháy, bao nhiêu chí nguyện chỉ cầu Niết Bàn, do đó nên gọi Thanh Văn thừa tŕ duy giá giới.
Lại nầy Ưu Ba Ly! Thế nào là Bồ Tát tŕ thâm nhập giới và người Thanh Văn thừa tŕ thứ đệ giới?
Người Bồ Tát thừa trong hằng sa kiếp thọ ngũ dục lạc du hí tự tại chưa hề bỏ rời tâm Bồ Đề, Bồ Tát như vậy chẳng gọi là mất giới. Tại sao, v́ Bồ Tát khéo giữ ǵn an trụ tâm Bồ Đề, cho đến trong mộng tất cả kiết sử chẳng làm khổ hại được bao nhiêu phiền năo lần lần sẽ hết, chẳng nên một đời bèn hết kiết sử. Người Thanh Văn thừa thành thục thiện căn như chữa đầu cháy, cho đến chẳng ưa thọ sanh dầu chỉ một niệm. V́ thế nên người đại thừa tŕ thâm nhập giới nói có khai giá gọi là bất tận hộ. Người Thanh Văn thừa tŕ thứ đệ giới nói duy giá gọi là tận hộ.
Nầy Ưu Ba Ly! Người cầu Đại thừa nơi Vô Thượng Bồ Đề rất là khó được, có đủ đại trang nghiêm mới thành tựu được. Thế nên Đại Bồ Tát dầu vô lượng a tăng kỳ kiếp qua lại sanh tử mà trọn chẳng có ḷng chán ĺa. V́ lẽ ấy nên Như Lai quan sát v́ người Đại thừa chẳng nên một mặt nói pháp yểm ly, chẳng nên một mặt nói pháp mau chứng Niết Bàn, mà phải nên nói pháp vô nhiễm vi diệu thậm thâm tương ưng với từ và hỉ, pháp không buộc chấp xa rời ưu hối, pháp tánh không vô chướng vô ngại, Bồ Tát được nghe rồi ở trong sanh tử không có ḷng chán mỏi mà quyết định viên măn Vô Thượng Bồ Đề".
Tôn giả Ưu Ba Ly bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Nếu có Bồ Tát tham tâm tương ưng mà phạm giới, hoặc có Bồ Tát sân tâm tương ưng mà phạm giới, hoặc có Bồ Tát si tâm tương ưng mà phạm giới, trong ba thứ phạm ấy người nào nặng hơn?"
Đức Phật dạy : "Nầy Ưu Ba Ly! Nếu Bồ Tát tu hành đại thừa trong hằng sa kiếp mà tham tâm tương ưng phạm giới tội nầy c̣n nhẹ, nếu một niệm sân tâm phạm giới th́ tội rất nặng, tại sao, v́ tham tâm phạm giới th́ nhiếp thọ chúng sanh, c̣n sân tâm phạm giới th́ vứt bỏ chúng sanh.
Nầy Ưu Ba Ly! Bao nhiêu kiết sử hay nhiếp thọ chúng sanh, nơi đây Bồ Tát chẳng nên có ḷng e sợ.
Nầy Ưu Ba Ly! Như Đức Phật đă nói : tham dục khó bỏ v́ lỗi ấy vi tế, sân hận dễ bỏ v́ lỗi này thô nặng, si khó bỏ rời, lỗi thô nặng hơn.
Nầy Ưu Ba Ly! Ở trong phiền năo, nếu là tội phạm vi tế khó xả ly, chư Bồ Tát phải nên kham nhẫn. Nếu là tội phạm lớn nặng dễ xả ly, phiền năo nầy dầu là trong mộng, Bồ Tát chẳng nên nhẫn thọ. V́ lẽ ấy nên người Đại thừa nhơn tham mà phạm giới, Phật nói người nầy chẳng gọi là phạm, nên nhơn sân mà phạm là đại phạm giới là tội lỗi lớn, là đọa lạc lớn, rất chướng nạn đối với Phật pháp.
Nầy Ưu Ba Ly! Nếu chư Bồ Tát ở trong Tỳ ni mà không thiện phương tiện, nhơn tham phạm giới th́ c̣n sợ nhơn sân phạm giới lại không sợ. Nếu chư Bồ Tát ở trong Tỳ ni có thiện phương tiện, nhơn tham phạm th́ không sợ c̣n nhơn sân phạm th́ rất sợ".
Bấy giờ Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Tất cả các pháp cứu cánh Tỳ ni điều phục chỗ nào?
Đức Phật nói : "Nầy Văn Thù Sư Lợi! Nếu hàng phàm phu biết rơ các pháp cứu cánh Tỳ ni th́ Đức Như Lai trọn chẳng nói về điều phục, v́ họ chẳng biết nên Đức Như Lai v́ họ lần lượt nói các pháp Tỳ ni để họ rơ biết các pháp cứu cánh Tỳ ni".
Tôn giả Ưu Ba Ly bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Đức Như Lai đă nói quyết định Tỳ ni nầy. Ngài Văn Thù Sư Lợi ở trong pháp nầy c̣n chưa nói. Lành nay, xin Đức Như Lai bảo Ngài Văn Thù Sư Lợi v́ chúng tôi mà nói một ít".
Đức Phật bảo Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát : "Nầy Văn Thù Sư Lợi! Nay ông nên nói nghĩa cứu cánh Tỳ ni thiện xảo. Ông Ưu Ba Ly đây muốn được nghe".
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói với Tôn giả Ưu Ba Ly:
"Tất cả các pháp cứu cánh tịch diệt nên gọi là cứu cánh Tỳ ni.
Tất cả các pháp vô ngă v́ không nhiễm trước nên gọi là bất hối Tỳ ni.
Tất cả các pháp bổn tánh thanh tịnh v́ không điên đảo nên gọi là tối thắng Tỳ ni.
Tất cả các pháp như thiệt tế v́ rời các kiến chấp nên gọi là thanh tịnh Tỳ ni.
Tất cả các pháp bất lai bất khứ v́ vô phân biệt nên gọi là bất tư nghị Tỳ ni.
Tất cả các pháp vô trụ vô trước v́ niệm niệm diệt nên gọi là tịnh chư đạo Tỳ ni.
Tất cả các pháp trụ hư không tế v́ ĺa các tướng nên gọi là tự tánh viễn ly Tỳ ni.
Tất cả các pháp không khứ lai kim v́ bất khả đắc nên gọi là tam thế b́nh đẳng Tỳ ni.
Tất cả các pháp chẳng an lập được v́ tâm b́nh đẳng nên gọi là vĩnh đoạn nghi hoặc Tỳ ni.
Nầy Tôn giả Ưu Ba Ly! Đây gọi là pháp giới cứu cánh Tỳ ni. Chư Phật y nơi đây mà thành đạo.
Nầy thiện nam tử ở trong pháp ấy mà không khéo quán sát th́ là xa rời Như Lai tịnh giới vậy".
Tôn giả Ưu Ba Ly bạch Phật rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói nghĩa tất cả pháp bất tư nghị".
Đức Phật phán :"Nầy Ưu Ba Ly! Pháp của Văn Thù Sư Lợi nói là y nơi nghĩa bất tư nghị vô ngại giải thoát.V́ thế nên phàm chỗ thuyết pháp rời ĺa tâm tướng th́ gọi là tâm giải thoát. V́ làm cho người tăng thượng mạn được rời ĺa tăng thượng mạn vậy".
Tôn giả Ưu Ba Ly bạch Phật rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Thế nào là người tăng thượng mạn trong Thanh Văn thừa và Bồ Tát thừa?"
Đức Phật dạy : "Nầy Ưu Ba Ly! Nếu có Tỳ Kheo suy nghĩ rằng :
Tôi dứt tham dục th́ gọi là tăng thượng mạn;
Tôi dứt sân hận dứt ngu si th́ gọi là tăng thượng mạn;
Pháp tham dục khác pháp chư Phật khác th́ gọi là tăng thượng mạn;
Pháp sân hận khác pháp chư Phật khác th́ gọi là tăng thượng mạn;
Pháp ngu si khác pháp chư Phật khác th́ gọi là tăng thượng mạn;
Rằng có sở đắc là tăng thượng mạn;
Rằng có sở chứng là tăng thượng mạn;
Rằng có giải thoát là tăng thượng mạn;
Thấy các pháp không là tăng thượng mạn;
Thấy vô tướng là tăng thượng mạn;
Thấy vô nguyện là tăng thượng mạn;
Thấy vô sanh là tăng thượng mạn;
Thấy vô tác là tăng thượng mạn;
Thấy có các pháp là tăng thượng mạn;
Thấy pháp vô thường là tăng thượng mạn;
Rằng các pháp không nào cần tu tập là tăng thượng mạn;
Ddây gọi là người Thanh Văn thừa tăng thượng mạn.
Nếu chư Bồ Tát suy nghĩ rằng :
Tôi nên phải phát tâm cầu Nhứt thiết trí là tăng thượng mạn;
Tôi nên tu hành sáu Ba la mật là tăng thượng mạn;
Rằng chỉ y Bát Nhă Ba la mật mà được giải thoát không c̣n pháp nào khác mà được xuất ly là tăng thượng mạn;
Pháp nầy thậm thâm pháp nầy chẳng phải thậm thâm là tăng thượng mạn;
Pháp nầy thanh tịnh pháp nầy chẳng thanh tịnh là tăng thượng mạn;
Đây là pháp chư Phật đây là pháp Duyên Giác, đây là pháp Thanh Văn là tăng thượng mạn;
Pháp nầy nên làm pháp nầy chẳng nên làm là tăng thượng mạn;
Đây là thâm pháp đây chẳng phải thâm pháp là tăng thượng mạn;
Đây là pháp gần đây chẳng phải pháp gần là tăng thượng mạn;
Đây chánh đạo, đây tà đạo là tăng thượng mạn;
Nơi Vô Thượng Bồ Đề tôi mau được ư tôi chẳng mau được ư là tăng thượng mạn;
Tất cả pháp bất tư nghị không ai biết được mà tôi có thể biết rơ là tăng thượng mạn;
Cho đến nơi Vô Thượng Bồ Đề bất tư nghị mà nóng tâm suy gẫm là đại chấp trước;
Đây gọi là người Bồ Tát thừa tăng thượng mạn vậy".
Tôn giả Ưu Ba Ly bạch Phật rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Thế nào là Tỳ Kheo rời ĺa tăng thượng mạn?"
Đức Phật dạy : "Nầy Ưu Ba Ly! Nếu ở nơi tất cả pháp bất tư nghị mà không chỗ chấp trước th́ gọi là cứu cánh không tăng thượng mạn".
Muốn tuyên lại nghĩa ấy Đức Thế Tôn nói kệ rằng :
"Tất cả hí luận từ tâm khởi
Chẳng nên phân biệt pháp phi pháp
Như vậy thấy pháp bất tư nghị
Người nầy ở đời thường an lạc
Phàm phu mê hoặc theo tâm chuyển
Nhiều kiếp luân hồi trong các cơi
Nếu biết pháp tánh đều vô tánh
Đây gọi chơn thiệt bất tư nghị
Nếu có Tỳ Kheo niệm chư Phật
Chẳng phải nghĩ tốt chánh niệm tốt
Nơi Phật vọng sanh tưởng phân biệt
Mà phân biệt nầy không chơn thiệt
Nếu có suy gẫm nơi pháp không
Phàm phu như vậy trụ tà đạo
Chỉ dùng văn tự nói nơi không
Văn tự cùng không nào có được.
Nếu có tư duy pháp tịch tĩnh
Tâm này chẳng có vốn vô sanh
Tâm hành giác quán đều hí luận
Vô niệm gọi là thấy các pháp
Tất cả các pháp không tư niệm
Có tâm có niệm đều không cả
Nếu người ưa thích quán sát không
Nơi vô niệm ấy chớ sanh niệm
Pháp đồng cỏ cây vô tri giác
Nếu rời nơi tâm bất khả đắc
Chúng sanh tự tánh vô sở hữu
Tất cả các pháp đều như vậy
Như nhơn ánh sáng mắt được thấy
Đêm tối không sáng th́ không thấy
Nếu mắt tự hay thấy h́nh sắc
Cớ ǵ chờ duyên mới hay thấy
Mắt thường nhơn các ánh sáng kia
Hay thấy các thứ mầu xanh đỏ
Nên biết tánh thấy nương các duyên
V́ thế biết mắt chẳng hay thấy
Dầu có nghe âm thanh đẹp ư
Nghe xong liền mất mà không dùng
Suy t́m chỗ đi chẳng thể được
Do phân biệt sanh tướng âm thanh
Tất cả pháp chỉ lời và tiếng
Trong ấy giả đặt ra văn tự
Tiếng ấy không có pháp phi pháp
Kẻ ngu chẳng biết vọng chấp trước
Phật v́ thế gian khen bố thí
Mà bố thí vốn bất khả đắc
Trong không chỗ nói mà diễn nói
Thế nên Phật pháp bất tư nghị
Phật thường khen nói tŕ tịnh giới
Cũng không chúng sanh người phá giới
Tánh của phá giới như hư không
Thanh tịnh tŕ giới cũng như vậy
Phật nói nhẫn nhục là tối thắng
Vô kiến vô sanh là nhẫn tánh
Thiệt không chút pháp để được sân
Do đây gọi là thù thắng nhẫn
Phật nói ngày đêm thường tinh tấn
Thức ngủ luôn giác là Vô Thượng
Dầu trải nhiều kiếp siêng tu hành
Nhưng nơi sở tác không tăng giảm
Thiền định giải thoát và tam muội
Khai thị thế gian môn như thiệt
Pháp tánh bổn lai vô sở động
Tùy thuận giả nói các thiền định
Quan sát biết rơ gọi trí huệ
Rơ biết các pháp gọi người trí
Các pháp tự tánh vô sở hữu
Cũng không người quan sát biết rơ
Phật thường khen nói tu khổ hạnh
Ưa thích đầu đà pháp tịch tĩnh
Biết được các pháp bất khả đắc
Th́ gọi người tri túc thanh tịnh
Phật nói địa ngục các sự khổ
Chết đọa trong ác đạo ghê rợn
Vô lượng chúng sanh khởi ḷng nhàm
Thiệt không ác đạo qua lại được
Đao trượng mâu sóc khí cụ khổ
Cũng không có người hay tạo tác
Do v́ phân biệt mà thấy có
Vô lượng khổ sở bức thân họ
Vườn rừng các thứ hoa đẹp nở
Cung điện châu báu chói sáng nhau
Cũng không có người là tác giả
Đều từ phân biệt vọng tâm sanh
Các pháp hư ngụy phỉnh thế gian
Phàm phu chấp trước sanh điên đảo
Dường như phân biệt những ảo hóa
Nơi đó thủ xả thẩy đều không
Phật nói phát tâm đại Bồ Đề
Lợi ích thế gian rất thù thắng
Mà thiệt Bồ Đề bất khả đắc
Cũng không người phát tâm Bồ Đề
Tâm tánh thanh tịnh thường quang minh
Chơn thiệt không ngụy không trần nhiễm
Phàm phu phân biệt sanh tham trước
Mà phiền năo kia bổn lai không
Các pháp tự tánh thường tịnh tĩnh
Nào có tham dục và sân si
Chẳng thấy chỗ sanh tham ly dục
Mới gọi là thiệt được Niết Bàn
Biết rơ các pháp như hư không
Thường ở thế gian vô sở úy
Tâm ấy chưa từng sanh nhiễm trước
Do đây thành tựu đại Bồ Đề
Trong vô số kiếp tu các hạnh
Độ thoát vô lượng các chúng sanh
Chúng sanh tự tánh vô sở đắc
Thiệt không chúng sanh để được độ
Ví như thế gian nhà ảo thuật
Hóa ra vô biên ngàn ức người
Rồi lại hại các hóa nhơn ấy
Nơi ảo hóa ấy không tăng tổn
Tất cả chúng sanh như ảo hóa
Cầu biên tế kia bất khả đắc
Nếu biết tánh vô biên như vậy
Người nầy ở đời không chán mỏi
Rơ biết các pháp như thiệt tướng
Thường đi sanh tử tức Niết Bàn
Ở trong dục lạc thiệt không nhiễm
Điều phục chúng sanh nói ly dục
Đại bi lợi ích các chúng sanh
Mà thiệt không nhơn không thọ giả
Chẳng thấy chúng sanh mà lợi ích
Nên biết việc ấy là rất khó
Như đưa tay không dỗ trẻ thơ
Bảo là có vật cho nó mừng
X̣e tay trống rỗng không thấy ǵ
Nơi đây trẻ thơ lại kêu khóc
Như vậy chư Phật nan tư nghị
Thiện xảo điều phục loài chúng sanh
Biết rơ pháp tánh vô sở hữu
Giả danh an lập dậy thế gian
Dùng đại từ bi khuyên bảo rằng
Ở trong ngă pháp rất an lạc
Ngươi nên xuất gia bỏ ân ái
Sẽ được Sa Môn quả thù thắng
Họ đă xuất gia siêng tu tập
Như chỗ tu hành được Niết Bàn
Lại quán các pháp tướng như thiệt
Thiệt không các quả để được chứng
Quả vô sở hữu mà được chứng
Nơi đây mới sanh ḷng hi hữu
Hay thay đấng Đại Bi Đạo Sư
Hay nói pháp tương ưng như thiệt
Tất cả các pháp như hư không
An lập trăm ngàn danh cú nghĩa
Hoặc nói tên là thiền giải thoát
Hoặc gọi căn lực hoặc Bồ Đề
Mà căn lực ấy bổn vô sanh
Thiền định Bồ Đề cũng chẳng có
Vô sắc vô h́nh chẳng lấy được
Chỉ dùng phương tiện dậy chúng sanh
Phật nói tu hành có chỗ chứng
Nên biết xa rời tất cả tướng
Nếu bảo trong ấy có sở đắc
Đây là chẳng chứng quả Sa Môn
Các pháp tự tánh vô sở hữu
Sẽ ở chỗ nào nói được chứng
Nói rằng được chứng là không được
Biết rơ như vậy mới gọi được
Chúng sanh đắc quả gọi thù thắng
Phật nói chúng sanh bổn bất sanh
C̣n không chúng sanh để có được
Sao lại sẽ có người đắc quả
Ví như ruộng tốt không hột giống
Trong ruộng chẳng hề có mọc mầm
Như vậy chúng sanh bất khả đắc
Sẽ ở chỗ nào mà nói chứng
Tất cả chúng sanh tánh tịch diệt
Không có ai được căn bổn nó
Nếu hay biết rơ pháp như vậy
Người nầy diệt độ hẳn không thừa
Quá khứ vô số trăm ngàn Phật
Không có ai hay độ chúng sanh
Nếu chúng sanh ấy là có thiệt
Cứu cánh không thể được Niết Bàn
Tất cả các pháp đều tịch diệt
Chưa từng có pháp nào được sanh
Nếu hay thấy các pháp như vậy
Người nầy đă xuất ly tam giới
Thế nên Phật Bồ Đề vô ngại
Trong ấy cứu cánh vô sở hữu
Nếu hay biết rơ pháp như vậy
Phật gọi là người ly dục hẳn."
Lúc Đức Thế Tôn nói kệ ấy rồi, hai trăm Tỳ Kheo tăng thượng mạn dứt hết các lậu tâm được giải thoát, sáu vạn Bồ Tát được vô sanh nhẫn.
Tôn giả Ưu Ba Ly bạch rằng : "Bạch Đức Thế Tôn! Nên gọi kinh nầy tên là ǵ? Chúng tôi phải thọ tŕ thế nào?"
Đức Phật phán : "Nầy Ưu Ba Ly! Kinh nầy tên là Quyết Định Tỳ Ni, cũng tên là Tồi Diệt Tâm Thức, ông phải phụng tŕ như vậy".
Đức Phật nói kinh nầy rồi, Tôn giả Ưu Ba Ly cùng chúng Tỳ Kheo, Văn Thù Sư Lợi và chư đại Bồ Tát, tất cả thế gian Trời Người, A Tu La v.v... nghe lời Đức Phật dạy đều rất vui mừng tín thọ phụng hành.
PHÁP HỘI ƯU BA LY
THỨ HAI MƯƠI BỐN
HẾT
|
|