Trang Chủ      Hình ảnh      Kinh điển      Thần Chú      Liên lạc
 
Chánh Định và Tà Định
Ḥa Thượng Tuyên Hóa

Có rất nhiều pháp môn trong việc tu tập định lực. Ngoại đạo cũng có nhiều loại định. Vậy nên trong khi tu tập định lực, chỉ cần:

"Sai chi hào ly,
Thất chi thiên lư"

(chỉ cần sai lầm bằng một mảy tóc, th́ sẽ uổng công đi xa cả ngàn dặm)

Do vậy nên quư vị nên tu tập theo chánh định, tránh tu tập theo lối tà định. Các loại định do ngoại đạo và Tiểu thừa tu tập đều là tà định, chẳng phải là chánh định. V́ các loại định ấy không lưu xuất từ chân tánh, nên sẽ không bao giờ đạt được Thánh quả, bất luận tu tập dụng công lâu hay mau. Nên nói:

Tánh định ma phục triêu triêu lạc
Vọng niệm bất khởi xứ xứ an"

(Chân tánh an định, ma chướng bị hàng phục, nên ngày ngày đều sống trong an vui. Vọng niệm không sinh, mọi nơi chốn đều an nhiên.)

Tại sao hành giả bị ma chướng khi tu tập? Tại sao nghiệp chướng sinh khởi. Chỉ v́ trong tự tánh của họ chưa có được định lực. Nếu tự tánh thường an trú trong định, tất cả ma sự đều bị hàng phục.

Có rất nhiều loại ma, trong kinh Thủ-lăng-nghiêm giảng giải về Năm mươi loại ấm ma. Thực ra, có rất nhiều, rất nhiều loại ma: thiên ma, địa ma, nhân ma, quỷ ma, yêu ma. Thiên ma là ma ở các cơi trời, thường đến đây để nhiễu loạn những người tu tập thiền định. Địa ma cùng với các loài nhân ma, quỷ ma, yêu ma th́ ở trên đất và các loài quái dị khác thường quấy phá thiền định của quư vị.

"Tại sao nó làm việc ấy?"

V́ trước khi quư vị chứng được Phật quả, quư vị đă từng là quyến thuộc với ma. Khi quư vị quyết định xa ĺa quyến thuộc nhà ma để tu tập thiền định, chấm dứt sinh tử, phá vỡ ṿng luân hồi, th́ ma vương vẫn c̣n yêu thích quư vị. Nó yêu thương quư vị, không muốn quư vị bỏ đi. Thế nên nó đến năo loạn tinh thần và nhiễu loạn công phu thiền định của quư vị.

Nếu không có đủ định lực, quư vị có thể bị xoay chuyển bởi ma sự và kết cuộc là thành đồ chúng của ma. Nếu quư vị có được định lực th́ không bị nó sai sử, quư vị sẽ được "như như bất động, liễu liễu thường minh."

Như như bất động là có định lực, liễu liễu thường minh là có năng lực trí tuệ sáng suốt. Có được đầy đủ năng lực trí tuệ và có định lực th́ chẳng có loài ma nào có thể xoay chuyển được quư vị. Nhưng nếu không có được đầy đủ năng lực định huệ, quư vị sẽ thành quyến thuộc với ma, thành con cháu của chúng. Điều ấy cực kỳ nguy hiểm.

Lư do ngoại đạo không có được tánh định v́ họ chỉ dụng công ở ngành ngọn chứ không dụng công ở phần gốc rễ, họ công phu ngay nơi xác thân hư huyễn. Sai lầm của họ là đồng nhất thức thứ sáu, là tâm thức thường nghiệm với chân tâm. Kết quả của sự dụng công ấy là đạt được một chút ít kinh nghiệm ở cảnh giới tịch diệt, nhưng những ǵ họ cảm nhận được đều là không thực. Họ bắt ép ḿnh không được sinh khởi vọng tưởng nhưng họ không khai quật ra được căn nguyên của vọng tưởng ấy, nên không thể nào chấm dứt sinh tử được. Điều ấy cũng giống như dùng đá đè cỏ vậy... khi dời đá đi, cỏ mọc lại ngay. Khi những người tu theo ngoại đạo buông xả nỗ lực ngăn ngừa vọng niệm, th́ cũng như dời đá đi nơi khác. Phương pháp tu tập ấy không đạt được cứu cánh rốt ráo.

Trong công phu thiền định, hành giả nên tham thoại đầu "Ai là người niệm Phật?" Do tham cứu miệt mài đề tài ấy nên hành giả quét sạch tất cả các pháp và ĺa tất cả các tướng. Khi tham cứu "ai", hành giả thâm nhập vào cội nguồn của vọng tưởng và chuyển hóa chúng. Nếu quư vị công phu theo chiều hướng này, sẽ có ngày quư vị hoát nhiên khai ngộ. Lúc ấy quư vị mới biết được mặt mũi ḿnh dọc hay ngang. C̣n khi chưa khai ngộ, quư vị chẳng thể biết được mặt mũi ḿnh hướng về phía nào. Nhưng một khi đă khai ngộ rồi, quư vị sẽ biết được hết thảy và đạt được tự tại.

Khi Đức Phật giảng kinh Thủ-lăng-nghiêm này, có rất nhiều phái ngoại đạo ở Ấn Độ không quan tâm đến ư nghĩa giác ngộ, họ thích bắt chước những thói quen của ḅ và chó, đây là một pháp tu do một số người khi nhập định, thấy được một con ḅ được tái sinh trong cơi trời, nên họ kết luận. "Ta phải tập theo thói quen của loài ḅ." Anh ta bắt đầu ăn cỏ, sống trong chuồng ḅ, học cả cách ngủ như ḅ. Khi không ngủ, anh ta có được chút định lực, nhưng anh ta không đạt được kết quả chân thực, v́ đó hoàn toàn là tà định.

Thời ấy có ́ ngoại đạo làm như vậy là v́ trong khi ngủ, họ mơ thấy một con chó được tái sinh trên cơi trời. Người này quyết định rằng nếu ḿnh bắt chước những hành vi của loài chó th́ ḿnh cũng có thể được sinh ở cơi trời. anh ta tự rập khuôn ḿnh theo loài chó, canh chừng cổng nhà, dùng thức ăn và ngủ như loài chó. Nhưng cuối cùng cũng không thành tựu rốt ráo.

Có những ngoại đạo kỳ cựu khác tu tập Vô tưởng định, khi ấy hành giả không c̣n suy nghĩ về một điều ǵ cả. Hành giả không c̣n vọng niệm nữa, cuối cùng hành giả được sinh vào Vô tưởng thiên. Nhưng tái sinh ở Vô tưởng thiên không phải là cứu cánh tối hậu, cuối cùng cũng phải đọa lạc. Đây cũng được xem là một loại tà định. Tất cả phương pháp tập định do ngoại đạo truyền dạy đều không rốt ráo, không có căn bản, không như công phu tu tập chân chính là để nhận ra tự tánh vốn sẵn có nơi ḿnh.

Đem tâm phân biệt (thức) và vọng tưởng mà tu học Phật pháp cũng giống như nấu cát mà mong thành cơm, không thể nào thành tựu được, dù quư vị có tu hành như thế trải qua vô số kiếp, cũng không thể nào thoát khỏi ṿng luân hồi, chẳng thể nào thành Phật được. Điều cần yếu cho những người thiết tha tu tập là phải thân cận một bậc minh sư có tri kiến chân chánh, để giúp cho hành giả đạt được định lực chân chính.

Để đạt được năng lực chánh định, có khi hành giả cũng phải trải qua sự khảo nghiệm của ma vương.

Như tôi đă đề cập trước đây, có rất nhiều loại ma: nội ma và ngoại ma. Ngoại ma th́ hàng phục không khó mấy, nhưng loài ma phát sinh từ trong tâm minh th́ rất khó hàng phục.


 

 
Trang Chủ      Hình ảnh      Kinh điển      Thần Chú      Liên lạc
 

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0