Trang Chủ      Hình ảnh      Kinh điển      Thần Chú      Liên lạc

KINH TRUNG A HÀM

Hán Dịch: Phật Đà Da Xá & Trúc Phật Niệm,
Việt Dịch & Hiệu Chú: Thích Tuệ Sỹ

Phẩm 15 : Phẩm Song 

182. Kinh Mă ấp (I)
183. Kinh Mă ấp (II)
184. Kinh Ngưu Giác Sa-La Lâm (I)
185. Kinh Ngưu Giác Sa-La Lâm (II)
186. Kinh Cầu Giải

187. Kinh Thuyết Trí
188. Kinh A-Di-Na
189. Kinh Thánh Đạo
190. Kinh Tiểu Không
191. Kinh Đại Không

182. KINH MĂ ẤP (I) [1]

Tôi nghe như vầy.

Một thời Đức Phật du hóa tại nước Ương-kị[2], cùng với đại chúng Tỳ-kheo. Ngài cùng với chúng Đại Tỳ-kheo đi đến Mă ấp[3], ngụ tại Mă lâm tự[4].

Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo rằng:

“Người ta thấy các ngươi, những Sa-môn, là Sa-môn. Nếu có ai hỏi các ngươi, những Sa-môn, th́ các ngươi có tự xưng ḿnh là Sa-môn chăng?”

Các Tỳ-kheo bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, có.”

Phật lại nói:

“Cho nên, các ngươi chính v́ lẽ đó, chính v́ là Sa-môn, phải học pháp như thật Sa-môn, và pháp như thật Phạm chí. Sau khi đă học pháp như thật Sa-môn và pháp như thật Phạm chí, bấy giờ mới là Sa-môn chân chánh, không phải là Sa-môn hư danh. Nếu có thọ nhận áo chăn, ẩm thực, giường chơng, thuốc thang, và các thứ tư cụ sinh hoạt khác, những thứ cung cấp ấy được phước lớn, được kết quả lớn, được công đức lớn và được quả báo rộng răi. Các ngươi nên học như vậy.

“Thế nào là pháp như thật Sa-môn và pháp như thật Phạm chí?

“Thân hành thanh tịnh, chánh đại quang minh, khéo léo giữ ǵn, không có tỳ vết. Nhân nơi thân hành thanh tịnh này mà vẫn không tự đề cao, không khinh chê người, không ô uế, không vẩn đục, được các vị Phạm hạnh có trí khen ngợi. Nếu các ngươi nghĩ rằng, ‘Ta thân hành thanh tịnh, điều cần làm ta đă làm xong, không cần học thêm nữa, đă thành tựu đức nghĩa, không c̣n ǵ phải làm thêm’, này Tỳ-kheo, Ta nói cho các ngươi biết, không để các ngươi mong cầu nghĩa của Sa-môn mà lạc mất nghĩa của Sa-môn.

“Như muốn cầu học tiến thêm nữa, Tỳ-kheo nếu thân đă thanh tịnh lại phải làm những ǵ? Phải học khẩu hành thanh tịnh, chánh đại quang minh, khéo léo giữ ǵn, không có tỳ vết. Nhân nơi khẩu hành thanh tịnh này mà vẫn không tự đề cao, không khinh chê người, không ô uế, không vẩn đục, được các vị Phạm hạnh có trí khen ngợi. Nếu các thầy nghĩ rằng, ‘Ta thân, khẩu hành thanh tịnh, điều cần làm ta đă làm xong, không cần học thêm nữa, đă thành tựu đức nghĩa, không c̣n ǵ phải làm thêm’, này Tỳ-kheo, Ta nói cho các ngươi biết, không để các ngươi mong cầu nghĩa của Sa-môn mà lạc mất nghĩa của Sa-môn.

“Như muốn cầu tiến thêm nữa, Tỳ-kheo nếu thân, khẩu đă thanh tịnh, lại phải làm những ǵ? Phải học ư hành thanh tịnh, chánh đại quang minh, khéo léo giữ ǵn, không có tỳ vết. Nhân nơi ư hành thanh tịnh này mà vẫn không tự đề cao, không khinh chê người, không ô uế, không vẩn đục, được các vị Phạm hạnh có trí khen ngợi. Nếu các ngươi nghĩ rằng, ‘Ta thân, khẩu, ư hành thanh tịnh, điều cần làm ta đă làm xong, không cần học thêm nữa, đă thành tựu đức nghĩa, không c̣n ǵ phải làm làm thêm’, này Tỳ-kheo, Ta nói cho các ngươi biết, không để các ngươi mong cầu nghĩa của Sa-môn mà lạc mất nghĩa của Sa-môn.

“Như muốn cầu tiến thêm nữa, Tỳ-kheo nếu thân, khẩu, ư đă thanh tịnh, lại phải làm những ǵ? Phải học mạng hành[5] thanh tịnh, chánh đại quang minh, khéo léo giữ ǵn, không có tỳ vết. Nhân nơi mạng hành thanh tịnh này mà vẫn không tự đề cao, không khinh chê người, không ô uế, không vẩn đục, được các vị Phạm hạnh có trí khen ngợi. Nếu các ngươi nghĩ rằng, ‘Ta thân, khẩu, ư, mạng hành thanh tịnh, điều cần làm ta đă làm xong, không cần học thêm nữa, đă thành tựu đức nghĩa, không c̣n ǵ làm phải làm thêm’, này Tỳ-kheo Ta nói cho các ngươi biết, không để các ngươi mong cầu nghĩa của Sa-môn mà lạc mất nghĩa của Sa-môn.

“Như muốn cầu học tiến thêm nữa, Tỳ-kheo nếu thân, khẩu, ư, mạng đă thanh tịnh, lại phải làm những ǵ? Tỳ-kheo phải học thủ hộ các căn, thường niệm sự khép kín, niệm tưởng muốn minh đạt, thủ hộ niệm tâm mà được thành tựu, hằng mưốn khởi ư. Khi mắt thấy sắc, không chấp thủ sắc tướng, không đắm sắc vị; v́ sự phẫn tránh[6] mà thủ hộ căn con mắt, trong tâm không sanh tham lam, ưu năo, ác bất thiện pháp, v́ thú hướng đến kia[7], nên thủ hộ căn con mắt. Cũng vậy, tai, mũi, lưỡi, thân, khi ư biết pháp không chấp thủ pháp tướng, không đắm pháp vị; v́ sự phẫn tránh mà thủ hộ ư căn, trong tâm không sanh tham lam, ưu năo, ác bất thiện pháp, v́ thú hướng đến kia, nên thủ hộ ư căn. Nếu các ngươi nghĩ rằng, ‘Ta thân, khẩu, ư, mạng hành thanh tịnh, thủ hộ các căn, điều cần làm ta đă làm xong, không cần học thêm nữa, đă thành tựu đức nghĩa, không c̣n ǵ làm phải làm thêm’, này Tỳ-kheo, Ta nói cho các ngươi biết, không để các thầy mong cầu cứu cánh của Sa-môn mà lạc mất cứu cánh của Sa-môn.

“Như muốn cầu học tiến thêm nữa, Tỳ-kheo nếu thân, khẩu, ư, mạng đă thanh tịnh, đă thủ hộ các căn, lại phải làm những ǵ? Tỳ-kheo phải học chánh tri khi ra, khi vào[8], khéo quán sát phân biệt[9]; co duỗi, cúi ngước, nghi dung chững chạc; khéo mang Tăng-già-lê và các y bát; đi, đứng, ngồi, nằm, ngủ, thức, nói năng hay im lặng... đều có chánh tri. Nếu các ngươi nghĩ rằng, ‘Ta thân, khẩu, ư, mạng hành thanh tịnh, thủ hộ các căn, có chánh tri khi ra, khi vào, điều cần làm ta đă làm xong, không cần học thêm nữa, đă thành tựu đức nghĩa, không c̣n ǵ phải làm thêm’, này Tỳ-kheo, Ta nói cho các ngươi biết, không để các ngươi mong cầu nghĩa của Sa-môn mà lạc mất nghĩa của Sa-môn.

“Như muốn cầu học tiến thêm nữa, Tỳ-kheo nếu thân, khẩu, ư, mạng đă thanh tịnh, đă thủ hộ các căn, đă biết rơ sự ra vào, lại phải làm những ǵ? Tỳ-kheo nên học sống cô độc tại nơi xa vắng, ở trong rừng vắng, dưới gốc cây, những nơi không nhàn yên tĩnh, sườn non, động đá, đất trống, lùm cây, hoặc vào trong rừng, hoặc giữa băi tha ma. Vị ấy sau khi ở trong rừng vắng, hoặc dưới gốc cây, những nơi không nhàn yên tĩnh, trải ni-sư-đàn, ngồi kiết già, chánh thân chánh nguyện[10], hướng niệm nội tâm[11], đoạn trừ tâm tham lam, tâm không tranh căi[12], thấy tài vật và các nhu dụng sinh sống của người khác mà không khởi ḷng tham muốn, muốn khiến về ḿnh. Vị ấy đối với sự tham lam, tâm đă tịnh trừ. Cũng vậy, sân nhuế, thùy miên, trạo hối, đoạn nghi trừ hoặc, đối với các thiện pháp không có do dự. Vị ấy đối với sự nghi hoặc, tâm đă tịnh trừ. Vị ấy đă đoạn trừ năm triền cái, những thứ làm ô uế, tuệ yếu kém, rồi ly dục, ly pháp ác bất thiện, cho đến chứng đắc đệ Tứ thiền, thành tựu an trụ.

“Tỳ-kheo với định tâm như vậy, thanh tịnh, không ô uế, không phiền nhiệt, nhu nhuyến, khéo an trụ, chứng đắc tâm bất động, bèn hướng đến sự tác chứng Lậu tận trí thông. Vị ấy liền biết như thật rằng, ‘Đây là Khổ’, ‘Đây là Khổ tập’, ‘Đây là Khổ diệt’, ‘Đây là Khổ diệt đạo’. Cũng biết như thật ‘Đây là Lậu’, ‘Đây là Lậu tập’, ‘Đây là Lậu diệt’, ‘Đây là Lậu diệt đạo’. Tỳ-kheo ấy đă biết như vậy, thấy như vậy rồi, tâm giải thoát dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Giải thoát rồi liền biết là ḿnh đă giải thoát, biết như thật rằng ‘Sự sanh đă dứt, phạm hạnh đă vững, điều cần làm đă làm xong, không c̣n tái sanh nữa’. Ta nói vị ấy là Sa-môn, là Phạm chí, là Thánh, là Tịnh dục[13].

“Thế nào gọi là “Sa-môn”? Là người đă đ́nh chỉ[14] các pháp ác bất thiện, các lậu ô uế, là gốc rễ của sự hữu trong tương lai, là sự phiền nhiệït, là nhân của khổ báo, của sanh lăo bệnh tử. Đó gọi là Sa-môn. 

“Thế nào gọi là “Phạm chí”? Là người xa ĺa[15] các pháp ác, pháp bất thiện, các lậu ô uế mà là gốc rễ của sự hữu trong tương lai, là sự phiền nhiệt, là nhân của khổ báo, của sanh lăo bệnh tử. Đó gọi là Phạm chí.

“Thế nào gọi là Thánh? Là người xa ĺa[16] các pháp ác, pháp bất thiện, các lậu ô uế, làm gốc rễ của sự hữu trong tương lai, là sự phiền nhiệt, là nhân của khổ báo, của sanh lăo bệnh tử. Đó gọi là Thánh.

“Thế nào gọi là “Tịnh dục”? Là người đă tắm rửa sạch các pháp ác, pháp bất thiện, các lậu ô uế, là gốc rễ của hữu trong tương lai, là sự phiền nhiệt, là nhân của khổ báo, của sanh lăo bệnh tử. Đó gọi là Tịnh dục. Đó gọi là Sa-môn, là Phạm chí, là Thánh, là tịnh dục.”

Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo ấy sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

___________________________________________

Chú thích

[1]   Bản Hán, quyển 48. Tương đương Pāli, M.39. Mahā-Assapura-suttaṃ. Hán, tham chiếu, No.125 (49.8).

[2]   Ương-kị quốc 鴦騎國; một trong mười sáu nước lớn thời Phật. Pāli: Aṅga.

[3]   Mă ấp 馬邑; một thị trấn của Ương-kị. Pāli: assapuraṃ nāma aṅgānaṃ nigamo.

[4]   Mă lâm tự 馬林寺; không rơ.

[5]   Mạng hành thanh tịnh, sinh hoạt, hay sự nuôi sống, thanh tịnh. Pāli: parisuddho ājīvo.

[6]   Vị phẫn tránh cố 謂忿諍故; v́ sự phẫn nộ và tranh căi. Pāli: yatvādhikaraṇam enam…, do nguyên nhân ǵ mà… Trong bản Hán, adhikaraṇa, nguyên nhân, được hiểu là sự tranh căi.

[7]   Thú hướng bỉ cố 趣向彼故; Pāli: (akusalā dhammā) anvāssaveyyṃ, (các pháp bất thiện) có thể khởi lên (trôi chảy vào tâm).

[8]   Chánh tri xuất nhập 正知出入; Pāli: abhikkante paṭikkante saṃpajānakārī, tỉnh giác (biết ḿnh đang làm ǵ) khi đi tới đi lui.

[9]   Thiện quán phân biệt; Pāli: ālokite vilokite saupajānakārī, tỉnh giác khi nh́n trước nh́n sau.

[10] Chánh thân chánh nguyện 正身正願; Pāli: ujuṃ kāyaṃ paṇidhāya, ngồi thẳng lưng. Bản Hán, paṇidhāya, sau khi đặt để, được hiểu là paṇidhāna: ước nguyện.

[11] Phản niệm bất hướng 反念不向; Pāli: parimukhaṃ satiṃ upaṭṭhapetvā, dựng chánh niệm ngay trước mặt (hệ niệm tại tiền).

[12] Tâm vô hữu tránh 心無有諍; Pāli: vigatābhijjhena cetasā vharati, sống với tâm tư không tham lam.

[13] Tịnh dục 淨欲; Pāli: nahātaka, người đă tắm sạch.

[14] Tức chỉ 息止. Pāli: samaṇo...samitāassa honti pāpakā ākusalā dhammā, Sa-môn..., là những người đă đ́nh chỉ các pháp ác bất thiện. Theo đây, từ samaṇa (Sa-môn) được giải thích là do động từ sammati: (làm cho) yên lặng, tĩnh lặng, tĩnh chỉ, đ́nh chỉ.

[15] Viễn ly 遠離; Pāli: brāhmaṇo...bāhitāssa honti pāpakā ākusalā dhammā, Bà-la-môn (brāhmaṇa) là những người đă loại ra ngoài các pháp ác bất thiện. Theo đây, từ brāhmaṇa được giải thích là do động từ bāheti, cự tuyệt, tránh xa, loại bỏ.

[16] Viễn ly 遠離; Pāli: āriyo...ārakāssa..., Thánh (āriya), là những người cách xa... Theo đây, āriya do trạng từ ārakā, cách xa

___________________________________________

183. KINH MĂ ẤP (II) [1]

Tôi nghe như vầy.

Một thời Đức Phật du hóa tại nước Ương-kị[2], cùng với đại chúng Tỳ-kheo. Ngài cùng với chúng Đại Tỳ-kheo đi đến Mă ấp, ngụ tại Mă lâm tự.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo rằng:

“Người ta thấy các ngươi, những Sa-môn, là Sa-môn. Nếu có ai hỏi các ngươi, những Sa-môn, th́ các ngươi có tự xưng ḿnh là Sa-môn chăng?”

Các Tỳ-kheo bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, có.”

Phật lại nói:

“Cho nên, các ngươi chính v́ lẽ đó, chính v́ là Sa-môn, phải học đạo hạnh[3] của Sa-môn, chớ đừng là phi Sa-môn. Sau khi đă học đạo hạnh của Sa-môn, bấy giờ mới là Sa-môn chân chánh, không phải là Sa-môn hư danh. Nếu có thọ nhận áo chăn, ẩm thực, giường chơng, thuốc thang, và các thứ tư cụ sinh hoạt khác, những thứ cung cấp ấy được phước lớn, được kết quả lớn, được công đức lớn và được quả báo rộng răi. Các ngươi nên học như vậy.

“Thế nào là không phải đạo hạnh của Sa-môn? Không phải là Sa-môn? Có tham lam, không dứt tham lam. Có nhuế, không dứt nhuế. Có sân, không bỏ sân[4]. Có bất ngữ không dứt bất ngữ[5]. Có kết không dứt kết[6]. Có bỏn sẻn, không dứt bỏn sẻn. Có tật đố, không dứt tật đố. Có dua nịnh, không dứt dua nịnh. Có lường gạt, không dứt lường gạt. Có vô tàm, không dứt vô tàm[7]. Có vô quư[8], không dứt vô quư. Có ác dục, không bỏ ác dục. Có tà kiến, không bỏ tà kiến. Đó gọi là sự cấu uế của Sa-môn, du siểm của Sa-môn, là trá ngụy của Sa-môn, sự cong vạy của Sa-môn, dẫn đến chỗ ác, v́ chưa dứt sạch, nên sự học không phải là đạo tích của Sa-môn, không phải là Sa-môn[9].

“Cũng như cái búa[10] mới rèn rất bén, đầu có mũi nhọn, được bọc trong Tăng-già-lê, Ta nói những người ngu si học đạo Sa-môn kia cũng như vậy, nghĩa là có tham lam, không dứt tham lam, có nhuế, không dứt nhuế, có sân, không bỏ sân, có bất ngữ không dứt bất ngữ, có kết không dứt kết, có bỏn sẻn, không dứt bỏn sẻn, có tật đố, không dứt tật đố, có dua nịnh, không dứt dua nịnh, có lường gạt, không dứt lường gạt, có vô tàm, không dứt vô tàm, có vô quư, không dứt vô quư, có ác dục, không bỏ ác dục, có tà kiến, không bỏ tà kiến; dù khoác Tăng-già-lê, Ta không nói đó là Sa-môn. 

“Nếu ai chỉ cần đắp Tăng-già-lê mà có tham lam dứt tham lam, có nhuế dứt nhuế, có sân bỏ sân, có bất ngữ dứt bất ngữ, có kết dứt kết, có bỏn sẻn dứt bỏn sẻn, có tật đố dứt tật đố, có dua nịnh dứt dua nịnh, có lường gạt dứt lường gạt, có vô tàm dứt vô tàm, có vô quư dứt vô quư, có ác dục bỏ ác dục, có tà kiến bỏ tà kiến, th́ bạn bè thân thiết của nó nên đến nói với nó rằng, ‘Này Hiền nhân, hăy học khoác Tăng-già-lê. Này Hiền nhân, nếu học khoác Tăng-già-lê, th́ có tham lam dứt tham lam, có nhuế dứt nhuế, có sân dứt sân, có bất ngữ dứt bất ngữ, có kết dứt kết, có bỏn sẻn dứt bỏn sẻn, có tật đố dứt tật đố, có dua nịnh dứt dua nịnh, có lường gạt dứt lường gạt, có vô tàm dứt vô tàm, có vô quư dứt vô quư, có ác dục bỏ ác dục, có tà kiến bỏ tà kiến’.

“Bởi v́ Ta thấy người đắp Tăng-già-lê mà vẫn có tham lam, có nhuế, có sân, có bất ngữ, có kết, có bỏn sẻn, có tật đố, có dua nịnh, có lường gạt, có vô tàm, cóù vô quư, có ác dục, có tà kiến, cho nên người đắp Tăng-già-lê ấy Ta không nói nó là Sa-môn.

“Cũng như vậy, lơa h́nh, bện tóc, ngồi, ăn một bữa, thường tung nước, thọ tŕ nước. Những Sa-môn có hạnh như vậy Ta nói không phải là Sa-môn. Nếu Sa-môn do thọ tŕ nước mà có tham lam dứt tham lam, có nhuế dứt nhuế, có sân bỏ sân, có bất ngữ dứt bất ngữ, có kết dứt kết, có bỏn sẻn dứt bỏn sẻn, có tật đố dứt tật đố, có dua nịnh dứt dua nịnh, có lường gạt dứt lường gạt, có vô tàm dứt vô tàm, có vô quư dứt vô quư, có ác dục bỏ ác dục, có tà kiến bỏ tà kiến; th́ bạn bè thân thiết của nó nên đến bảo nó rằng: “Này bạn, bạn nên thọ tŕ nước, v́ do thọ tŕ nước mà có tham lam dứt tham lam, có nhuế dứt nhuế, có sân bỏ sân, có bất ngữ dứt bất ngữ, có kết dứt kết, có bỏn sẻn dứt bỏn sẻn, có tật đố dứt tật đố, có dua nịnh dứt dua nịnh, có lường gạt dứt lường gạt, có vô tàm dứt vô tàm, có vô quư dứt vô quư, có ác dục bỏ ác dục, có tà kiến bỏ tà kiến’. 

“Bởi v́ Ta thấy có người thọ tŕ nước mà vẫn có tham lam, có nhuế, có sân, có bất ngữ, có kết, có bỏn sẻn, có tật đố, có dua nịnh, có lường gạt, có vô tàm, cóù vô quư, có ác dục, có tà kiến, cho nên người thọ tŕ nước ấy Ta nói không phải là Sa-môn. Đó gọi là không phải đạo hạnh của Sa-môn, không phải là Sa-môn.

“Thế nào gọi là đạo hạnh của Sa-môn? Chẳng phải chẳng là Sa-môn? Nếu có tham lam dứt tham lam, có nhuế dứt nhuế, có sân bỏ sân, có bất ngữ dứt bất ngữ, có kết dứt kết, có bỏn sẻn dứt bỏn sẻn, có tật đố dứt tật đố, có dua nịnh dứt dua nịnh, có lường gạt dứt lường gạt, có vô tàm dứt vô tàm, có vô quư dứt vô quư, có ác dục bỏ ác dục, có tà kiến bỏ tà kiến. Sự tật đố ấy của Sa-môn[11], sự dua nịnh của Sa-môn, sự trá ngụy của Sa-môn, sự tà vạy của Sa-môn dẫn đến chỗ dữ đều đă bị dứt sạch, rồi học đạo hạnh của Sa-môn. Vị ấy như vậy không phải không là Sa-môn. Đó là đạo hạnh của Sa-môn, không phải không là Sa-môn. 

“Vị ấy như vậy thành tựu giới, thân thanh tịnh, miệng, ư thanh tịnh, không tham lam, trong tâm không có sân nhuế, không có thụy miên, không trạo cử kiêu ngạo, đoạn nghi trừ hoặc, chánh niệm chánh trí, không có ngu si. Tâm vị ấy câu hữu với từ, biến măn một phương, thành tựu an trú. Cũng vậy, hai, ba, bốn phương, phương trên, phương dưới và bốn phương bàng, khắp tất cả, tâm của vị ấy câu hữu với từ, không kết không oán, không nhuế không tranh, rất rộng lớn, khéo tu vô lượng, biến măn tất cả thế gian, thành tựu an trú. Cũng vậy, tâm bi, tâm hỷ câu hữu với xả, không kết không oán, không nhuế, không tranh, rất rộng lớn, khéo tu vô lượng, biến măn tất cả thế gian, thành tựu an trú. 

“Vị ấy tự nghĩ: “Có thô, có diệu, có tưởng, dẫn đến thượng xuất yếu[12], biết như thật. Sau khi biết như vậy, thấy như vậy, tâm giải thoát dục lậu, tâm giải thoát hữu lậu và vô minh lậu. Sau khi đă giải thoát, vị ấy biết như thật ‘Sự sanh đă dứt, phạm hạnh đă vững, điều cần làm đă làm xong, không c̣n tái sanh nữa’.

“Cũng như cách làng nọ không xa, có ao tắm tốt, nước trong chảy tràn, cỏ xanh phủ bờ, cây hoa bốn phía. Giả sử có một người từ phương Đông đến, bị đói khát mệt mỏi, cởi áo bỏ trên bờ, xuống ao mặc sức tắm rửa sạch bụi nhơ, trừ khử nóng bức và khát. Phương Nam, phương Tây, phương Bắc cũng vậy, giả sử có một người từ các phương đó đến bị đói khát mệt mỏi, cởi áo bỏ trên bờ, xuống ao mặc sức tắm rửa sạch bụi nhơ, trừ khử nóng bức và khát. Cũng vậy, một thiện nam tử ḍng Sát-đế-lợi, cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín ĺa bỏ gia đ́nh, sống không gia đ́nh, xuất gia học đạo, thực hành nội tâm tĩnh chỉ, khiến được nội tâm tĩnh chỉ. Người với nội tâm tĩnh chỉ, Ta nói người ấy là Sa-môn, là Phạm chí, là Thánh, là Tịnh dục.

“Cũng vậy, một thiện nam tử ḍng Phạm chí, Cư sĩ, Công sư, cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín ĺa bỏ gia đ́nh, sống không gia đ́nh, xuất gia học đạo, thực hành nội tâm tĩnh chỉ, khiến được nội tâm tĩnh chỉ. Người với nội tâm tĩnh chỉ, Ta nói người ấy là Sa-môn, là Phạm chí, là Thánh, là Tịnh dục.

“Thế nào gọi là Sa-môn? Là người đă đ́nh chỉ[13] các pháp ác bất thiện, các lậu ô uế, là gốc rễ của sự hữu trong tương lai, là sự phiền nhiệït, là nhân của khổ báo, của sanh lăo bệnh tử. Đó gọi là Sa-môn. 

“Thế nào gọi là “Phạm chí”? Là người xa ĺa các pháp ác, pháp bất thiện, các lậu ô uế mà là gốc rễ của sự hữu trong tương lai, là sự phiền nhiệt, là nhân của khổ báo, của sanh lăo bệnh tử. Đó gọi là Phạm chí.

“Thế nào gọi là Thánh? Là người xa ĺa các pháp ác, pháp bất thiện, các lậu ô uế, làm gốc rễ của sự hữu trong tương lai, là sự phiền nhiệt, là nhân của khổ báo, của sanh lăo bệnh tử. Đó gọi là Thánh.

“Thế nào gọi là “Tịnh dục”? Là người đă tắm rửa sạch các pháp ác, pháp bất thiện, các lậu ô uế, là gốc rễ của hữu trong tương lai, là sự phiền nhiệt, là nhân của khổ báo, của sanh lăo bệnh tử. Đó gọi là Tịnh dục. Đó gọi là Sa-môn, là Phạm chí, là Thánh, là Tịnh dục.”

Phật thuyết như vậy, các Tỳ-kheo ấy sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

___________________________________________

Chú thích

[1]   Tương đương Pāli, M. 40. Cūḷa-Assapura-suttaṃ.

[2]   Xem kinh 182 trên.

[3]   Đạo tích 道跡; Pāli: msāmicīpaṇipadā, sự thực hành chân chính, chính xác, đạo chân chính.

[4]   Hán: nhuế và sân; những từ dễ lẫn lộn. Nhuế, Pāli: vyāpāda, sân hận hay thù nghịch, có ác ư muốn làm thiệt hại người. Sân, Pāli: kodha, nóng giận, phẫn nộ.

[5]   Bất ngữ 不語; Pāli: makkha, phú tàng, sự che giấu, đạo đức giả, ngụy thiện.

[6]   Kết ; Pāli: paḷāsa, năo hại, ác ư, thù nghịch muốn gây hại.

[7]   Vô tàm 無慚; không biết tự thẹn. 

[8]   Vô quư 無愧; không biết thẹn với người.

[9]   Tham chiếu Pāli: imesaṃ... samaṇamalānaṃ samaṇadosānaṃ samaṇakasaṭānaṃ āpāyikānaṃ thānānaṃ duggativedaniyānaṃ appahānā na samaṇasāmīcipaṭipadaṃ paṭipanno, những sự cấu uế của Sa-môn này, những khuyết điểm, những tà ác của Sa-môn này, dẫn đến chỗ thấp kém, cảm thọ ác thú; v́ chưa dứt trừ chúng nên không có sự thực hành Chánh đạo của Sa-môn.

[10] Việt phủ 鉞斧; Pāli: mataja, một loại vũ khí nhọn hai đầu.

[11] Bản Hán, Sa-môn tật, ở trên nói là Sa-môn cấu. Có lẽ đây chép nhầm.

[12] Lai thượng xuất yếu; không rơ. Có lẽ ư nói dẫn đến sự xuất ly cao thượng hơn (Tham khảo Pāli, M. 49 tr. 326: ito ca panaññaṃ uttari nissaraṇaṃ natthi).

[13] Đoạn này giống đoạn cuối kinh 183 trên.

___________________________________________

184. KINH NGƯU GIÁC SA-LA LÂM (I)[1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa đến Bạt-ḱ-sấu[2], trong rừng Ngưu giác sa-la[3], cùng với số đông các Đại đệ tử Tỳ-kheo thượng tôn tri thức, như Tôn giả Xá-lê Tử, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, Tôn giả Đại Ca-diếp, Tôn giả Đại Ca-chiên-diên, Tôn giả A-na-luật-đà, Tôn giả Ly-việt-đa, Tôn giả A-nan[4]. Các Tỳ-kheo Đại đệ tử là những vị thượng tôn tri thức như vậy cũng cùng đi đến Bạt-ḱ-sấu, trong rừng Ngưu giác sa-la, cùng ở gần bên ngôi nhà láù của Phật.

Bấy giờ, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, Tôn giả Đại Ca-diếp, Tôn giả Đại Ca-chiên-diên, Tôn giả A-na-luật-đà, sau khi đêm đă qua, vào buổi sáng sớm, đi đến chỗ Tôn giả Xá-lê Tử. Tôn giả A-nan từ xa trông thấy các bậc Thượng tôn đă đi qua, bạch rằng:

“Hiền giả Ly-việt-đa, nên biết, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, Tôn giả Đại Ca-diếp, Tôn giả Đại Ca-chiên-diên, Tôn giả A-na-luật-đà, sau khi đêm đă qua, vào buổi sáng sớm, đi đến chỗ Tôn giả Xá-lê Tử. Hiền giả Ly-việt-đa, bây giờ chúng ta có thể cùng với các bậc Thượng tôn đi đến chỗ Tôn giả Xá-lê Tử, hoặc giả có thể nhân cơ hội này mà được nghe pháp ít nhiều nơi Tôn giả Xá-lê Tử.

Bấy giờ, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, Tôn giả Đại Ca-diếp, Tôn giả Đại Ca-chiên-diên, Tôn giả A-na-luật-đà, Tôn giả Ly-việt-đa, Tôn giả A-nan, sau khi đêm đă qua, vào buổi sáng sớm, đi đến chỗ Tôn giả Xá-lê Tử. 

Tôn giả Xá-lê Tử sau khi từ xa thấy các vị Thượng tôn đi đến, Tôn giả Xá-lê Tử nhân các vị Thượng tôn ấy, nói rằng:

“Kính chào A-nan, kính chào A-nan! Người là thị giả của Thế Tôn, hiểu được ư nghĩa, thường được Đức Thế Tôn và các bậc trí tuệ phạm hạnh khen ngợi. Nay tôi có lời hỏi Hiền giả A-nan, ‘Khả ái thay, rừng Ngưu giác sa-la này, ban đêm có trăng sáng, các cây sa-la đều tỏa hương thơm ngát, ví như hoa trời’. Hiền giả A-nan, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?”

Tôn giả A-nan đáp rằng:

“Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo học rộng, nghe nhiều, nhớ măi không quên, tích lũy sự nghe nhiều. Với những pháp sơ khởi vi diệu, khoảng giữa vi diệu và kết thúc cũng vi diệu, có nghĩa lư, có văn chương, toàn vẹn thanh tịnh, hiển hiện phạm hạnh; những pháp như vậy được vị ấy học rộng, nghe nhiều, tụng tập đến ngàn lần, chuyên ư tư duy, kiến giải thông suốt. Vị ấy thuyết pháp gọn gàng, lưu loát, hoàn toàn tương ưng với mục đích đoạn trừ các kết sử. Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, vị Tỳ-kheo như thế làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la này.”

Tôn giả Xá-lê Tử hỏi:

“Hiền giả Ly-việt-đa, Hiền giả A-nan đă nói theo hiểu biết của ḿnh. Bây giờ tôi hỏi Hiền giả Ly-việt-đa, ‘Khả ái thay, rừng Ngưu giác sa-la này, ban đêm có trăng sáng, các cây sa-la đều tỏa hương thơm ngát, ví như hoa trời’. Hiền giả Ly-việt-đa, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?”

Tôn giả Ly-việt-đa đáp rằng :

“Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo ưa yển tọa[5], bên trong tu hành nội tâm tĩnh chỉ[6], không bỏ tọa thiền, thành tựu quán tưởng, thường thích nhàn cư, ưa chỗ yên tĩnh. Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, vị Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la.”

Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi:

“Hiền giả A-na-luật-đà, Hiền giả Ly-việt-đa Tỳ-kheo đă nói theo sự hiểu biết của ḿnh. Bây giờ tôi hỏi Hiền giả A-na-luật-đà, ‘Khả ái thay, rừng Ngưu giác sa-la này, ban đêm có trăng sáng, các cây sa-la đều tỏa hương thơm ngát, ví như hoa trời’. Hiền giả A-na-luật-đà, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?”

Tôn giả A-na-luật-đà đáp rằng:

“Tôn giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo đạt được thiên nhăn, thành tựu thiên nhăn, ở trong một ngàn thế giới, với một ít phương tiện[7], vị ấy trong chốc lát có thể thấy tất cả. Tôn giả Xá-lê Tử, ví như người có mắt ở trên lầu cao nh́n xuống khu đất trống có một ngàn g̣ nỗng với một ít phương tiện, vị ấy trong chốc lát có thể thấy tất cả. Tôn giả Xá-lê Tử, cũng vâïy, nếu Tỳ-kheo có được thiên nhăn, thành tựu thiên nhăn, ở trong một ngàn thế giới với một ít phương tiện, vị ấy trong chốc lát có thể thấy tất cả. Tôn giả Xá-lê Tử, vị Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la.”

Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi:

“Hiền giả Ca-chiên-diên, Hiền giả A-na-luật-đà Tỳ-kheo đă nói theo sự hiểu biết của ḿnh. Bây giờ tôi hỏi Hiền giả Ca-chiên-diên, ‘Khả ái thay, rừng Ngưu giác sa-la này, ban đêm có trăng sáng, các cây sa-la đều tỏa hương thơm ngát, ví như hoa trời’. Hiền giả Ca-chiên-diên, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?”

Tôn giả Ca-chiên-diên đáp rằng: 

“Tôn giả Xá-lê Tử, ví như hai Tỳ-kheo pháp sư cùng bàn luận về A-tỳ-đàm thâm áo. Những điều được hỏi đều được thấu hiểu tường tận, những lời giải đáp th́ thông suốt, sự thuyết pháp th́ lưu loát. Tôn giả Xá-lê Tử, vị Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la.” 

Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi: 

“Tôn giả Đại Ca-diếp, Hiền giả Ca-chiên-diên Tỳ-kheo đă nói theo sự hiểu biết của ḿnh. Bây giờ tôi hỏi Tôn giả Đại Ca-diếp, ‘Khả ái thay, rừng Ngưu giác sa-la này, ban đêm có trăng sáng, các cây sa-la đều tỏa hương thơm ngát, ví như hoa trời’. Hiền giả Đại Ca-diếp, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?”

Tôn giả Đại Ca-diếp đáp rằng:

“Hiền giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo tự ḿnh sống nơi vô sự[8] khen ngợi ở nơi vô sự; tự ḿnh có thiểu dục, khen ngợi sự thiểu dục; tự ḿnh tri túc, khen ngợi sự tri túc; tự ḿnh thích sống cô độc viễn ly và khen ngợi cô độc viễn ly; tự ḿnh tu hành tinh tấn, khen ngợi sự tu hành tinh tấn; tự ḿnh lập chánh niệm chánh trí, khen ngợi sự lập chánh niệm chánh trí; tự ḿnh đắc định, khen ngợi sự đắc định; tự ḿnh có trí tuệ, khen ngợi sự có trí tuệ; tự ḿnh các lậu đă sạch, khen ngợi các lậu đă sạch; tự ḿnh khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ, khen ngợi khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ. Hiền giả Xá-lê Tử, vị Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la. 

Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi:

“Hiền giả Mục-kiền-liên, Tôn giả Đại Ca-diếp đă nói theo sự hiểu biết của ḿnh. Bây giờ tôi hỏi Hiền giả Mục-kiền-liên, ‘Khả ái thay, rừng Ngưu giác sa-la này, ban đêm có trăng sáng, các cây sa-la đều tỏa hương thơm ngát, ví như hoa trời’. Hiền giả Đại Ca-diếp, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?”

Tôn giả Đại Mục-kiền-liên đáp rằng:

“Tôn giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo nào có đại như ư túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, được tự tại vô lượng như ư túc, thực hành vô lượng như ư túc, có thể biến một thành nhiều, hợp nhiều làm thành một, một th́ trụ trên một, được biết, được thấy[9]; không bị trở ngại bởi vách đá, cũng như đi trong hư không; ch́m xuống đất như ch́m xuống nước, đi trên nước như đi trên đất; ngồi xếp kiết già mà bay trên không như chim bay liệng; với mặt trời và mặt trăng này vốn có đại như ư túc, đại phước hựu, đại oai thần mà có thể đưa tay bắt nắm, thân cao đến trời Phạm thiên. Tôn giả Xá-lê Tử, vị Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la.” 

Tôn giả Đại Mục-kiền-liên hỏi:

“Tôn giả Xá-lê Tử, tôi và các vị Thượng tôn mỗi người đă tự nói theo sự hiểu biết của ḿnh. Bây giờ tôi hỏi Tôn giả Xá-lê Tử, ‘Khả ái thay, rừng Ngưu giác sa-la này, ban đêm có trăng sáng, các cây sa-la đều tỏa hương thơm ngát, ví như hoa trời’. Hiền giả Đại Ca-diếp, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?”

Tôn giả Xá-lê Tử đáp rằng:

“Hiền giả Mục-kiền-liên, nếu có Tỳ-kheo tùy dụng tâm tự tại, chứ không phải tùy tâm[10]. Nếu muốn trú định nào[11], vị ấy vào buổi sáng an trú[12] định ấy. Nếu muốn an trú trụ định vào buổi trưa hay buổi chiều, tức th́ vị ấy an trú trụ định ấy vào buổi trưa hay buổi chiều. Hiền giả Mục-kiền-liên, ví như y phục của vua và các quan rất nhiều màu sắc rực rỡ, nếu họ muốn mặc thứ nào vào buổi sáng, liền lấy mặc vào. Nếu họ muốn mặc thứ nào vào buổi trưa hay buổi chiều, liền lấy mặc. Hiền giả Mục-kiền-liên, cũng vậy, nếu có Tỳ-kheo nào tùy dụng tâm tự tại, chứ không phải tùy tâm. Nếu muốn trú định nào, vị ấy vào buổi sáng an trú định ấy. Nếu muốn an trú trụ định vào buổi trưa hay buổi chiều, tức th́ vị ấy an trú trụ định ấy vào buổi trưa hay buổi chiều. Hiền giả Mục-kiền-liên, vị Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la.”

Tôn giả Xá-lê Tử bảo rằng:

“Hiền giả Mục-kiền-liên, tôi và chư Hiền mỗi người đă nói theo sự hiểu biết của ḿnh. Hiền giả Mục-kiền-liên, chúng ta hăy cùng với chư Hiền đi đến chỗ Phật để biết trong những điều vừa thảo luận ấy, vị nào nói hay.”

Bấy giờ Tôn giả Xá-lê Tử, Tôn giả Đại Mục-kiền-liên, Tôn giả Đại Ca-diếp, Tôn giả Đại Ca-chiên-diên, Tôn giả A-na-luật-đà, Tôn giả Ly-việt-đa, Tôn giả A-nan, tất cả cùng đi đến chỗ Phật. Các Tôn giả đều cúi đầu lễ sát chân Phật rồi ngồi qua một bên. Tôn giả A-nan cũng cúi đầu lễ sát chân Phật rồi lui đứng một bên. Tôn giả Xá-lê Tử bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, hôm nay có Hiền giả Mục-kiền-liên, Tôn giả Đại Ca-diếp, Hiền giả Ca-chiên-diên, Hiền giả A-na-luật-đà, Hiền giả Ly-việt-đa, Hiền giả A-nan, vào buổi sáng sớm tất cả đều đi đến chỗ con. 

“Con thấy chư Hiền đến, nhân đó mới nói rằng: 

“‘Kính chào A-nan, kính chào A-nan! Người là thị giả của Thế Tôn, hiểu được ư nghĩa, thường được Đức Thế Tôn và các bậc trí tuệ phạm hạnh khen ngợi. Nay tôi có lời hỏi Hiền giả A-nan, ‘Khả ái thay, rừng Ngưu giác sa-la này, ban đêm có trăng sáng, các cây sa-la đều tỏa hương thơm ngát, ví như hoa trời’. Hiền giả A-nan, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?’

“Tôn giả A-nan đáp rằng, ‘Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo học rộng, nghe nhiều, nhớ măi không quên, tích lũy sự nghe nhiều. Với những pháp sơ khởi vi diệu, khoảng giữa vi diệu và kết thúc cũng vi diệu, có nghĩa lư, có văn chương, toàn vẹn thanh tịnh, hiển hiện phạm hạnh; những pháp như vậy được vị ấy học rộng, nghe nhiều, tụng tập đến ngàn lần, chuyên ư tư duy, kiến giải thông suốt. Vị ấy thuyết pháp gọn gàng, lưu loát, hoàn toàn tương ưng với mục đích đoạn trừ các kết sử. Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, vị Tỳ-kheo như thế làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la này’.”

Thế Tôn khen rằng:

“Lành thay! Lành thay! Xá-lê Tử, đúng như thật lời Tỳ-kheo A-nan đă nói. V́ sao? V́ Tỳ-kheo A-nan đă thành tựu Đa-văn.”

Tôn giả Xá-lê Tử bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, Hiền giả A-nan nói như vậy rồi, con lại hỏi, ‘Hiền giả Ly-việt-đa, Hiền giả A-nan đă nói theo hiểu biết của ḿnh. Bây giờ tôi hỏi Hiền giả Ly-việt-đa, ‘Khả ái thay, rừng Ngưu giác sa-la này, ban đêm có trăng sáng, các cây sa-la đều tỏa hương thơm ngát, ví như hoa trời’. Hiền giả Ly-việt-đa, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?’

“Hiền giả Ly-việt-đa đáp con rằng, ‘Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo ưa yển tọa, bên trong tu hành nội tâm tĩnh chỉ, không bỏ tọa thiền, thành tựu quán tưởng, thường thích nhàn cư, ưa chỗ yên tĩnh. Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, vị Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la’.”

Thế Tôn khen rằng:

“Lành thay! Lành thay! Xá-lê Tử, đúng như lời Tỳ-kheo Ly-việt-đa đă nói. V́ sao? V́ Tỳ-kheo Ly-việt-đa ưa Tọa thiền.”

Tôn giả Xá-lê Tử bạch rằng: 

“Bạch Thế Tôn, Hiền giả Ly-việt-đa nói như vậy rồi, con lại hỏi, ‘Hiền giả A-na-luật-đà, Hiền giả Ly-việt-đa Tỳ-kheo đă nói theo sự hiểu biết của ḿnh. Bây giờ tôi hỏi Hiền giả A-na-luật-đà, ‘Khả ái thay, rừng Ngưu giác sa-la này, ban đêm có trăng sáng, các cây sa-la đều tỏa hương thơm ngát, ví như hoa trời’. Hiền giả A-na-luật-đà, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?’

“Hiền giả A-na-luật-đà liền đáp lại con rằng, ‘Tôn giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo đạt được thiên nhăn, thành tựu thiên nhăn, ở trong một ngàn thế giới, với một ít phương tiện, vị ấy trong chốc lát có thể thấy tất cả. Tôn giả Xá-lê Tử, ví như người có mắt ở trên lầu cao nh́n xuống khu đất trống có một ngàn g̣ nỗng với một ít phương tiện, vị ấy trong chốc lát có thể thấy tất cả. Tôn giả Xá-lê Tử, cũng vâïy, nếu Tỳ-kheo có được thiên nhăn, thành tựu thiên nhăn, ở trong một ngàn thế giới với một ít phương tiện, vị ấy trong chốc lát có thể thấy tất cả. Tôn giả Xá-lê Tử, vị Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la’.”

Thế Tôn khen rằng: 

“Lành thay! Lành thay! Xá-lê Tử, đúng như lời Tỳ-kheo A-na-luật-đà đă nói. V́ sao? V́ A-na-luật-đà Tỳ-kheo đă thành tựu Thiên nhăn.”

Tôn giả Xá-lê Tử bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, Hiền giả A-na-luật-đà nói như vậy rồi, con lại hỏi, ‘Hiền giả Ca-chiên-diên, Hiền giả A-na-luật-đà Tỳ-kheo đă nói theo sự hiểu biết của ḿnh. Bây giờ tôi hỏi Hiền giả Ca-chiên-diên, ‘Khả ái thay, rừng Ngưu giác sa-la này, ban đêm có trăng sáng, các cây sa-la đều tỏa hương thơm ngát, ví như hoa trời’. Hiền giả Ca-chiên-diên, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?’

“Hiền giả Ca-chiên-diên liền đáp lại con rằng, ‘Tôn giả Xá-lê Tử, ví như hai Tỳ-kheo pháp sư cùng bàn luận về A-tỳ-đàm thâm áo. Những điều được hỏi đều được thấu hiểu tường tận, những lời giải đáp th́ thông suốt, sự thuyết pháp th́ lưu loát. Tôn giả Xá-lê Tử, vị Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la’.”

Thế Tôn khen rằng:

“Lành thay! Lành thay! Xá-lê Tử, đúng như lời Tỳ-kheo Ca-chiên-diên đă nói. V́ sao? V́ Ca-chiên-diên Tỳ-kheo là Phân biệt pháp sư.”

Tôn giả Xá-lê Tử bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, Hiền giả Ca-chiên-diên nói như vậy rồi, con lại hỏi, ‘Tôn giả Đại Ca-diếp, Hiền giả Ca-chiên-diên Tỳ-kheo đă nói theo sự hiểu biết của ḿnh. Bây giờ tôi hỏi Tôn giả Đại Ca-diếp, ‘Khả ái thay, rừng Ngưu giác sa-la này, ban đêm có trăng sáng, các cây sa-la đều tỏa hương thơm ngát, ví như hoa trời’. Hiền giả Đại Ca-diếp, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?”

“Tôn giả Đại Ca-chiên-diên liền đáp lại con rằng, ‘Hiền giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo tự ḿnh sống nơi vô sự khen ngợi ở nơi vô sự; tự ḿnh có thiểu dục, khen ngợi sự thiểu dục; tự ḿnh tri túc, khen ngợi sự tri túc; tự ḿnh thích sống cô độc viễn ly và khen ngợi cô độc viễn ly; tự ḿnh tu hành tinh tấn, khen ngợi sự tu hành tinh tấn; tự ḿnh lập chánh niệm chánh trí, khen ngợi sự lập chánh niệm chánh trí; tự ḿnh đắc định, khen ngợi sự đắc định; tự ḿnh có trí tuệ, khen ngợi sự có trí tuệ; tự ḿnh các lậu đă sạch, khen ngợi các lậu đă sạch; tự ḿnh khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ, khen ngợi khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ. Hiền giả Xá-lê Tử, vị Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la’.”

Thế Tôn khen rằng:

“Lành thay! Lành thay! Xá-lê Tử, đúng như lời Tỳ-kheo Ca-diếp đă nói. V́ sao? V́ Đại Ca-diếp Tỳ-kheo thường tu hạnh Vô sự.”

Tôn giả Xá-lê Tử bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, Tôn giả Đại Ca-diếp nói như vậy rồi, con lại hỏi ‘Hiền giả Mục-kiền-liên, Tôn giả Đại Ca-diếp đă nói theo sự hiểu biết của ḿnh. Bây giờ tôi hỏi Hiền giả Mục-kiền-liên, ‘Khả ái thay, rừng Ngưu giác sa-la này, ban đêm có trăng sáng, các cây sa-la đều tỏa hương thơm ngát, ví như hoa trời’. Hiền giả Đại Ca-diếp, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?’

“Hiền giả Đại Mục-kiền-liên liền đáp lại con rằng, ‘Tôn giả Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo nào có đại như ư túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần, được tự tại vô lượng như ư túc, thực hành vô lượng như ư túc, có thể biến một thành nhiều, hợp nhiều làm thành một, một th́ trụ trên một, được biết, được thấy; không bị trở ngại bởi vách đá, cũng như đi trong hư không; ch́m xuống đất như ch́m xuống nước, đi trên nước như đi trên đất; ngồi xếp kiết già mà bay trên không như chim bay liệng; với mặt trời và mặt trăng này vốn có đại như ư túc, đại phước hựu, đại oai thần mà có thể đưa tay bắt nắm, thân cao đến trời Phạm thiên. Tôn giả Xá-lê Tử, vị Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la’.” 

Thế Tôn khen rằng:

“Lành thay! Lành thay! Xá-lê Tử, đúng như lời Tỳ-kheo Mục-kiền-liên đă nói. V́ sao? V́ Tỳ-kheo Mục-kiền-liên có Đại như ư túc.”

Bấy giờ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch áo một bên, chấp tay mà bạch Phật rằng: 

“Bạch Thế Tôn, con và chư Tôn giả nói như vậy rồi, liền bạch Tôn giả Xá-lê Tử rằng, ‘Tôn giả Xá-lê Tử, tôi và các vị Thượng tôn mỗi người đă tự nói theo sự hiểu biết của ḿnh. Bây giờ tôi hỏi Tôn giả Xá-lê Tử, ‘Khả ái thay, rừng Ngưu giác sa-la này, ban đêm có trăng sáng, các cây sa-la đều tỏa hương thơm ngát, ví như hoa trời’. Hiền giả Đại Ca-diếp, những Tỳ-kheo nào làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la?’

“Tôn giả Xá-lê Tử liền đáp lại lời con rằng, ‘Hiền giả Mục-kiền-liên, nếu có Tỳ-kheo tùy dụng tâm tự tại, chứ không phải tùy tâm. Nếu muốn trú định nào, vị ấy vào buổi sáng an trú định ấy. Nếu muốn an trú trụ định vào buổi trưa hay buổi chiều, tức th́ vị ấy an trú trụ định ấy vào buổi trưa hay buổi chiều. Hiền giả Mục-kiền-liên, ví như y phục của vua và các quan rất nhiều màu sắc rực rỡ, nếu họ muốn mặc thứ nào vào buổi sáng, liền lấy mặc vào. Nếu họ muốn mặc thứ nào vào buổi trưa hay buổi chiều, liền lấy mặc. Hiền giả Mục-kiền-liên, cũng vậy, nếu có Tỳ-kheo nào tùy dụng tâm tự tại, chứ không phải tùy tâm. Nếu muốn trú định nào, vị ấy vào buổi sáng an trú định ấy. Nếu muốn an trú trụ định vào buổi trưa hay buổi chiều, tức th́ vị ấy an trú trụ định ấy vào buổi trưa hay buổi chiều. Hiền giả Mục-kiền-liên, vị Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la’.”

Thế Tôn khen rằng:

“Lành thay! Lành thay! Mục-kiền-liên, đúng như lời Tỳ-kheo Xá-lê Tử đă nói. V́ sao? V́ Xá-lê Tử Tỳ-kheo tùy dụng Tâm tự tại.”

Bấy giờ Tôn giả Xá-lê Tử liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch áo một bên mà bạch Phật rằng:

“Bạch Thế Tôn, con và chư Hiền nói như vậy rồi, bảo rằng, ‘Hiền giả Mục-kiền-liên, tôi và chư Hiền mỗi ngườøi đă tự tŕnh bày theo sự hiểu biết của ḿnh. Hiền giả Mục-kiền-liên, chúng ta hăy cùng với chư Hiền đi đến chỗ Đức Phật để biết trong những điều vừa bàn luận ấy vị nào nói hay. Bạch Thế Tôn, trong chúng con, ai nói hay?”

Thế Tôn đáp rằng:

“Này Xá-lê Tử, tất cả đều hay. V́ sao? V́ các pháp đó chính là những điều Ta nói. Xá-lê Tử, hăy nghe Ta nói. Vị Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la. Này Xá-lê Tử, nếu có Tỳ-kheo tùy theo chỗ ở hoặc thành quách, thôn ấp, vào buổi sáng sớm mang y cầm bát vào thôn khất thực, khéo thủ hộ thân, khéo thúc liễm các căn, khéo giữ tâm niệm. Vị ấy sau khi khất thực xong, sau giờ ngọ, thâu xếp y bát, rửa chân tay, lấy tọa cụ vắt lên trên vai, đến chỗ vô sự, hoặc dưới gốc cây, hay chỗ thanh vắng, trải ni-sư-đàn mà ngồi kiết già, ngồi luôn cho đến chứng lậu tận mới giải kiết già. Vị ấy không giải kiết già cho đến khi nào chưa chứng được lậu tận. Này Xá-lê Tử, Tỳ-kheo như vậy làm rực sáng khu rừng Ngưu giác sa-la.”

Phật thuyết giảng như vậy. Các Tỳ-kheo ấy sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

___________________________________________

Chú thích

[1]   Tương đương Pāli, M. 32. Mahā-Gosaṅga-suttaṃ. Tham chiếu Hán, 125(37.3).

[2]   Bạt-ḱ-sấu 跋耆瘦, xem cht. dưới. Xem kinh 142. 

[3]   Ngưu giác sa-la lâm 牛角娑羅林; Pāli: Gosiṅgasālavanadāya, một khu rừng ở gần Nādika, xứ Vajjī, mà bản Hán âm là Bạt-ḱ-sấu: Vajjīsu, giữa những người Bạt-kỳ.

[4]   Các đệ tử Thượng tọa nổi tiếng (abhiññātehi abiññātehi therehi sāvakehi): Tôn giả Xá-lê Tử (Sāriputta), Tôn giả Đại Mục-kiền-liên (Mahā-Moggakāna), Tôn giả Đại Ca-diếp (Mahā-Kassapa), Tôn giả Đại Ca-chiên-diên (Mahā-Kaccayāna, bản Pāli không kể), Tôn giả A-na-luật-đà (Anuruddha), Tôn giả Ly-việt-đa (Revata), Tôn giả A-nan (Ānanda).

[5]   Yển tọa 燕坐; ngồi nơi chỗ vắng vẻ. Pāli: patisallāna.

[6]   Nội hành chỉ 內行止. Pāli: ajjhattaṃ cetosamathānuyutto.

[7]   Nên hiểu là “một ít cố gắng”.

[8]   Chỉ Tỳ-kheo A-lan-nhă, tu theo hạnh chỉ sống trên rừng. Pāli: araññaka.

[9]   Hán: nhất tắc trụ nhất, hữu tri hữu kiến 一則住一有知有見. Nghĩa không rơ. Tập Dị (nt): hoặc ẩn hoặc hiện. Pāli: āvibhāvaṃ tirobhāvaṃ.

[10] Pāli: cittaṃ vasaṃ vatteti, no... cittassa vasena vatteti, (Tỳ-kheo chế ngự tâm chứ không phải bị tâm chế ngự).

[11] Hán: trú chỉ 住止; Pāli: vihārasamāpattiyā. Bản Hán, samāpatti (định, hay đẳng chí) được hiểu là samatha, chỉ.

[12] Hán: du hành 遊行; Pāli: viharati, trú ngụ hay sống (ở đâu); bản Hán này thường dịch là du hay du hành.

___________________________________________

185. KINH NGƯU GIÁC SA-LA LÂM (II) [1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa đến Na-ma-đề-sấu[2], ở tại tinh xá Kiền-ḱ[3]. 

Bấy giờ, sau khi đêm đă qua, vào buổi sáng sớm, Đức Thế Tôn đắp y tŕ bát, vào Na-ma-đề khất thực. Sau khi ăn xong, vào buổi chiều, Ngài đi đến khu rừng Ngưu giác sa-la[4]. Có ba người con ḍng quư tộc cùng ở trong đó, Tôn giả A-na-luật-đà, Tôn giả Nan-đề, Tôn giả Kim-t́-la[5].

Ba Tôn giả ấy làm như vầy. Nếu ai khất thực đi về trước th́ trải giường, múc nước, mang dồ rửa chân ra, để sẵn ghế rửa chân, khăn lau chân, b́nh đựng nước, chậu rửa. Nếu có thể ăn hết đồ ăn đă xin được th́ cứ ăn. Nếu c̣n dư th́ cho vào đồ chứa đậy kín cất. Ăn xong, cất b́nh bát, rửa tay chân, lấy tọa cụ vắt lên vai, vào nhà ngồi tĩnh tọa. Nếu ai khất thực đi về sau, có thể ăn hết đồ ăn th́ cứ ăn. Nếu không đủ th́ lấy đồ dư của người trước đem ra ăn cho đủ. Nếu c̣n dư nữa th́ đem đổ chỗ đất sạch hay trong nước không có trùng. Người ấy lấy đồ đựng của người kia rửa, lau thật sạch rồi đem treo một bên, dọn dẹp giường chiếu, nhặt ghế rửa chân, thâu khăn lau chân, cất đồ rửa chân, b́nh nước và chậu rửa, dọn dẹp nhà ăn sạch sẽ rồi thâu cất y bát, rửa tay chân, lấy tọa cụ vắt trên vai, vào nhà tĩnh tọa.

Ngồi đến xế, trong các Tôn giả ấy, nếu ai đang tĩnh tọa mà ngồi dậy trước, thấy b́nh nước và chậu rửa chân không có nước th́ phải đem đi lấy. Nếu xách nổi th́ xách, bằng không th́ vẫy tay một Tỳ-kheo khác, hai người cùng khiêng, mỗi người khiêng một phía, không nói chuyện với nhau, không hỏi ǵ nhau. 

Các vị ấy cứ năm ngày họp một lần, hoặc để nói pháp, hoặc yên lặng cả theo các bậc Thánh.

Bấy giờ người giữ rừng thấy Thế Tôn từ xa đi đến, đón ngăn lại, quở rằng: 

“Sa-môn! Sa-môn! Chớ có vào khu rừng này. V́ sao? Hiện nay trong khu rừng này có ba người ḍng quư tộc ở. Ấy là Tôn giả A-na-luật-đà, Tôn giả Nan-đề, Tôn giả Kim-t́-la. Nếu thấy ông, chắc họ không chịu.”

Đức Phật bảo rằng:

“Này Người giữ rừng, nếu họ thấy Ta th́ không có ǵ là không chịu”.

Bấy giờ Tôn giả A-na-luật-đà từ xa thấy Thế Tôn đến, liền quở người giữ rừng rằng:

“Này Người giữ rừng, chớ có ngăn cản Đức Thế Tôn. Này Người giữ rừng, chớ có quở la Đức Thiện Thệ. V́ sao? V́ đó là Tôn sư Thế Tôn của tôi đến, là Đấng Thiện Thệ của tôi đến.”

Rồi Tôn giả A-na-luật-đà ra rước Thế Tôn, đón lấy y bát. Tôn giả Nan-đề, Tôn giả Kim-t́-la trải giường ngồi, Tôn giả Kim-t́-la đi lấy nước.

Đức Thế Tôn bấy giờ sau khi rửa tay xong, ngồi xuống chỗ ngồi đă dọn sẵn. Ngồi xong Ngài hỏi rằng:

“A-na-luật-đà, ông có thường an ổn, không thiếu thốn chăng?”

Tôn giả A-na-luật-đà bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, con vẫn thường an ổn, không có ǵ thiếu thốn.”

Thế Tôn lại hỏi:

“Này A-na-luật-đà, v́ sao ông được an ổn, không có ǵ thiếu thốn?”

Tôn giả A-na-luật-đà bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, con nghĩ rằng con nhờ có thiện lợi, có đại công đức, v́ con tu tập cùng với các vị phạm hạnh như vậy. Bạch Thế Tôn, con thường hướng đến các vị phạm hạnh này để tu thân nghiệp từ ḥa, thấy nhau hay không thấy nhau cũng như vậy; và tu khẩu nghiệp từ ḥa, ư nghiệp từ ḥa, thấy nhau hay không thấy nhau cũng như vậy. Bạch Thế Tôn, con tự nghĩ, ‘Nay ta hăy tự xả bỏ tâm ḿnh mà tùy theo tâm các Hiền giả này’. Rồi con xả bỏ tâm ḿnh để tùy theo tâm các Hiền giả này. Con chưa từng có một điều ǵ mà không xứng ư. Bạch Thế Tôn, con nhờ như vậy mà thường được an ổn, không có ǵ thiếu thốn”.

Phật hỏi Tôn giả Nan-đề, đáp cũng như vâïy. Phật lại hỏi Tôn giả Kim-t́-la rằng:

“Ông có thường an ổn, không có ǵ thiếu thốn chăng?”

Tôn giả Kim-t́-la bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, con thường an ổn không có ǵ thiếu thốn.”

Phật lại hỏi:

“Này Kim-t́-la, v́ sao ông thường được an ổn, không có ǵ thiếu thốn?”

Tôn giả Kim-t́-la bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, con nghĩ rằng con nhờ có thiện lợi, có đại công đức, v́ con tu tập cùng với các vị phạm hạnh như vậy. Bạch Thế Tôn, con thường hướng đến các vị phạm hạnh này để tu thân nghiệp từ ḥa, thấy nhau hay không thấy nhau cũng như vậy; và tu khẩu nghiệp từ ḥa, ư nghiệp từ ḥa, thấy nhau hay không thấy nhau cũng như vậy. Bạch Thế Tôn, con tự nghĩ, ‘Nay ta hăy tự xả bỏ tâm ḿnh mà tùy theo tâm các Hiền giả này’. Rồi con xả bỏ tâm ḿnh để tùy theo tâm các Hiền giả này. Con chưa từng có một điều ǵ mà không xứng ư. Bạch Thế Tôn, con nhờ như vậy mà thường được an ổn, không có ǵ thiếu thốn”.

Thế Tôn khen rằng: 

“Lành thay! Lành thay! Này A-na-luật-đà, các ông thường cùng nhau ḥa hiệp an ổn, không tranh chấp như vậy, cùng một tâm, cùng một thầy, cùng hiệp nhất như nước với sữa. Thế nhưng có chứng đắc pháp Thượng nhân mà có sai giáng an lạc trụ chỉ[6] chăng?”

Tôn giả A-na-luật-đà bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, quả như vậy. Chúng con thường cùng ḥa hiệp an ổn, không tranh căi nhau, cùng một tâm, cùng một thầy, cùng ḥa hiệp với nhau như nước với sữa, chứng đắc pháp Thượng nhân mà có sai giáng an lạc trụ chỉ. Bạch Thế Tôn, chúng con ly dục ác bất thiện pháp, cho đến, chứng đắc đệ Tứ thiền, thành tựu và an trụ.

“Bạch Thế Tôn, như vậy, chúng con cùng ḥa hiệp an ổn, không tranh căi nhau, cùng một tâm, cùng một thầy, cùng ḥa hiệp với nhau như nước với sữa, chứng đắc pháp Thượng nhân mà sai giáng an lạc trụ chỉ.”

Thế Tôn khen rằng:

“Lành thay! Lành thay! Này A-na-luật-đà, bỏ qua trụ chỉ này, quá đây, vượt đây, c̣n có chứng đắc pháp nào của bậc Thượng nhân khác mà có sự sai giáng an lạc trụ chỉ chăng?”

Tôn giả A-na-luật-đà bạch Phật rằng:

“Bạch Thế Tôn, bỏ qua trụ chỉ này, quá đây, vượt đây, c̣n có chứng đắc pháp nào của bậc Thượng nhân khác mà có sự sai giáng an lạc trụ chỉ. Bạch Thế Tôn, tâm của con câu hữu với từ, biến khắp một phương, thành tựu và an trụ. Cũng vậy, tâm câu hữu với từ, biến khắp tất cả phương thứ hai, phương thứ ba, phương trên, phương dưới và bốn phương bàng, không kết, không oán, không nhuế, không tranh, rộng răi bao la, khéo tu vô lượng, biến khắp tất cả thế gian, thành tựu và an trú. Cũng vậy, bi tâm, hỷ tâm câu hữu với xả, không kết, không oán, không nhuế, không tranh, rộng răi bao la, khéo tu vô lượng, biến khắp tất cả thế gian, thành tựu và an trú.

“Bạch Thế Tôn, bỏ qua trụ chỉ này, quá đây, vượt đây, c̣n có chứng đắc pháp nào của bậc Thượng nhân khác mà có sự sai giáng an lạc trụ chỉ.”

Thế Tôn khen rằng:

“Lành thay! Lành thay! Này A-na-luật-đà, bỏ qua trụ chỉ này, quá đây, vượt đây, c̣n có chứng đắc pháp nào của bậc Thượng nhân khác mà có sự sai giáng an lạc trụ chỉ chăng?”

Tôn giả A-na-luật-đà bạch Phật rằng:

“Bạch Thế Tôn, bỏ qua trụ chỉ này, quá đây, vượt đây, c̣n có chứng đắc pháp nào của bậc Thượng nhân khác mà có sự sai giáng an lạc trụ chỉ. Bạch Thế Tôn, chúng con vượt qua tất cả sắc tưởng, cho đến, nhập phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ, thành tựu an trụ.

“Bạch Thế Tôn, bỏ qua trụ chỉ này, quá đây, vượt đây, c̣n có chứng đắc pháp nào của bậc Thượng nhân khác mà có sự sai giáng an lạc trụ chỉ.”

Thế Tôn khen rằng:

“Lành thay! Lành thay! Này A-na-luật-đà, bỏ qua trụ chỉ này, quá đây, vượt đây, c̣n có chứng đắc pháp nào của bậc Thượng nhân khác mà có sự sai giáng an lạc trụ chỉ chăng?”

Tôn giả A-na-luật-đà bạch Phật rằng:

“Bạch Thế Tôn, bỏ qua trụ chỉ này, quá đây, vượt đây, c̣n có chứng đắc pháp nào của bậc Thượng nhân khác mà có sự sai giáng an lạc trụ chỉ. Bạch Thế Tôn, chúng con đắc Như ư túc, Thiên nhĩ trí, Tha tâm trí, Túc mạng trí, Sanh tử trí, các lậu đă hết, tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Ngay trong đời này tự tri, tự giác, tự tác chứng, thành tựu và an trụ, biết một cách như thật rằng ‘Sự sanh đă dứt, phạm hạnh đă vững, điều cần làm đă làm xong, không c̣n tái sanh nữa’. 

“Bạch Thế Tôn, bỏ qua trụ chỉ này, quá đây, vượt đây, c̣n có chứng đắc pháp nào của bậc Thượng nhân khác mà có sự sai giáng an lạc trụ chỉ.”

Thế Tôn khen rằng:

“Lành thay! Lành thay! Này A-na-luật-đà, bỏ qua trụ chỉ này, quá đây, vượt đây, c̣n có chứng đắc pháp nào của bậc Thượng nhân khác mà có sự sai giáng an lạc trụ chỉ chăng?”

Tôn giả A-na-luật-đà bạch Phật rằng:

“Bạch Thế Tôn, bỏ qua trụ chỉ này, vượt qua, lướt qua, không c̣n có pháp nào khác nữa của bậc Thượng nhân, mà có sự sai giáng an lạc trụ chỉ.”

Bấy giờ Đức Thế Tôn nghĩ như vầy: “Chỗ an trụ của người con ḍng họ quư tộc này an ổn khoái lạc. Hôm nay Ta hăy thuyết pháp cho họ nghe.”

Thế Tôn nghĩ như vậy rồi, liền thuyết pháp cho Tôn giả A-na-luật-đà, Tôn giả Nan-đề, Tôn giả Kim-t́-la nghe, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ. Sau khi dùng vô lượng phương tiện thuyết pháp cho họ, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ rồi, Ngài từ chỗ ngồi đứng dậy đi về.

Bấy giờ Tôn giả A-na-luật-đà, Tôn giả Nan-đề, Tôn giả Kim-t́-la đi theo Đức Thế Tôn được một quăng đường, rồi trở lại chỗ ở.

Tôn giả Nan-đề, Tôn giả Kim-t́-la khen Tôn giả A-na-luật-đà:

“Lành thay! Lành thay! Tôn giả A-na-luật-đà, chúng tôi trước chưa nghe Tôn giả A-na-luật-đà nói những nghĩa lư như vậy. Chúng tôi có đại như ư túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần như vậy, nhưng Tôn giả A-na-luật-đà đă hết sức khen ngợi chúng tôi trước Đức Thế Tôn.”

Tôn giả A-na-luật-đà khen Tôn giả Nan-đề và Tôn giả Kim-t́-la:

“Lành thay! Lành thay! Này chư Tôn giả, tôi cũng chưa bao giờ nghe Tôn giả có đại như ư túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần như vậy. Nhưng một thời gian dài, với tâm tôi, tôi biết tâm của Tôn giả, Tôn giả có đại như ư túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần. V́ thế, đứng trước Đức Thế Tôn tôi mới tŕnh bày như vậy.

Bấy giờ có vị trời Trường Quỷ[7], h́nh dáng cực diệu, sáng chói lồng lộng, lúc đêm tàn, sáng rạng đông, đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lẽ dưới chân rồi lui đứng một bên, bạch Thế Tôn rằng:

“Bạch Đại tiên nhân, dân chúng nước Bạt-ḱ được đại lợi ích v́ có Thế Tôn và ba người con ḍng quư tộc hiện ở, Tôn giả A-na-luật-đà, Nan-đề và Kim-t́-la.”

Các Địa thần nghe Trường Quỷ thiên nói, làm cho âm thanh vang lớn:

“Bạch Đại tiên nhân, dân chúng nước Bạt-ḱ được đại lợi ích v́ có Thế Tôn và ba người con ḍng quư tộc hiện ở, Tôn giả A-na-luật-đà, Nan-đề và Kim-t́-la.” Nghe theo âm thanh vang lớn của Địa thần, các cơi Hư không thiên, Tứ vương thiên, Tam thập tam thiên, Diệm-ma thiên, Đâu-suất-đa thiên, Hóa lạc thiên, Tha hóa lạc thiên, khoảnh khắc đă làm cho âm thanh thấu đến Phạm thiên: “Bạch Đại tiên nhân, dân chúng nước Bạt-ḱ được đại lợi ích v́ có Thế Tôn và ba người con ḍng quư tộc hiện ở, Tôn giả A-na-luật-đà, Nan-đề và Kim-t́-la.”

Thế Tôn bảo rằng:

“Thật vậy, này Trường Quỷ thiên, dân chúng nước Bạt-ḱ được đại lợi ích v́ có Thế Tôn và ba người con ḍng quư tộc hiện ở, Tôn giả A-na-luật-đà, Nan-đề và Kim-t́-la. 

“Này Trường Quỷ thiên, các Địa thần nghe tiếng nói của ngươi rồi, liền làm vang lớn âm thanh, ‘Bạch Đại tiên nhân, dân chúng nước Bạt-ḱ được đại lợi ích v́ có Thế Tôn và ba người con ḍng quư tộc hiện ở, Tôn giả A-na-luật-đà, Nan-đề và Kim-t́-la’. Tiếp theo âm thanh vang lớn của Địa thần, các cơi Hư không thiên, Tứ vương thiên, Tam thập tam thiên, Diệm-ma thiên, Đâu-suất-đa thiên, Hóa lạc thiên, Tha hóa lạc thiên, khoảnh khắc đă làm cho âm thanh thấu đến Phạm thiên: ‘Bạch Đại tiên nhân, dân chúng nước Bạt-ḱ được đại lợi ích v́ có Thế Tôn và ba người con ḍng quư tộc hiện ở, Tôn giả A-na-luật-đà, Nan-đề và Kim-t́-la’. 

“Này Trường Quỷ thiên, nếu ba gia đ́nh quư tộc kia có ba người con quư tộc này, cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, tín xả, ĺa bỏ gia đ́nh, sống không gia đ́nh, xuất gia học đạo, th́ ba gia đ́nh quư tộc ấy sẽ nhớ lại nhân duyên và công hạnh của ba người con. Họ cũng sẽ được lợi ích lớn, khoái lạc lâu dài. Và nếu thôn ấp, Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Phạm chí, từ người đến trời mà nhớ nghĩ đến nhân duyên và công hạnh của ba người con ḍng dơi quư tộc ấy, họ cũng sẽ được đại lợi ích, an ổn, khoái lạc lâu dài.

“Này Trường Quỷ thiên, v́ ba người con ḍng dơi quư tộc ấy có đại như ư túc, có đại oai đức, có đại phước hựu, có đại oai thần như vậy”.

Phật thuyết giảng như vậy. Ba người con ḍng quư tộc và Trường Quỷ thiên sau khi nghe những lời Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

___________________________________________

Chú thích

[1]   Tương đương Pāli M.31 Cūḷagosiṅga-suttaṃ.

[2   ]Na- ma-đề-sấu 那摩提瘦. Pāli: Nadika, hay Natika, thuộc xứ Vajji, ở giữa Ketigāma và Vesali. Theo phiên âm bản Hán, mà tương đương Pāli có thể là Nadikesu, giữa những người Nadika, cho thấy đây là một bộ tộc thay v́ một địa danh.

[3]   Kiền-ḱ tinh xá 犍祁精舍. Pāli: Giñjakāvasatha (Luyện ngơa đường), một tinh xá bằng gạch mà dân xứ

[4]   Xem chú thích kinh số 184 ở trước.

[5]   Anurudha, Nandiya, Kimbila, cả ba đều ḍng họ Thích, cùng xuất gia một lần khi Phật về thăm Ca-t́-la-vệ.

[6]   Sai giáng an lạc trụ chỉ 差降安樂住止. Pāli: phāsuvihāro, sống an lạc thoải mái. Xem thêm kinh số 77, đoạn cuối.

[7]   Trường Quỷ thiên 長鬼天; Pāli: Dīgho parajano yakkho, quỷ Dạ-xoa tên là Dīgha (dài).

___________________________________________

186. KINH CẦU GIẢI [1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa Câu-lâu-sấu, tại đô ấp Kiếm-ma-sắt-đàm, một đô ấp của Câu-lâu[2]. 

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng: 

“Duyên nơi ư của ḿnh mà không biết như thật về tâm trí của người khác[3] th́ không thể biết được sự Giác ngộ chánh đẳng của Thế Tôn. Vậy làm thế nào để t́m hiểu[4] Như Lai[5]?”

Khi ấy các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn rằng:

“Bạch Thế Tôn, Thế Tôn là gốc của pháp, Thế Tôn là chủ của pháp, pháp do nơi Thế Tôn mà có. Ngưỡng mong Ngài thuyết cho, chúng con nghe được rồi sẽ thấu rơ nghĩa lư.”

Phật liền bảo rằng:

“Này các Tỳ-kheo, hăy lắng nghe rơ và khéo suy nghĩ. Ta sẽ phân biệt đầy đủ cho các ông nghe.”

Bấy giờ các Tỳ-kheo vâng lời mà lắng nghe.

Thế Tôn bảo rằng:

“Duyên nơi ư của ḿnh mà không biết như thật về tâm trí của người khác, phải do hai sự kiện để t́m hiểu Như Lai, một là sắc được biết bởi mắt và hai là tiếng được nghe bởi tai.

“Pháp ô nhiễm được biết bởi mắt và tai, có hay không có nơi Tôn giả ấy[6]? Sau khi t́m hiểu, biết rằng pháp ô nhiễm được biết bởi mắt và tai không có nơi Tôn giả ấy. Nếu ở đây không có, lại phải t́m hiểu nữa.

“Pháp hỗn tạp được biết bởi mắt và tai[7], có hay không có nơi Tôn giả ấy? Sau khi t́m hiểu, biết rằng những pháp hỗn tạp được biết bởi mắt và tai không có nơi Tôn giả ấy. Nếu ở đây không có, phải t́m hiểu thêm nữa.

“Pháp bạch tịnh được biết bởi mắt và tai, có hay không có nơi Tôn giả ấy? Sau khi t́m hiểu, biết rằng pháp bạch tịnh được biết bởi mắt và tai có nói Tôn giả ấy. Nếu ở đây có, lại phải t́m nữa.

“Tôn giả ấy đă thực hành pháp ấy lâu dài hay chỉ thực hành tạm thời? Nếu khi t́m hiểu, biết rằng Tôn giả ấy thực hành pháp ấy lâu dài chứ không phải tạm thời. Nếu là thường thực hành, lại phải t́m hiểu thêm nữa.

“Tôn giả ấy[8] nhập vào thiền này v́ danh dự, v́ lợi nghĩa, hay không v́ danh dự và lợi nghĩa? Nếu khi t́m hiểu, biết rằng Tôn giả ấy nhập vào thiền này không phải v́ tai hoạn[9].

“Nếu có người nói như vầy, ‘Tôn giả ấy thích tu hành[10] không phải v́ sợ hăi; ly dục, không hành dục, v́ dục đă diệt tận[11]’, th́ nên hỏi người ấy rằng, ‘Này Hiền giả, với hành vi nào, với năng lực nào, với trí tuệ nào để Hiền giả có thể tự ḿnh nhận xét chân chánh rằng, ‘Tôn giả ấy thích tu hành không phải v́ sợ hăi; ly dục, không hành dục, v́ dục đă diệt tận’?’ Nếu người ấy trả lời như vầy, ‘Tôi không biết tâm trí của vị ấy, cũng không phải do sự kiện nào khác mà biết. Nhưng vị Tôn giả ấy, hoặc khi sống một ḿnh, hoặc khi ở giữa đại chúng, hoặc ở giữa chỗ tập họp, nơi đó hoặc có Thiện thệ hay những người thọ hóa bởi Thiện thệ[12], hoặc là bậc Tông chủ, hoặc là người được thấy bởi vật dục[13], này Hiền giả, tôi cũng không tự ḿnh hiểu biết vị ấy[14]. Tôi nghe từ chính Tôn giả ấy mà trực tiếp ghi nhận như vầy, ‘Ta thích tu hành không phải v́ sợ hăi; ly dục, không hành dục, v́ dục đă diệt tận’ Này Hiền giả, với hành vi như vậy, với năng lực như vậy, với trí tuệ như vậy, khiến tôi tự ḿnh nhận xét chân chánh mà nói rằng, ‘Tôn giả ấy thích tu hành không phải v́ sợ hăi; ly dục, không hành dục, v́ dục đă diệt tận’.’

“Trong đây này lại cần phải hỏi thêm nữa về Như Lai, ‘Nếu có pháp ô nhiễm được biết bởi mắt và tai, có trường hợp pháp ấy bị diệt tận vô dư chăng? Nếu có pháp hỗn tạp được biết bởi mắt và tai, có trường hợp pháp ấy bị diệt tận vô dư chăng? Nếu có pháp bạch tịnh, có trường hợp pháp ấy bị diệt tận vô dư chăng?’ Như Lai bèn trả lời người ấy rằng, ‘Nếu có pháp ô nhiễm được biết bởi mắt và tai, có trường hợp pháp này bị diệt tận vô dư. Nếu có pháp hỗn tạp được biết bởi mắt và tai, có trường hợp pháp này bị diệt tận vô dư.’

“Nếu có pháp ô nhiễm được nhận biết bởi mắt và tai, Như Lai diệt tận, đoạn trừ, nhổ tuyệt gốc rễ, không bao giờ sanh khởi trở lại nữa. Nếu có pháp hỗn tạp được biết bởi mắt và tai, Như Lai diệt tận, đoạn trừ, nhổ tuyệt gốc rễ, không bao giờ sanh trở lại nữa. Nếu có pháp bạch tịnh, th́ Ta với pháp bạch tịnh như vậy, cảnh giới như vậy, đạo Sa-môn như vậy, Ta như vậy mà thành tựu Chánh pháp luật này.

“Có đệ tử tịnh tín đến thăm viếng Như Lai, phụng sự Như Lai, nghe pháp từ Như Lai, và được Như Lai nói pháp cho, pháp cao siêu càng lúc càng cao siêu, pháp vi diệu càng lúc càng vi diệu, khéo đoạn trừ hắc bạch. Sau khi được Như Lai nói pháp cho nghe, pháp cao siêu càng lúc càng cao siêu, pháp vi diệu càng lúc càng vi diệu, khéo đoạn trừ hắc bạch; nghe như vậy như vậy rồi, vị ấy biết tường tận[15] pháp một, đối với các pháp mà chứng đắc cứu cánh, tịnh tín nơi Thế Tôn, biết rằng ‘Thế Tôn là vị Chánh Đẳng Giác’ vậy.

“Ở đây, lại cần hỏi thêm vị ấy rằng, ‘Này Hiền giả, do hành vi nào, do năng lực nào, do trí tuệ nào để Hiền giả có thể biết tường tận pháp một, đối với các pháp mà chứng đắc cứu cánh, tịnh tín nơi Thế Tôn, biết rằng ‘Thế Tôn là vị Chánh Đẳng Giác?’ Vị ấy sẽ trả lời như vầy, ‘Này Hiền giả, tôi không biết tâm của Thế Tôn, cũng không do sự kiện nào khác mà biết. Tôi do nơi Thế Tôn mà có tịnh tín như vậy. Thế Tôn nói pháp cho tôi nghe, pháp cao siêu càng lúc càng cao siêu, pháp vi diệu càng lúc càng vi diệu, khéo đoạn trừ hắc bạch. Này Hiền giả, như Thế Tôn nói pháp cho tôi nghe, và tôi nghe như vậy như vậy, Như Lai nó pháp cho tôi nghe, pháp cao siêu càng lúc càng cao siêu, pháp vi diệu càng lúc càng vi diệu, khéo đoạn hắc bạch, và tôi nghe như vậy như vậy rồi, biết tường tận pháp một, đối với các pháp mà chứng đắc cứu cánh, tịnh tín nơi Thế Tôn, biết rằng ‘Thế Tôn là vị Chánh Đẳng Giác’. Này Hiền giả, tôi do hành vi như vậy, năng lực như vậy, trí tuệ như vậy, khiến tôi biết tường tận pháp một, đối với các pháp mà chứng đắc cứu cánh, tịnh tín nơi Thế Tôn, biết rằng ‘Thế Tôn là vị Chánh Đẳng Giác’.’

“Nếu ai có hành này, lực này, trồng sâu gốc rễ tịnh tín nơi Như Lai, tín căn đă vững, th́ được gọi là tín tương ưng với trí bất hoại, do thấy được gốc rễ. Sa-môn, Phạm chí, Chư thiên, Ma, Phạm và các hàng thế gian khác không thể tước đoạt được. Hăy như vậy mà t́m hiểu Như Lai. Hăy như vậy mà nhận biết chính đáng về Như Lai.”

Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

___________________________________________

chú thích

[1]   Tương đương Pāli, M. 47. Vimṃsaka-suttaṃ.

[2]   Câu-lâu-sấu, xem các kinh 177, 175.

[3]   So Pāli: Vīmaṃsakena bhikkhunā parassa cetopariyāyam ājānantena “Tỳ-kheo tư sát muốn biết tập tánh (cetopariyāyam) của người khác”.

[4]   Cầu giải 求解. Pāli: samannesanā. 

[5]   Đại ư: làm sao biết Như Lai có phải là Chánh đẳng giác hay không?

[6]   Bản Pāli: nơi Như Lai.

[7]   Pháp hỗn tạp, lẫn lộn cả tịnh và nhiễm. Pāli: vītimissā cakkhusotaviññeyyā dhammā.

[8]   Bản Hán, bỉ Tôn đoạn trước trong bản Pāli nói là Như Lai; bỉ Tôn ở đoạn này, Pāli nói: ñattajjhāpanno āyasmā bhikkhu, “Tôn giả Tỳ-kheo nổi tiếng này”.

[9]   Bản Pāli: t́m hiểu xem sự nguy hiểm có khởi lên cho Tôn giả hữu danh này không, và biết rằng không.

[10] Hán: lạc hành 樂行; Pāli: uparata, tịch tĩnh hay trấn tĩnh, tự kềm chế.

[11] Pāli: vitarāgattā kāme na sevati khayā rāgassā ti, không hành theo dục, v́ đă ly dục, diệt tận dục.

[12] Thiện thệ, vi thiện thệ sở hóa 善逝為善逝所化. Pāli: ye ca tattha sugatā ye ca tattha duggatā, “những người ở nơi đó là hành phục (thiện hành) hay khốn nạn (ác hành)”. Sugatā, duggatā, những người hạnh phúc hay khốn nạn (thiện hành, ác hành), ở đây không phải là danh hiệu chỉ cho Đức Phật như thường gặp trong mười hiệu Phật.

[13] Nhân thực khả kiến 因食可見, do ăn mà được thấy (xuất hiện). Pāli: ye ca idhekacce āmisesu sandissati, một số người ở đây bị lôi cuốn theo vật dục. Bản Hán hiểu sandissati (bị lôi cuốn) là được thấy (khả kiến), do gốc động từ passati (thấy).

[14] Ngă bất tự tri 我不自知. Pāli: nāyasmā taṃ tena avajānāti, Tôn giả ấy không v́ vậy mà khinh bỉ người đó.

[15] Hán: tri đoạn 知斷; Pāli: abhiññāya.

___________________________________________

187. KINH THUYẾT TRÍ [1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc.

Bấy giờ Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo rằng:

“Nếu các Tỳ-kheo nào đến trước các ngươi nói lên trí mà ḿnh đă chứng đắc, biết một cách như thật rằng ‘Sự sanh đă hết, phạm hạnh đă vững, điều cần làm đă làm xong, không c̣n tái sanh nữa’. Các ngươi nghe rồi nên khen là đúng và hoan hỷ phụng hành[2]. 

“Sau khi đă khen vị ấy là đúng và hoan hỷ phụng hành rồi, các ngươi nên hỏi Tỳ-kheo ấy như vầy, ‘Này Hiền giả, Thế Tôn đă nói năm thủ uẩn[3], thọ[4], tưởng, hành và thức. Này Hiền giả, làm sao biết, làm sao thấy năm thủ uẩn này để được biết là không c̣n chấp thủ, mà dứt sạch các lậu, tâm giải thoát[5]?’

“Tỳ-kheo đă dứt sạch các lậu và biết được rằng phạm hạnh đă vững ấy nên như pháp mà đáp lại như vầy, ‘Này chư Hiền, sắc thủ uẩn là không hiệu quả[6], là không hư, không đáng ham muốn, không bằng hữu, cũng không thể dựa, là pháp biến dịch. Tôi biết như vậy. Nếu đối với sắc thủ uẩn mà có tham dục, có ô nhiễm, có đắm trước, có trói buộc; sự đắm trước, sự trói buộc, sự sai sử này mà bị tận trừ, ly dục, diệt, tịch tĩnh, do đó biết là không c̣n chấp thủ, dứt sạch các lậu, tâm giải thoát. Cũng như vậy, thọ, tưởng, hành, thức thủ uẩn là không hiệu quả, là không hư, là không đáng ham muốn, không bằng hữu, cũng không thể dựa, là pháp biến dịch. Tôi biết như vậy. Nếu đối với thức thủ uẩn mà có tham dục, có ô nhiễm, có đắm trước, có trói buộc; sự đắm trước, sự trói buộc, sự sai sử này mà tận trừ, ly dục, diệt, tịch tĩnh, do đó biết là không c̣n chấp thủ, dứt sạch các lậu, tâm giải thoát. Này chư Hiền, đối với năm thủ uẩn, tôi biết như vậy, thấy như vậy, được rơ biết là không c̣n chấp thủ, dứt sạch các lậu, tâm được giải thoát’. 

“Tỳ-kheo đă dứt sạch các lậu và biết được rằng phạm hạnh đă vững ấy nên như pháp mà đáp lại như vậy. Và các ngươi sau khi nghe rồi nên khen là đúng và hoan hỷ phụng hành. 

“Khi đă khen là đúng và hoan hỷ phụng hành rồi, lại hỏi Tỳ-kheo ấy như vầy, ‘Này Hiền giả,Thế Tôn đă nói bốn loại thức ăn[7], chúng sanh nhờ đó mà được tồn tại và được trưởng dưỡng. Những ǵ là bốn? Một là đoàn thực hoặc thô hoặc tế. Hai là xúc thực. Ba là ư niệm thực. Bốn là thức thực’. 

“‘Này Hiền giả, làm sao biết, làm sao thấy được bốn loại thực này để rơ biết là không c̣n chấp thủ, đă dứt sạch các lậu, tâm giải thoát?’

“Tỳ-kheo đă dứt sạch các lậu và biết được phạm hạnh đă vững ấy nên như pháp mà đáp như vầy, ‘Này chư Hiền, đối với đoàn thực, ư tôi không coi trọng, không coi rẻ, không đam mê, không ràng buộc, không nhiễm, không đắm, được giải thoát, giải thoát một cách rốt ráo, tâm không c̣n điên đảo; biết một cách như thật rằng ‘Sự sanh đă hết, phạm hạnh đă vững, điều cần làm đă làm xong, không c̣n tái sanh nữa’. Cũng như vậy, đối với xúc thực, ư niệm thực và thức thực, ư tôi không coi trọng, không coi rẻ, không đam mê, không ràng buộc, không nhiễm, không đắm, được giải thoát, giải thoát một cách rốt ráo, tâm không c̣n điên đảo; biết một cách như thật rằng ‘Sự sanh đă hết, phạm hạnh đă vững, điều cần làm đă làm xong, không c̣n tái sanh nữa’. Này chư Hiền, tôi biết như vậy, tôi thấy như vậy đối với bốn loại thực này, rơ biết không c̣n chấp thủ, dứt sạch các lậu, tâm giải thoát’.

“Tỳ-kheo đă dứt sạch các lậu, biết ḿnh phạm hạnh đă vững nên như pháp mà đáp như vậy. Các ngươi nghe rồi nên khen là đúng và hoan hỷ phụng hành. 

“Sau khi khen là đúng và hoan hỷ phụng hành rồi, lại hỏi Tỳ-kheo ấy như vầy, ‘Này Hiền giả, Đức Thế Tôn đă nói bốn loại tuyên thuyết[8]. Những ǵ là bốn? 

Một là thấy th́ nói là thấy. 

Hai là nghe th́ nói là nghe.

Ba là hay th́ nói là hay.

Bốn là biết th́ nói là biết.’

“‘Này Hiền giả, làm sao biết, làm sao thấy bốn loại tuyên thuyết này để rơ được ḿnh không c̣n chấp thủ, đă dứt sạch các lậu, tâm được giải thoát?’

“Tỳ-kheo các lậu đă dứt sạch, biết được ḿnh phạm hạnh đă vững, nên như pháp mà đáp như vầy, ‘Này chư Hiền, đối với sự thấy nói thấy, tôi không coi trọng, không coi rẻ, không đam mê, không ràng buộc, không nhiễm, không đắm, được giải thoát, giải thoát một cách rốt ráo, tâm không c̣n điên đảo; biết một cách như thật rằng ‘Sự sanh đă hết, phạm hạnh đă vững, điều cần làm đă làm xong, không c̣n tái sanh nữa’. Này chư Hiền, tôi biết như vậy, thấy như vậy đối với bốn loại tuyên thuyết này, tôi biết rơ ḿnh đă dứt sạch các lậu, không c̣n chấp thủ, tâm được giải thoát’. Tỳ-kheo đă dứt sạch các lậu, tự biết phạm hạnh đă vững ấy nên như pháp mà đáp như vậy. Các ngươi sau khi nghe rồi nên khen là đúng và hoan hỷ phụng hành. 

“Sau khi khen là đúng và hoan hỷ phụng hành rồi, lại hỏi Tỳ-kheo ấy như vầy, ‘Này Hiền giả,Thế Tôn đă nói pháp sáu nội xứ[9], mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ư xứ. Này Hiền giả, làm sao biết, làm sao thấy được sáu nội xứ này để biết rơ là đă dứt sạch các lậu, không c̣n chấp thủ, tâm được giải thoát?’

“Tỳ-kheo đă dứt sạch các lậu, tự biết phạm hạnh đă vững ấy nên như pháp mà đáp như vầy, ‘Này chư Hiền, đối với mắt và thức con mắt, pháp được biết bởi thức con mắt, tôi đều biết. Sau khi biết hai pháp, này chư Hiền, nếu đối với mắt và thức con mắt, pháp được biết bởi thức con mắt mà ái lạc đă dứt sạch; do dứt sạch, ly dục, diệt, tịch tĩnh mà tôi biết là đă dứt sạch các lậu, không c̣n chấp thủ, tâm được giải thoát. Cũng như vậy, đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ư và ư thức, pháp biết bởi ư thức, tôi đều biết. Sau khi biết hai pháp, này chư Hiền, nếu đối với ư và ư thức, pháp được biết bởi ư thức, mà ái lạc đă dứt sạch; do dứt sạch, ly dục, diệt, tịch tĩnh mà đă biết là đă dứt sạch các lậu, không c̣n chấp thủ, tâm được giải thoát. Này chư Hiền, tôi biết như vậy, thấy như vậy, đối với nội lục xứ được biết là đă dứt sạch các lậu, không c̣n chấp thủ, tâm được giải thoát’. Tỳ-kheo đă dứt sạch các lậu và biết ḿnh phạm hạnh đă vững ấy nên như pháp mà đáp như vậy. Các ngươi sau khi nghe rồi nên khen là đúng và hoan hỷ phụng hành. 

“Sau khi khen là đúng và hoan hỷ phụng hành rồi nên hỏi vị Tỳ-kheo ấy như vầy, ‘Này Hiền giả, Thế Tôn nói sáu giới, là: địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới và thức giới. Này Hiền giả, làm sao biết, làm sao thấy sáu giới này để rơ biết ḿnh đă dứt sạch các lậu, không c̣n chấp thủ, tâm được giải thoát?’

“Tỳ-kheo đă dứt sạch phiền năo, biết được ḿnh phạm hạnh đă vững, nên như pháp mà đáp như vầy, ‘Này chư Hiền, tôi không thấy rằng địa giới là sở thuộc của tôi. Tôi không phải là sở thuộc của địa giới. Địa giới chẳng phải là thần ngă. Nhưng ba thủ[10] nương địa giới mà trụ và các kết sử[11] dựa vào đó mà sanh. Chúng bị diệt sạch, ly dục, diệt, tịch tĩnh, do đó mà biết là đă dứt sạch các lậu, không c̣n chấp thủ, tâm được giải thoát. Cũng như vậy, thủy, hỏa, phong, không và thức giới chẳng phải sở thuộc của tôi. Tôi không phải sở thuộc của thức giới. Thức giới chẳng phải là thần ngă. Nhưng ba thủ nương địa giới mà trụ và các kết sử dựa vào đó mà sanh. Chúng bị diệt sạch, ly dục, diệt, tịch tĩnh, do đó mà biết là đă dứt sạch các lậu, không c̣n chấp thủ, tâm được giải thoát. Này chư Hiền, tôi biết như vậy, thấy như vậy đối với sáu giới ấy, rơ biết ḿnh đă dứt sạch các lậu, không c̣n chấp thủ, tâm được giải thoát’. Tỳ-kheo đă dứt sạch các lậu và biết ḿnh phạm hạnh đă vững ấy nên như pháp mà đáp như vậy. Các ngươi sau khi nghe rồi nên khen ngợi là đúng và hoan hỷ phụng hành. 

“Sau khi khen ngợi là đúng và hoan hỷ rồi nên hỏi vị Tỳ-kheo ấy như vầy, ‘Này Hiền giả, làm sao biết, làm sao thấy bên trong thân cùng với thức này[12] và tất cả các tướng bên ngoài, ngă, ngă tác và kết sử mạn, thảy đều đuợc đoạn tri[13], nhổ tuyệt cội gốc của chúng, không c̣n tái sanh nữa?’ Tỳ-kheo đă dứt sạch các lậu và biết ḿnh phạm hạnh đă vững ấy nên như pháp mà đáp như vầy, ‘Này chư Hiền, thuở xưa, khi tôi chưa xuất gia học đạo đă nhàm tởm sự sanh, già, bệnh, chết, khóc than, khốn khổ, sầu muộn, bi ai; tôi muốn đoạn trừ khối khổ đau to lớn này. Này chư Hiền! Sau khi đă nhàm tởm ghê sợ, tôi quán sát, tại gia là đời sống hẹp ḥi, là chốn trần lao bụi bặm. Xuất gia học đạo là đời sống rộng răi bao la. Nay ta sống đời tại gia bị xiềng xích quấn chặt, không thể trọn đời tịnh tu phạm hạnh. Vậy ta hăy vứt bỏ các tài sản nhỏ và lớn, từ giă thân tộc ít hay nhiều rồi cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, ĺa bỏ gia đ́nh, sống không gia đ́nh mà học đạo. Này chư Hiền! Sau đó, tôi vứt bỏ tài sản nhỏ và lớn, từ giă thân tộc ít hay nhiều, rồi cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, ĺa bỏ gia đ́nh, sống không gia đ́nh mà học đạo.

“Này chư Hiền! Sau khi tôi xuất gia học đạo, từ bỏ của cải họ hàng rồi, thọ lănh cấm giới mà Tỳ-kheo phải tu tập, thủ hộ Tùng giải thoát, tôi lại cẩn thận thu nhiếp các oai nghi lễ tiết, thấy tội nhỏ nhiệm cũng thường ôm ḷng lo sợ, nhớ kỹ điều cốt yếu đă học.

“Này chư Hiền, tôi từ bỏ sát sanh, xa ĺa sát sanh, xả bỏ kiếm gậy, biết hổ, biết thẹn, nuôi ḷng từ bi, làm lợi ích cho tất cả, cho đến loài côn trùng. Đối với tâm sát sanh, tôi đă tịnh trừ.

“Tôi từ bỏ lấy của không cho, tránh xa lấy của không cho; chỉ lấy của đă cho, thích của đă cho, thường thích bố thí, vui vẻ không cầu mong sự đáp lại. Đối với tâm ưa lấy của không cho, tôi đă tịnh trừ

“Này chư Hiền, tôi từ bỏ sự phi phạm hạnh, tránh xa phi phạm hạnh, siêng năng tu phạm hạnh, tinh tấn với diệu hạnh, thanh tịnh không ô uế, từ bỏ dục vọng, dứt trừ dâm dục. Đối với tâm phi phạm hạnh, tôi đă tịnh trừ.

“Này chư Hiền, tôi từ bỏ nói láo, tránh xa nói láo, nói điều chân thật, ưa điều chân thật, dựa trên sự chân thật không sai chạy. Tất cả lời nói của tôi đều đáng tin cậy, không lừa dối thế gian. Đối với tâm nói láo, tôi đă dứt trừ.

“Này chư Hiền, tôi từ bỏ nói hai lưỡi, tránh xa nói hai lưỡi, tu hạnh không nói hai lưỡi, không phá hoại người khác, không nghe lời người này đem nói với người kia để phá hoại người này, không nghe lời người kia đem nói với người này để phá hoại người kia; người ly gián tôi làm cho ḥa hợp, người đă sống ḥa hợp, tôi làm cho họ hoan hỷ, không chia phe đảng, không thích phe đảng, không khen ngợi phe đảng. Đối với tâm nói hai lưỡi, tôi đă tịnh trừ.

“Này chư Hiền, tôi từ bỏ lời nói thô ác, tránh xa lời nói thô ác, giọng điệu thô bỉ, lớn tiếng, nghịch tai, người nghe không ưa không mến, khiến họ khổ năo không định tâm. Tôi đoạn trừ lời nói như vậy. Nếu có lời nói êm dịu, nhẹ nhàng, thuận tai, thông cảm đến tâm, làm cho người nghe vui vẻ, mến chuộng, sung sướng, tiếng nói rơ ràng, không làm cho người khác sợ, trái lại họ được định tâm, tôi nói lời nói như vậy. Đối với tâm nói lời độc ác, tôi đă tịnh trừ.

“Này chư Hiền, tôi từ bỏ lời nói thêu dệt, tránh xa lời nói thêu dệt, nói đúng lúc, nói chân thật, nói đúng pháp, nói đúng nghĩa, nói về tịch tĩnh, ưa nói về tịch tĩnh, hợp thời, hợp lư, khéo dạy, khéo la mắng. Đối với tâm nói thêu dệt, tôi đă tịnh trừ. 

“Này chư Hiền, tôi từ bỏ buôn bán, tránh xa sự buôn bán, xả bỏ thói cân lường và đấu hộc, cũng không nhận hàng hóa, không chèn ép người, không mong gian lận, không v́ lợi nhỏ mà lấn lướt người. Đối với sự sinh hoạt buôn bán, tâm tôi đă tịnh trừ.

“Này chư Hiền, tôi từ bỏ không nhận đàn bà góa, con gái thơ, tránh xa việc nhận đàn bà góa, con gái thơ. Đối với việc nhận đàn bà góa, con gái thơ, tâm tôi đă tịnh trừ.

“Này chư Hiền, tôi từ bỏ không nhận nô tỳ, tránh xa việc nhận nô tỳ. Đối với việc nhận nô tỳ, tâm tôi đă tịnh trừ.

“Này chư Hiền, tôi từ bỏ không nhận voi, ngựa, ḅ, dê; tránh xa việc nhận voi, ngựa, ḅ, dê. Đối với việc nhận voi, ngựa, trâu, dê, tâm tôi đă tịnh trừ.

“Này chư Hiền, tôi từ bỏ không nhận gà, heo; tránh xa việc nhận gà, heo. Đối với việc nhận gà, heo, tâm tôi đă tịnh trừ.

“Này chư Hiền, tôi từ bỏ không nhận ruộng nương, hàng quán; tránh xa việc nhận ruộng nương, hàng quán. Đối với việc nhận ruộng nương, hàng quán, tâm tôi đă tịnh trừ.

“Này chư Hiền, tôi từ bỏ không nhận lúa giống, lúa mạch, đậu; tránh xa việc nhận lúa giống, lúa mạch, đậu. Đối với việc nhận lúa giống, lúa mạch, đậu, tâm tôi đă tịnh trừ.

“Này chư Hiền, tôi từ bỏ rượu, tránh xa rượu. Đối với việc uống rượu, tâm tôi đă tịnh trừ. 

“Này chư Hiền, tôi từ bỏ không dùng giường cao, rộng lớn; tránh xa giường cao, rộng lớn. Đối với việc dùng giường cao, rộng lớn, tâm tôi đă tịnh trừ.

“Này chư Hiền, tôi từ bỏ không trang sức ṿng hoa, chuỗi ngọc, hương liệu, dầu thơm; tránh xa không trang sức ṿng hoa, ngọc ngà, hương thoa, phấn sáp. Đối với việc trang sức ṿng hoa, chuỗi ngọc, hương thoa, phấn sáp, tâm tôi đă tịnh trừ.

“Này chư Hiền, tôi từ bỏ không ca múa, xướng hát và đi xem nghe; tránh xa sự ca múa, xướng hát và đi xem nghe. Đối với sự ca múa, xướng hát và đi xem nghe, tâm tôi đă tịnh trừ.

“Này chư Hiền, tôi từ bỏ không nhận vàng bạc, tránh xa việc nhận vàng bạc. Đối với việc nhận vàng bạc, tâm tôi đă tịnh trừ.

“Này chư Hiền, tôi từ bỏ sự ăn quá ngọ, tránh xa sự ăn quá ngọ, ăn đúng ngọ, không ăn ban đêm, không ăn phi thời, học ăn đúng thời. Đối với sự ăn quá ngọ, tâm tôi đă tịnh trừ.

“Này chư Hiền, tôi đă thành tựu Thánh giới này, thân lại tu hành sự tri túc, áo cốt để che thân, ăn cốt đủ để nuôi thân. Tôi đến chỗ nào mang theo y bát, không có luyến tiếc, ví như chim nhạn cùng với hai cánh bay liệng trong không theo hai cánh, tôi cũng như vậy.

“Này chư Hiền, tôi đă thành tựu Thánh giới thân này và cực tri túc, rồi lại thủ hộ các căn, thường niệm sự khép kín, niệm tưởng muốn minh đạt, thủ hộ niệm tâm mà được thành tựu, hằng mướn khởi ư. Khi mắt thấy sắc, không chấp thủ sắc tướng, không đắm sắc vị; v́ sự phẫn tránh[14] mà thủ hộ căn con mắt, trong tâm không sanh tham lam, ưu năo, ác bất thiện pháp, v́ thú hướng đến kia[15], nên thủ hộ căn con mắt. Cũng vậy, tai, mũi, lưỡi, thân, khi ư biết pháp không chấp thủ pháp tướng, không đắm pháp vị; v́ sự phẫn tránh mà thủ hộ ư căn, trong tâm không sanh tham lam, ưu năo, ác bất thiện pháp, v́ thú hướng đến kia, nên thủ hộ ư căn.

“Này chư Hiền, tôi đă thành tựu Thánh giới thân này và cực tri túc, Thánh thủ hộ các căn, lại biết rơ chân chánh sự ra vào, khéo quán sát phân biệt sự co, duỗi, cúi, ngước, nghi dung chững chạc, khéo đắp Tăng-già-lê và mang các y bát; đi, đứng, nằm, ngồi, ngủ, nghỉ, nói năng thảy đều biết rơ chân chánh.

“Này chư Hiền, tôi đă thành tựu Thánh giới thân này và cực tri túc, và cũng thành tựu Thánh thủ hộ các căn, chân chánh biết sự ra vào, rồi lại sống cô độc tại nơi xa vắng, ở trong rừng vắng, trong rừng sâu, dưới gốc cây, những nơi trống vắng yên tĩnh, sườn non, động đá, đất trống, lùm cây, hoặc đến trong rừng, hoặc giữa băi tha ma. Tôi sau khi ở trong rừng vắng, hoặc đến gốc cây, những chỗ không nhàn yên tĩnh, trải ni-sư-đàn, ngồi xếp kiết già, chánh thân chánh nguyện, hướng niệm nội tâm[16], đoạn trừ tâm tham lam, không có năo hại, thấy tài vật và các nhu dụng sinh sống của người khác mà không khởi tâm tham lam muốn khiến về ḿnh. Tôi đối với tham lam, tâm được tịnh trừ. Cũng vậy, đối với sân nhuế, thùy miên, trạo hối, đoạn trừ nghi hoặc, đối với các thiện pháp không c̣n do dự. Tôi đối với sự nghi hoặc, tâm đă tịnh trừ.

“Này chư Hiền, tôi đă đoạn trừ năm triền cái, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, ly dục, ly ác bất thiện pháp, có giác có quán, có hỷ lạc do ly dục sanh, cho đến, chứng đắc Tứ thiền, thành tựu an trụ.

“Này chư Hiền, tôi đă đắc định tâm như vậy, thanh tịnh không ô uế, không phiền nhiệt, nhu nhuyến, an trú vững vàng, được bất động tâm, hướng đến chứng ngộ Trí lậu tận thông. Này chư Hiền, tôi biết như thật rằng, ‘Đây là Khổ’, biết như thật: ‘Đây là Khổ tập’, biết như thật: ‘Đây là Khổ diệt’, và biết như thật: ‘Đây là Khổ diệt đạo’. Biết như thật, ‘Đây là lậu’, ‘Đây là lậu tập’, ‘Đây là lậu diệt’, và ‘Đây là lậu diệt đạo’. Biết như vậy, thấy như vậy, tâm giải thoát dục lậu, tâm giải thoát hữu lậu và vô minh lậu. Khi đă giải thoát liền biết ḿnh đă giải thoát và biết một cách như thật rằng, ‘Sự sanh đă hết, phạm hạnh đă vững, điều cần làm đă làm xong, không c̣n tái sanh nữa’. Này chư Hiền, tôi biết như vậy, thấy như vậy đối với bên trong thân cùng với thức này và tất cả các tướng bên ngoài, ngă, ngă tác và kết sử mạn, thảy đều được đoạn tri, nhổ tuyệt cội gốc của chúng, không c̣n tái sanh nữa’. Tỳ-kheo đă dứt sạch các lậu và tự biết phạm hạnh đă vững ấy nên như pháp mà đáp như vậy. Các ngươi sau khi nghe rồi, nên khen ngợi là đúng và hoan hỷ phụng hành. 

“Sau khi khen ngợi là đúng và hoan hỷ phụng hành rồi, nên nói với vị Tỳ-kheo ấy như vầy, ‘Này Hiền giả, khi Hiền giả vừa nói, chúng tôi đă đẹp ḷng, đă hoan hỷ, nhưng chúng tôi muốn theo Hiền giả để tăng tiến càng tăng tiến, mong cầu trí tuệ và ứng đối biện tài. V́ vậy chúng tôi hỏi Hiền giả, rồi lại hỏi nữa’.”

Phật thuyết như vậy, các Tỳ-kheo nghe lời Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

___________________________________________

Chú thích

[1]   Bản Hán quyển 49. Tương đương Pāli M.112 Chabbisodhana-suttaṃ.

[2]   Bản Pāli: n’eva abhinanditabbaṃ nappatikkositabbaṃ, không hoan hỷ cũng không phản đối.

[3]   Hán: thạnh ấm 盛陰.

[4]   Nguyên Hán: giác .

[5]   Lậu tận tâm giải thoát 無漏心解脫. Pāli: anupādāya āsavehi cittaṃ vimuttaṃ, sau khi không chấp thủ, do vô lậu mà tâm được giải thoát.

[6]   Vô quả 無果. Pāli: abala, không có thế lực. H́nh như theo bản Hán, aphala, thay v́ abala.

[7]   Tứ thực: đoàn thực thô tế, cánh lạc, ư niệm, thức; 四食糰食麤細更樂意念識. Thức ăn vo nắm tức vật chất, thức ăn do xúc chạm, thức ăn do ư niệm và thức ăn do thức. Bản Pāli không đề cập. Tham khảo, S. II. pp.11-12, 98, M. I. p. 261: cattāro āhārā... kabaliṃkāro āhāro oḷāriko vā sukhume vā, phasso dutiyo, manosañcetanā tatiyā, viññāṇaṃ catutthaṃ.

[8]   Tứ thuyết: kiến, văn, thức (giác), tri 見聞識知. Pāli: cattaro vohārā... diṭṭhe diṭṭhavāditā, sute sutavāditā, mute mutavāditā, viññāte viññātavāditā, bốn ngôn thuyết: đối với cái được thấy th́ nói là cái được thấy, cái được nghe nói là cái được nghe, cái được cảm nói là cái được cảm, cái được nhận thức nói là cái được nhận thức.

[9]   Hán: nội lục xứ 內六處.

[10] Tam thọ 三受, ba bản Tống-Nguyên-Minh chép là “hai thọ”, ở đây thọ được hiểu là thủ, hay chấp thủ và có hai: dục thủ, kiến thủ. Hay ba thủ, thêm ngă ngữ thủ.

[11] Trong để bản: thức sử識使; Tống-Nguyên-Minh: chư sử諸使. Sử, trong bản Pāli: anusaya: tùy miên.

[12] Thân cọng hữu thức 身共有識, hay hữu thức thân, thân tồn tại cùng với thức, hay là sở y cho thức hoạt động. Pāli: saviññāṇaka kāya.

[13] Đoạn tri 斷知, có lẽ là đoạn biến tri. Phát Trí 2 (Đại 26, trang 924 c), “Thế nào là đoạn biến tri? Các tham đă vĩnh viễn bị đoạn trừ, sân và si vĩnh viễn bị đoạn trừ. Tất cả phiền năo vĩnh viễn bị đoạn trừ”. Pāli: susamāhata. Nguyên đoạn này, Pāli: imasmiṃ ca-saviññāṇake kāye bahiddhā ca-sabbanimittesu ahaṃkāra-mamaṃkāra-mānānusayā susamūhatā, ở trong các thân câu hữu với thức này và trong tất cả, tướng bên ngoài, mà hoàn toàn đoạn tuyệt ngă kiến, ngă sở kiến và mạn tùy miên.

[14] Vị phẫn tránh cố 謂忿諍故; v́ sự phẫn nộ và tranh căi. Pāli: yatvādhikaraṇam enam…, do nguyên nhân ǵ mà… Trong bản Hán, adhikaraṇa, nguyên nhân, được hiểu là sự tranh căi.

[15] Thú hướng bỉ cố 趣向彼故; Pāli: (akusalā dhammā) anvāssaveyyṃ, (các pháp bất thiện) có thể khởi lên (trôi chảy vào tâm).

[16] Chánh thân chánh nguyện phản niệm bất hướng  身正願反念不向. Pāli: ujuṃ kāyaṃ paṇidhāya, parimukhaṃ satiṃ upaṭṭhapetvā, giữ thân ngay thẳng; dựng chánh niệm để trước mặt. Trong bản Pāli, paṇidhāya, “đặt để” trong bản Hán hiểu là paṇidhāna, “ước nguyện”.

___________________________________________

188. KINH A-DI-NA [1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trú tại Đông viên, giảng đường Lộc tử mẫu[2].

Bấy giờ, vào lúc xế chiều, Đức Thế Tôn từ tĩnh tọa đứng dậy, bước xuống giảng đường, đi kinh hành trên khoảng đất trống, trong bóng mát của giảng đường và thuyết giảng rộng răi về pháp thậm thâm vi diệu cho các Tỳ-kheo nghe.

Lúc ấy, dị học A-di-na[3], đệ tử của Sa-môn Man-đầu[4], từ xa thấy Đức Thế Tôn từ tĩnh tọa dậy, bước xuống giảng đường, đi kinh hành trên khoảng đất trống, trong bóng mát của giảng đường và thuyết giảng rộng răi về pháp thậm thâm vi diệu cho các Tỳ-kheo nghe; Dị học A-di-na, đệ tử của Sa-môn Man-đầu đến chỗ Phật, chào hỏi và kinh hành theo Phật. 

“Đức Thế Tôn quay lại hỏi rằng:

“Dị học A-di-na, Sa-môn Man-đầu có thật sự tư duy với năm trăm tư duy; nếu có dị học, Sa-môn, Phạm chí nào là vị nhất thiết tri, nhất thiết kiến, tự cho là ‘Ta biết không sót cái ǵ[5]’, nhưng nếu có lầm lẫn th́ cũng phải tự nhận là lầm lẫn[6].”

Dị học A-di-na, đệ tử của Sa-môn Man-đầu đáp rằng:

“Thưa Cù-đàm, Sa-môn Man-đầu thật sự tư duy với năm trăm tư duy; nếu có dị học, Sa-môn, Phạm chí nào là vị nhất thiết tri, nhất thiết kiến, tự cho là “Ta biết không sót thứ ǵ’, nhưng nếu có lầm lẫn th́ cũng phải tự nhận là lầm lẫn.”

Đức Thế Tôn lại hỏi rằng:

“A-di-na, thế nào là Sa-môn Man-đầu thật sự tư duy với năm trăm tư duy; nếu có dị học, Sa-môn, Phạm chí nào là vị nhất thiết tri, nhất thiết kiến, tự cho là “Ta biết không sót cái ǵ’, nhưng nếu có lầm lẫn th́ cũng phải tự nhận là lầm lẫn?”

Dị học A-di-na, đệ tử của Sa-môn Man-đầu, đáp rằng:

“Thưa Cù-đàm! Sa-môn Man-đầu nói như vầy, ‘Nếu khi đi, khi đứng, khi nằm, khi ngồi, khi ngủ, khi thức, lúc tối hay ban ngày vẫn thường không chướng ngại tri kiến. Nhưng cũng có khi gặp voi chạy càn, ngựa phóng đại, xe ruỗi nhanh, lính bại trận, con trai chạy trốn, con gái chạy trốn, hoặc đi trên con đường nào đó mà gặp voi dữ, ngựa dữ, ḅ dữ, chó dữ, hoặc gặp ổ rắn, hoặc bị ném đất, hoặc bị gậy đánh, hoặc lọt xuống rănh, hoặc rơi vào hầm xí, hoặc đạp lên ḅ đang nằm, hoặc sa xuống hầm sâu, hoặc đâm vào bụi gai, hoặc thấy thôn ấp mà phải hỏi tên đường, hoặc gặp kẻ trai người gái phải hỏi họ hỏi tên, hoặc nh́n lầm nhà trống, hoặc vào ḍng họ nào đó và khi vào rồi được hỏi rằng: ‘Ông ở đâu đến?’ Ta đáp rằng, ‘Này chư Hiền, tôi đi lộn đường’.’ 

“Thưa Cù-đàm! Sa-môn Man-đầu đại loại như vậy, tư duy với năm trăm tư duy, và nếu có dị học Sa-môn, Phạm chí nào là bậc nhất thiết trí, nhất thiết kiến, tự cho rằng: “Ta biết không sót cái ǵ’, nhưng vị ấy cũng có những lầm lẫn như vậy.”

Rồi Đức Thế Tôn đi kinh hành đến mút đường, dừng lại, trải tọa cụ, ngồi kiết già, hỏi các Tỳ-kheo:

“Những sự kiện trí tuệ[7] được Ta nói đến, các người thọ tŕ chăng?

Các Tỳ-kheo im lặng không đáp. Đức Thế Tôn hỏi như vậy đến ba lần: 

“Những sự kiện trí tuệ được Ta nói đến, các ngươi thọ tŕ chăng?” 

Các Tỳ-kheo cũng ba lần im lặng không đáp.

Lúc ấy có một Tỳ-kheo liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai áo, chắp tay hướng đến Phật bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, nay thật là đúng lúc! Bạch Thiện Thệ, nay thật là đúng lúc! Nếu Thế Tôn nói những sự kiện trí tuệ cho các Tỳ-kheo nghe th́ các Tỳ-kheo sau khi nghe Thế Tôn nói sẽ khéo léo thọ tŕ.”

Thế Tôn nói:

“Này Tỳ-kheo, hăy nghe rơ và suy nghĩ kỹ, Ta sẽ phân tích đầy đủ cho các ngươi.”

Bấy giờ các Tỳ-kheo bạch rằng:

“Chúng con kính vâng lời, lắng nghe.”

Đức Phật lại bảo rằng:

“Có hai chúng, một là chúng pháp, hai là chúng phi pháp.

“Sao gọi là chúng phi pháp? Hoặc có người làm việc phi pháp, nói lời phi pháp và chúng ấy cũng làm việc phi pháp, nói lời phi pháp. Người phi pháp ấy đứng đầu trong chúng phi pháp, theo những điều chính ḿnh đă biết, nhưng lại bằng những lời hư vọng, không chân thật mà hiển thị, phân biệt, quy định hành vi, lưu bố, tuần tự thuyết pháp, muốn đoạn trừ sự xấu xa trong tâm ư người khác, bị cật vấn th́ không thể trả lời được. Đối với trong Chánh pháp luật không thể xứng lập những điều chính ḿnh đă biết. Nhưng người phi pháp đứng đầu trong chúng phi pháp, tự cho là ‘Ta có trí tuệ, hiểu biết tất cả’. Ở nơi nào mà sự kiện trí tuệ được nói đến như vậy, ở đó được gọi là chúng phi pháp.

“Sao gọi là chúng pháp? Hoặc có người làm đúng pháp, nói như pháp và chúng ấy cũng làm đúng pháp, nói như pháp. Người đúng pháp ấy đứng đầu trong chúng pháp, theo những điều chính ḿnh đă biết, không bằng những lời hư vọng mà bằng sự chắc thật, hiển thị, phân biệt, quy định hành vi, lưu bố, tuần tự thuyết pháp, muốn đoạn trừ sự xấu xa trong tâm ư người khác, khi bị cật vấn th́ có thể trả lời được, đối với Chánh pháp luật có thể xứng lập những điều chính ḿnh đă biết, và người ấy đứng đầu trong chúng pháp, tự cho là ta có trí tuệ, hiểu biết tất cả’. Ở nơi nào mà sự kiện trí tuệ được nói đến như vậy, ở đó được gọi là chúng pháp.

“Cho nên, các ngươi nên biết pháp và phi pháp, nghĩa và phi nghĩa. Sau khi đă chứng biết pháp và phi pháp, nghĩa và phi nghĩa rồi, các ngươi nên học pháp như thật và nghĩa như thật.”

Phật thuyết như vậy rồi, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, vào tịnh thất tĩnh tọa.

Bấy giờ các Tỳ-kheo liền suy nghĩ: “Chư Hiền nên biết, Đức Thế Tôn chỉ nói vắn tắt ư nghĩa này, không phân biệt rộng răi, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, vào tịnh thất tĩnh tọa; nói rằng, ‘Cho nên các ngươi nên biết pháp và phi pháp, nghĩa và phi nghĩa. Sau khi đă biết pháp và phi pháp, nghĩa và phi nghĩa rồi, các ngươi nên học pháp như thật và nghĩa như thật’.”

Họ lại nghĩ rằng: “Này chư Hiền, ai có thể phân biệt rộng răi ư nghĩa mà Đức Thế Tôn đă thuyết vắn tắt?” 

Họ lại nghĩ rằng: “Tôn giả A-nan là thị giả của Phật, hiểu biết ư Phật, thường được Thế Tôn và các vị Phạm hạnh có trí khen ngợi. Tôn giả A-nan có thể phân biệt rộng răi ư nghĩa mà Đức Thế Tôn đă thuyết vắn tắt. Này chư Hiền, chúng ta cùng nhau đi đến chỗ Tôn giả A-nan để yêu cầu nói ư nghĩa bày. Nếu được Tôn giả A-nan phân biệt cho, chúng ta sẽ khéo léo thọ tŕ.” 

Rồi các Tỳ-kheo đi đến chỗ Tôn giả A-nan, chào hỏi xong, ngồi xuống một bên, bạch rằng:

“Bạch Tôn giả A-nan, xin biết cho! Đức Thế Tôn chỉ nói vắn tắt ư nghĩa này, không phân biệt rộng răi, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, vào tịnh thất tĩnh tọa, rằng ‘Cho nên các ngươi nên biết pháp và phi pháp, nghĩa và phi nghĩa. Sau khi đă biết pháp và phi pháp, nghĩa và phi nghĩa rồi, các ngươi nên học pháp như thật và nghĩa như thật’.

“Chúng tôi lại nghĩ, ‘Này chư Hiền! Ai có thể phân biệt rộng răi ư nghĩa mà Đức Thế Tôn đă thuyết vắn tắt?’ Chúng tôi lại nghĩ rằng: ‘Tôn giả A-nan là thị giả của Phật, hiểu biết ư Phật, thường được Thế Tôn và các vị Phạm hạnh có trí khen ngợi. Tôn giả A-nan có thể phân biệt rộng răi ư nghĩa mà Đức Thế Tôn đă thuyết vắn tắt’. Cúi mong Tôn giả A-nan v́ ḷng từ mẫn mà phân biệt rộng răi cho.”

Tôn giả A-nan bảo rằng:

“Này chư Hiền, hăy lắng nghe tôi nói ví dụ. Người có trí sau khi nghe ví dụ th́ sẽ hiểu rơ ư nghĩa:

“Này chư Hiền, ví như có người muốn t́m lơi cây, v́ muốn t́m lơi cây nên xách búa vào rừng. Người ấy thấy một gốc cây to, đă đầy đủ rễ, thân, đốt, cành, lá, hoa và lơi. Người ấy không đụng đến rễ, thân, đốt, lơi, mà chỉ đụng đến cành, lá. Những điều mà chư Hiền nói cũng giống như vậy. Đức Thế Tôn đang c̣n đó, sao chư Hiền lại bỏ đi mà t́m đến tôi để hỏi ư nghĩa này? V́ sao vậy? 

Chư Hiền nên biết,Thế Tôn là Con Mắt, là Trí, là Nghĩa, là Pháp, là Pháp chủ, là Pháp tướng, là Bậc nói nghĩa Chân đế. Mọi cứu cánh được chỉ bày do bởi Thế Tôn ấy. Chư Hiền nên đến chỗ Đức Thế Tôn mà hỏi ư nghĩa này, ‘Bạch Thế Tôn, điều này là thế nào? Điều này có ư nghĩa ǵ?’ Đúng như những lời Thế Tôn nói, chư Hiền hăy khéo léo thọ tŕ.”

Lúc ấy các Tỳ-kheo bạch rằng:

“Bạch Tôn giả A-nan, vâng, Đức Thế Tôn là Con Mắt, là Trí, là Nghĩa, là Pháp, là Pháp chủ, là Pháp tướng, là bậc nói nghĩa Chân đế. Mọi cứu cánh được chỉ bày do bởi Thế Tôn ấy. Nhưng Tôn giả A-nan là thị giả của Phật, hiểu biết ư Phật, thường được Thế Tôn và các vị Phạm hạnh có trí khen ngợi. Bạch Tôn giả A-nan, Tôn giả có thể phân biệt rộng răi ư nghĩa mà Đức Thế Tôn đă thuyết một cách vắn tắt. Cúi mong Tôn giả A-nan v́ ḷng từ mẫn mà phân biệt rộng răi cho.”

Tôn giả A-nan nói với các Tỳ-kheo rằng:

“Này chư Hiền, vậy hăy cùng nghe tôi nói.

“Này chư Hiền, tà kiến là phi pháp, chánh kiến là pháp. Nếu điều nào nhân bởi tà kiến mà sanh ra vô lượng pháp ác bất thiện, đó gọi là phi nghĩa. Nếu nhân bởi chánh kiến mà sanh ra vô lượng pháp thiện, đó gọi là nghĩa.

“Này chư Hiền, cho đến tà trí là phi pháp, chánh trí là pháp. Nếu nhân bởi tà trí mà sanh ra vô lượng pháp ác bất thiện, đó gọi là phi nghĩa. Nếu nhân bởi chánh trí mà sanh ra vô lượng pháp thiện, đó gọi là nghĩa.

“Này chư Hiền! Sự kiện Đức Thế Tôn chỉ nói vắn tắt ư nghĩa này, không phân biệt rộng răi, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, vào tịnh thất tĩnh tọa, rằng ‘Cho nên các ngươi nên biết pháp và phi pháp, nghĩa và phi nghĩa. Sau khi đă biết pháp và phi pháp, nghĩa và phi nghĩa rồi, các ngươi nên học pháp như thật và nghĩa như thật’. 

“Ư nghĩa mà Đức Thế Tôn chỉ nói vắn tắt chứ không phân biệt rộng răi này, tôi bằng câu ấy, bằng văn ấy mà diễn rộng ra như vậy. Chư Hiền có thể đến tŕnh bày đầy đủ lên Đức Phật. Nếu đúng như ư nghĩa mà Đức Thế Tôn nói thí chư Hiền hăy thọ tŕ.”

Bấy giờ các Tỳ-kheo sau khi nghe những ǵ Tôn giả A-nan nói, khéo léo thọ tŕ, đọc thuộc, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, nhiễu quanh Tôn giả A-nan ba ṿng rồi đi. Khi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ, ngồi xuống một bên, bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, vừa rồi Thế Tôn chỉ nói vắn tắt ư nghĩa này, không phân biệt rộng răi, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, vào tịnh thất tĩnh tọa. Tôn giả A-nan đă bằng câu ấy, bằng văn ấy mà diễn rộng ra.

Đức Thế Tôn nghe xong, khen rằng:

“Lành thay! Lành thay! Trong hàng đệ tử của Ta có những vị có Mắt, có Trí, có Pháp, có Nghĩa. V́ sao vậy? V́ Tôn sư nói ư nghĩa này cho đệ tử một cách vắn tắt mà không phân biệt rộng răi, đệ tử ấy bằng câu ấy, bằng văn ấy mà diễn rộng ra. 

“Đúng như những ǵ A-nan nói, các ngươi hăy như vậy mà thọ tŕ. V́ sao vậy? –V́ thuyết quán nghĩa phải như vậy.”

Phật thuyết như vậy, các Tỳ-kheo ấy sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

___________________________________________

Chú thích

[1]   Tương đương Pāli A.10.12.4 Ajita-sutta.

[2]   Đông viên, Lộc tử mẫu giảng đường, xem các kinh số 118, 144, 154,v.v. Pāli: Pubbārāma Migāramātu-pāsāda.

[3]   A-di-na 阿夷那. Pāli: Ajita.

[4]   Sa-môn Man-đầu 沙門蠻頭. Pāli, Chính lời của Ajita nói: amhakam pandito nāma sabrahmacārī, vị đồng phạm hạnh của chúng tôi thật sự là Paṇḍita (thông thái, trí tuệ; hay tên là Paṇḍita, Man-đầu?).

[5]   Ngă hữu vô dư tri 我有無餘知.

[6]   Đoạn này và vấn đề liên hệ ở dưới, không có trong bản Pāli đối chiếu này, nhưng văn và nghĩa chính xác, có thể thấy trong M.76 (trang 519).

[7]   Trí tuệ sự 智慧事. Pāli: Paṇḍitavatthūni, xem cht.4 trên.

___________________________________________

189. KINH THÁNH ĐẠO [1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa tại nước Câu-lâu-lấu, ở Kiếm Ma-sắt-đàm, đô ấp Câu-lâu.

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:

“Có một con đường khiến chúng sanh được thanh tịnh, xả bỏ ưu sầu, than khóc, dứt hết buồn khổ ảo năo, chứng được như pháp. Đó là Thánh chánh định, có tập, có trợ[2] và cũng có cụ[3], bao gồm bảy chi. 

“Thế nào là Thánh chánh định nói tập, nói trợ và nói cụ gồm bảy chi? Đó là, chánh kiến, chánh chí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm. Nếu do bảy chi này mà có tập, có trợ và có cụ[4], khéo hướng đến tâm chuyên nhất[5], đó gọi là Thánh chánh định có tập, có trợ và có cụ. V́ sao vậy? Chánh kiến sanh chánh chí, chánh chí sanh chánh ngữ, chánh ngữ sanh chánh nghiệp, chánh nghiệp sanh chánh mạng, chánh mạng sanh chánh phương tiện, chánh phương tiện sanh chánh niệm, chánh niệm sanh chánh định. Hiền thánh đệ tử tâm được chánh định như vậy lập tức dứt sạch dâm, nộ, si. Hiền thánh đệ tử chánh tâm giải thoát như thế, lập tức biết như thật rằng: ‘Sự sanh đă dứt, phạm hạnh đă vững, điều cần làm đă làm xong, không c̣n tái sanh nữa’.

“Trong các chi ấy, chánh kiến đứng ngay hàng đầu. Nếu thấy rơ tà kiến là tà kiến th́ đó gọi là chánh kiến. Nếu thấy rơ chánh kiến là chánh kiến th́ đó cũng gọi là chánh kiến. 

“Thế nào là tà kiến? 

“Đó là cho rằng không có bố thí, không có trai tự, không có chú thuyết, không có thiện, ác nghiệp, không có quản báo của thiện, ác nghiệp, không có đời này đời sau, không có cha, không có mẹ, không có bậc chân nhân ở trên đời đi đến thiện xứ, khéo ra khỏi cơi này, khéo hướng đến cơi kia, tự tri, tự giác, trong đời này hay đời sau mà tự tác chứng, thành tựu an trụ. Như vậy gọi là tà kiến.

“Thế nào gọi là chánh kiến? 

“Đó là thấy rằng có bố thí, có trai tự, có chú thuyết, có thiện, ác nghiệp, có quả báo của thiện, ác nghiệp, có đời này đời sau, có cha có mẹ, có bậc chân nhân ở trên đời đi đến thiện xứ, khéo ra khỏi cơi này, khéo hướng đến cơi kia, trong đời này hay đời sau tự tri, tự giác, tự tác chứng, thành tựu an trụ. Như vậy gọi là chánh kiến.

“Đó gọi rằng thấy tà kiến là tà kiến th́ đó là chánh kiến. Thấy chánh kiến là chánh kiến; đó cũng gọi là chánh kiến. Khi biết rơ như thế, liền phải cầu học, muốn đoạn trừ tà kiến, thành tựu chánh kiến. Đó gọi là chánh phương tiện. Tỳ-kheo suy niệm về sự đoạn trừ nơi tà kiến, thành tựu chánh kiến. Đó gọi là chánh niệm. Cả ba chi này đi theo kiến phương tiện, do phương tiện của kiến. V́ thế cho nên bảo chánh kiến là đứng ngay ở hàng đầu.

“Nếu thấy tà chí là tà chí, th́ đó là chánh chí. Nếu thấy chánh chí là chánh chí th́ đó cũng là chánh chí.

“Thế nào gọi là tà chí? Đó là niệm dục, niệm nhuế, niệm hại, được gọi là tà chí.

“Thế nào gọi là chánh chí? Đó là niệm vô dục, niệm vô nhuế, niệm vô hại, được gọi là chánh chí.

“Thấy rơ tà chí là tà chí, th́ đó là chánh chí. Thấy rơ chánh chí là chánh chí, th́ đó cũng là chánh chí. Biết như thế rồi, liền phát tâm cầu học, muốn đoạn trừ tà chí, thành tựu chánh chí. Đó gọi là chánh phương tiện. Tỳ-kheo suy niệm sự đoạn trừ nơi tà chí, thành tựu chánh chí. Đó gọi là chánh niệm.

“Tất cả ba chi này đi theo chánh chí, do phương tiện của kiến, v́ thế nên bảo chánh kiến đứng hàng đầu.

“Nếu thấy rơ tà ngữ là tà ngữ, th́ đó là chánh ngữ. Nếu thấy chánh ngữ là chánh ngữ, th́ đó cũng chính là chánh ngữ.

“Sao gọi là tà ngữ? Nói dối, nói hai lưỡi, lời nói thô ác, lời nói thêu dệt, đó gọi là tà ngữ.

“Thế nào là chánh ngữ? Xa ĺa sự nói dối, nói hai lưỡi, nói lời thô ác, thêu dệt, đó gọi là chánh ngữ. Đó cũng gọi là thấy tà ngữ là tà ngữ, th́ gọi là chánh ngữ. Thấy chánh ngữ là chánh ngữ, cũng gọi là chánh ngữ. Biết như vậy rồi liền phát tâm cầu học, muốn đoạn trừ tà ngữ, thành tựu chánh ngữ. Đó là chánh phương tiện. Tỳ-kheo suy niệm sự đoạn trừ nơi tà ngữ, thành tựu chánh ngữ, gọi là chánh niệm. Cả ba chi này đi theo chánh ngữ, do phương tiện của kiến, v́ thế nên bảo chánh kiến đứng hàng đầu.

“Nếu thấy tà nghiệp là tà nghiệp, th́ đó là chánh nghiệp. Nếu thấy chánh nghiệp là chánh nghiệp, th́ đó cũng chính là chánh nghiệp.

“Thế nào gọi là tà nghiệp? Sát sanh, trộm cướp, tà dâm, gọi là tà nghiệp. Thế nào gọi là chánh nghiệp? Ĺa sát sanh, trộm cướp, tà dâm, gọi là chánh nghiệp. Đó gọi rằng thấy tà nghiệp là tà nghiệp th́ gọi là chánh nghiệp. Thấy chánh nghiệp là chánh nghiệp, cũng gọi là chánh nghiệp. Biết như thế rồi liền phát tâm cầu học, muốn đoạn trừ tà nghiệp, thành tựu chánh nghiệp, gọi là chánh phương tiện. Tỳ-kheo suy niệm sự đoạn trừ nơi tà nghiệp, thành tựu chánh nghiệp, gọi là chánh niệm. Cả ba chi này đi theo chánh nghiệp, do phương tiện của kiến, v́ thế nên bảo chánh kiến đứng hàng đầu.

“Nếu thấy tà mạng là tà mạng, th́ đó gọi là chánh mạng. Nếu thấy chánh mạng là chánh mạng, th́ cũng gọi là chánh mạng. 

“Thế nào là tà mạng? Nếu có sự mong cầu mà không măn ư; bằng nhiều loại chú thuật súc sanh, bằng tà mạng mà nuôi sống. Nó không như pháp mà t́m kiếm áo chăn, mà lại bằng phi pháp; không như pháp mưu cầu ẩm thực, giường chơng, thuốc thang, các tư cụ sanh hoạt, mà bằng phi pháp. Đó là tà mạng. Thế nào là chánh mạng? Nếu không có sự mong cầu không măn ư; không dùng các thứ chú thuật, tà mạng để nuôi sống. Người ấy như pháp mà t́m kiếm áo chăn, th́ đó là pháp vậy; như pháp mà mưu cầu ẩm thực, giường chơng, thuốc thang, các tư cụ sanh hoạt, th́ đó là pháp vậy. Đó gọi là chánh mạng. Đó là nói rằng, thấy tà mạng là tà mạng th́ gọi là chánh mạng; thấy chánh mạng là chánh mạng, cũng gọi là chánh mạng. Kia biết như vậy rồi, bèn cầu học để đoạn trừ tà mạng, thành tựu chánh mạng; đó là chánh phương tiện. Tỳ-kheo suy niệm nơi sự đoạn trừ tà mạng, thành tựu chánh mạng, đó gọi là chánh niệm. Ba chi này đi theo chánh mạng, do phương tiện của kiến, v́ thế nên bảo chánh kiến đứng hàng đầu.

“Thế nào là chánh phương tiện? Tỳ-kheo để đoạn trừ ác pháp đă sanh mà phát khởi ư dục t́m cầu phương tiện, tinh cần dốc tâm trừ diệt; v́ để ác pháp chưa sanh th́ không sanh, nên phát khởi ư dục t́m cầu phương tiện, tinh cần dốc tâm mà trừ diệt; để pháp thiện chưa sanh th́ sanh nên phát khởi ư dục t́m cầu phương tiện, tinh cần dốc tâm trừ diệt; để thiện pháp đă sanh tồn tại, không bị quên, không thối thất, càng lúc càng phát triển rộng răi, tu tập biến măn đầy đủ, nên phát khởi ư dục t́m cầu phương tiện, tinh cần dốc tâm mà trừ diệt; đó gọi là chánh phương tiện.

“Thế nào là chánh niệm? Tỳ-kheo quán nội thân như thân; quán, cho đến, thọ, tâm, pháp như pháp; đó gọi là chánh niệm.

“Thế nào là chánh định? Tỳ-kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, cho đến, chứng đắc đệ Tứ thiền, thành tựu và an trụ; đó gọi là chánh định.

“Thế nào là chánh giải thoát? Tỳ-kheo, tâm giải thoát khỏi dục, tâm giải thoát khỏi nhuế, si; đó gọi là chánh giải thoát. Thế nào là chánh trí? Tỳ-kheo biết tâm giải thoát dục, tâm giải thoát nhuế, si; gọi là chánh trí.

“Đó là bậc hữu học thành tựu tám chi. Lậu tận A-la-hán thành tựu mười chi.

“Thế nào là hữu học thành tựu tám chi? Là học từ chánh kiến cho đến chánh định. Đó là hữu học thành tựu tám chi.

“Thế nào là lậu tận A-la-hán thành tựu mười chi? Đó là vô học chánh kiến cho đến vô học chánh trí. Đó là lậu tận A-la-hán thành tựu mười chi. V́ sao vậy? V́ chánh kiến là đoạn trừ tà kiến. Nếu nhân tà kiến sanh vô lượng ác pháp bất thiện, vị ấy phải đoạn trừ nó. Nếu nhân chánh kiến sanh ra vô lượng thiện pháp, vị ấy tu tập được sung măn. Cho đến chánh trí đoạn trừ tà trí. Nếu nhân tà trí sanh vô lượng pháp ác bất thiện, vị ấy đoạn trừ nó. Nếu nhân chánh trí sanh vô lượng pháp thiện, vị ấy tu tập để được sung măn. 

“Đó là hai mươi phẩm thiện và hai mươi phẩm bất thiện. Tức là tuyên thuyết bốn mươi đại pháp phẩm được chuyển vận nơi Phạm luân mà không một ai có thể chế ngự mà bài xích, dù là Sa-môn, Phạm chí, chư Thiên, Ma, Phạm, và các loại thế gian khác.

“Đối với bốn mươi đại pháp phẩm mà Ta tuyên thuyết được chuyển vận nơi Phạm luân ấy, không một ai có thể chận đứng, dù là Sa-môn, Phạm chí, chư Thiên và Ma, Phạm, và các loại thế gian khác; mà nếu có Sa-môn, Phạm chí nào phi bác, người ấy đối với như pháp có mười trường hợp đáng bị chỉ trích.

“Những ǵ là mười? Hoặc chê bai chánh kiến, khen ngợi tà kiến. Nếu có Sa-môn, Phạm chí nào có tà kiến, mà hoặc cúng dường vị ấy, hoặc tán thán vị ấy, th́ đối với bốn mươi đại pháp phẩm mà Ta tuyên thuyết được chuyển vận nơi Phạm luân, không một ai có thể chận đứng, dù là Sa-môn, Phạm chí, chư Thiên, Ma, Phạm và các loại thế gian khác ấy, mà nếu có Sa-môn, Phạm chí nào phi bác, vị ấy đối với như pháp đây là trường hợp thứ nhất đáng bị chỉ trích.

“Hoặc chê bai, cho đến chánh trí, khen ngợi tà trí. Nếu có Sa-môn, Phạm chí nào có tà trí mà hoặc cúng dường vị ấy, hoặc tán thán vị ấy, th́ đối với bốn mươi đại pháp phẩm mà Ta tuyên thuyết được chuyển vận nơi Phạm luân, không một ai có thể chận đứng, dù là Sa-môn, Phạm chí, chư Thiên, Ma, Phạm và các loại thế gian khác ấy, mà nếu có Sa-môn, Phạm chí nào phi bác, vị ấy đối với như pháp đây trường hợp thứ mười đáng bị chỉ trích.

“Đó gọi là đối với như pháp có mười trường hợp đáng bị chỉ trích. Nếu có Sa-môn, Phạm chí nào đối với bốn mươi đại pháp phẩm mà Ta tuyên thuyết, được chuyển vận nơi Phạm luân, không một ai có thể chận đứng, dù là Sa-môn, Phạm chí, chư Thiên, Ma, Phạm, và các loại thế gian khác ấy, mà phi bác; th́ người ấy đối với như pháp có mười điều bị chỉ trích.

“Lại có những Sa-môn, Phạm chí khác sống ngồi chồm hổm[6], thuyết giảng sự ngồi chồm hổm. Sống vô sở hữu, thuyết giảng vô sở hữu, thuyết vô nhân, thuyết vô tác, thuyết vô nghiệp; nghĩa là đối với thiện ác được tạo tác bởi người này hay người kia mà chủ trương đoạn tuyệt, phá hoại ở kia hay ở đây, những người ấy đối với bốn đại pháp phẩm mà Ta tuyên thuyết được chuyển vận nơi Phạm luân, không một ai có thể chận đứng, dù là Sa-môn, Phạm chí, chư Thiên, Ma, Phạm và các loại thế gian khác, những người ấy cũng có sự chỉ trích, lo lắng, sợ hăi.”

Phật thuyết như vậy, các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

___________________________________________

Chú thích

[1]   Tương đương Pāli M.117 Mahā-cattārīsaka suttaṃ.

[2]   Hữu tập hữu trợ 有習有助. Pāli: sa-upanisa, cùng với sự thân cận, hay phương tiện, sa-parikkhāra cùng với sự hỗ trợ hay tư trợ.

[3]   Hữu cụ 有具. Bản Pāli không có từ tương xứng, nhưng nội dung tương đồng. Nghĩa là một chi Thánh đạo này bao gồm bảy chi Thánh đạo c̣n lại.

[4]   Nhờ bảy chi này làm phương tiện và hỗ trợ cho chánh định.

[5]   Tâm đắc nhất 心得一; trạng thái tập trung vào một điểm. Pāli: cittassa ekaggatā, cũng dịch là tâm nhất cảnh tánh.

[6]   Tồn cứ 蹲踞. Pāli: Okkalā Vessa-Bhanna, những người ở Ukkalā, Vassa và Bhanna, được coi như theo chủ trương vô nhân (ahetuvāda), vô tác (akiriyavāda), và vô sở hữu (natthikavādā). Bản Hán đọc Ukkalā như là Ukkūla, ngồi chồm hổm.

___________________________________________

190. KINH TIỂU KHÔNG [1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, tại Đông viên, Lộc tử mẫu giảng đường[2].

Bấy giờ Tôn giả A-nan vào lúc xế, từ thiền tọa đứng dậy, đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ sát chân Phật, lui đứng sang một bên mà bạch rằng:

“Một thời Thế Tôn du hành giữa những người họ Thích, trong thành tên là Thích đô ấp[3]. Con lúc ấy được nghe Thế Tôn nói nghĩa như vầy, ‘Này A-nan, Ta phần nhiều hành nơi không tánh’[4]. Thế Tôn! Phải là con biết rơ, nhận rơ và nhớ kỹ không?”

Khi ấy Thế Tôn đáp rằng:

“Này A-nan, lời nói của Ta đó, ông thật sự biết rơ, nhận rơ và nhớ kỹ. V́ sao? V́ Ta tự bao giờ cho đến hôm nay phần nhiều hành nơi không tánh.

“Này A-nan, như giảng đường Lộc tử mẫu này trống không, không có voi, ngựa, ḅ, dê, tài vật, lúa thóc, nô tỳ; nhưng có cái không trống không. Đó là chỉ có chúng Tỳ-kheo. Cho nên, này A-nan, nếu trong đó không có ǵ cả th́ chính do đó mà Ta thấy là trống không. Nếu trong này c̣n có cái khác th́ Ta thấy là chân thật có. Này A-nan, đó là hành trong sự chân thật, không tánh, sự không điên đảo[5]. 

“Này A-nan, Tỳ-kheo nào nếu muốn hành nhiều trong không tánh, Tỳ-kheo ấy đừng tác đến ư tưởng về xóm làng, đừng tác ư đến ư tưởng về người, mà hằng tác ư đến ư tưởng về duy nhất tánh là ư tưởng về khu rừng[6]. Vị ấy nhận biết như vầy, ‘Trống không ư tưởng về xóm làng, trống không ư tưởng về người, nhưng có một cái không trống không, đó là duy nhất tánh do ư tưởng về khu rừng. Nếu có sự phiền nhọc[7] do ư tưởng về xóm làng, th́ ở đây ta không có sự ấy. Nếu có sự phiền nhọc do ư tưởng về người, th́ ở đây ta không có sự ấy. Ở đây chỉ có sự phiền nhọc là do duy nhất tánh ư tưởng về khu rừng’. Nếu trong đó không có ǵ cả th́, th́ chính do đó mà vị ấy thấy đó là trống không. Nếu trong này c̣n có cái khác, th́ vị ấy thấy là chân thật có. Này A-nan, đó là hành trong sự chân thật, không tánh, sự không điên đảo.

“Lại nữa, này A-nan, Tỳ-kheo nếu muốn hành nhiều trong không tánh, Tỳ-kheo ấy đừng tác ư đến ư tưởng về người, đừng tác ư đến ư tưởng khu rừng mà hằng tác ư đến duy nhất tánh là ư tưởng về đất. Tỳ-kheo ấy nếu thấy đất này có cao có thấp, có ổ rắn, có bụi gai, có cát, có đá, núi chởm, sông sâu th́ chớ có tác ư đến. Nếu thấy đất này bằng phẳng như ḷng bàn tay, chỗ trông ra được rơ ràng, th́ hăy thường tác ư đến.

“Này A-nan, ví như da ḅ, lấy một trăm cây đinh mà căng ra; sau khi căng rất thẳng, nó không nhăn, không rút lại. Nếu thấy chỗ đất này có cao có thấp, có ổ rắn, có bụi gai, có cát, có đá, núi chởm, sông sâu th́ đừng tác ư đến. Nếu thấy chỗ đất này bằng phẳng như ḷng bàn tay, chỗ trông ra được rơ ràng, th́ hăy thường tác ư. Vị ấy biết như vậy, biết rằng, ‘Trống không ư tưởng về người, trống không ư tưởng về khu rừng, nhưng có một cái không trống không, đó là duy nhất ư tưởng về đất. Nếu có sự phiền nhọc do ư tưởng về người, th́ ở đây ta không có sự ấy. Nếu có sự phiền nhọc do ư tưởng về khu rừng, th́ ở đây ta không có sự ấy. Ở đây chỉ có sự phiền nhọc do duy nhất tánh là ư tưởng về đất’. Nếu trong đó không có ǵ cả, th́ chính do đó mà vị ấy thấy là trống không. Nếu trong này c̣n có cái khác th́ vị ấy thấy là chân thật có. Này A-nan, đó là hành trong sự chân thật, không tánh, sự không điên đảo.

“Lại nữa, này A-nan, Tỳ-kheo nếu muốn hành nhiều trong không tánh, Tỳ-kheo ấy đừng tác ư đến ư tưởng về khu rừng, đừng tác ư đến ư tưởng về đất, mà hằng tác ư đến duy nhất tánh là ư tưởng thuần nhất về vô lượng không xứ[8]. Vị ấy nhận biết như vầy, ‘Trống không ư tưởng về khu rừng, trống không ư tưởng về đất, nhưng có cái không trống không, đó là duy nhất ư tưởng về vô lượng không xứ. Nếu có sự phiền nhọc do ư tưởng về khu rừng, th́ ở đây ta không có sự đó. Nếu có sự phiền nhọc do ư tưởng về đất, th́ ta không có sự đó. Ở đây chỉ có sự phiền nhọc do duy nhất tánh là ư tưởng về vô lượng không xứ’. Nếu trong đó không có ǵ cả, th́ chính do đó mà vị ấy thấy là trống không. Nếu trong này c̣n có cái khác, th́ vị ấy thấy là chân thật có. Này A-nan, đó là hành trong sự chân thật, tánh không, không điên đảo.

“Lại nữa, này A-nan, Tỳ-kheo muốn hành nhiều trong không tánh, Tỳ-kheo ấy đừng tác ư đến ư tưởng về khu rừng, đừng tác ư đến ư tưởng về đất, đừng tác ư về ư tưởng vô lượng không xứ, hăy hằng tác ư đến duy nhất tánh là ư tưởng về vô lượng thức xứ[9]. Vị ấy nhận biết như vầy, ‘Trống không ư tưởng về khu rừng, trống không ư tưởng về đất, trống không ư tưởng về vô lượng không xứ, nhưng có một cái không trống không, đó là duy nhất ư tưởng về vô lượng thức xứ. Nếu có sự phiền nhọc do ư tưởng về khu rừng, th́ ở đây ta không có sự ấy. Nếu có sự phiền nhọc do ư tưởng về đất, th́ ở đây ta không có sự ấy. Nếu có sự phiền nhọc do ư tưởng về vô lượng không xứ, th́ ở đây ta không có sự ấy. Ở đây chỉ có sự phiền nhọc do duy nhất tánh là ư tưởng về vô lượng thức xứ.’ Nếu trong đó không có ǵ cả, th́ chính v́ vậy mà vị ấy thấy là trống không. Nếu trong này c̣n có một cái khác, th́ vị ấy thấy là chân thật có. Này A-nan, đó là hành trong sự chân thật, tánh không, không điên đảo.

“Lại nữa, này A-nan, Tỳ-kheo nếu muốn hành nhiều trong không tánh, Tỳ-kheo ấy đừng tác ư đến ư tưởng về vô lượng không xứ, đừng tác ư đến ư tưởng về vô lượng thức xứ, mà hăy hằng tác ư đến duy nhất tánh là ư tưởng về vô sở hữu xứ[10]. Vị ấy niệm biết như vầy, ‘Trống không vô lượng không xứ, trống không vô lượng thức xứ, nhưng có một cái không trống không. Đó là duy nhất ư tưởng về vô sở hữu xứ. Nếu có sự phiền nhọc do ư tưởng về vô lượng không xứ, th́ ở đây ta không có sự ấy. Nếu có sự phiền nhọc do ư tưởng về vô lượng thức xứ, th́ ở đây ta không có sự ấy. Ở đây chỉ có sự phiền nhọc do duy nhất tánh là ư tưởng về vô sở hữu xứ’. Nếu trong đó không có ǵ cả, th́ chính v́ vậy mà vị ấy thấy là trống không. Nếu trong đó c̣n có cái khác, th́ vị ấy thấy là chân thật có. Này A-nan, đó là hành trong sự chân thật, tánh không, không điên đảo. 

“Lại nữa, này A-nan, Tỳ-kheo nếu muốn hành nhiều trong không tánh, Tỳ-kheo ấy đừng tác ư đến ư tưởng về vô lượng thức xứ, đừng tác ư đến ư tưởng về vô sở hữu xứ, mà hăy hằng tác ư đến duy nhất tánh là ư tưởng về vô tưởng tâm định[11]. Vị ấy nhận biết như vầy, ‘Trống không ư tưởng về vô lượng thức xứ, trống không ư tưởng về vô sở hữu xứ, nhưng có cái không trống không, đó là duy nhất tánh do vô tưởng tâm định. Nếu có sự phiền nhọc do ư tưởng về vô lượng thức xứ, th́ ở đây ta không có sự ấy. Nếu có sự phiền nhọc do ư tưởng về vô sở hữu xứ, th́ ở đây ta cũng không có sự ấy. Ở đây chỉ có sự phiền nhọc do duy nhất là về tưởng tâm định’. Nếu trong đó không có ǵ cả, th́ chính v́ vậy mà vị ấy thấy là trống không. Nếu trong này c̣n có cái khác, th́ vị ấy thấy là chân thật có. Này A-nan, đó là hành trong sự chân thật, tánh không, không điên đảo.

“Vị ấy lại suy nghĩ như vầy, ‘Vô tưởng tâm định mà ta đă có đây vốn là sở hành, vốn là sở tư[12]. Nếu nó vốn là sở hành, vốn là sở tư th́ ta không ái lạc nó[13], không mong cầu nó, không an trụ trên nó’.

“Vị ấy biết như vậy, thấy như vậy, tâm giải thoát dục lậu, tâm giải thoát hữu lậu và vô minh lậu. Giải thoát rồi, th́ biết là ḿnh đă giải thoát, biết như thật rằng ‘Sự sanh đă dứt, phạm hạnh đă vững, điều cần làm đă làm xong, không c̣n tái sanh nữa’. Vị ấy biết như vầy, ‘Trống không là dục lậu, trống không là hữu lậu, trống không là vô minh lậu; nhưng có cái không trống không, đó là chỉ có thân này của ta với sáu xứ cho mạng tồn tại. Nếu có sự phiền nhọc do dục lậu, th́ ta không có sự ấy. Nếu có sự phiền nhọc do hữu lậu và vô minh lậu, ta cũng không có sự ấy. Ở đây chỉ có sự phiền nhọc do nơi thân này của ta và sáu xứ cho mạng tồn tại[14]’. Nếu trong đó không có ǵ cả th́ chính v́ vậy mà vị ấy thấy là trống không. Nếu trong này c̣n có cái khác th́ vị ấy thấy là chân thật có. Này A-nan, đó là hành trong sự chân thật, tánh không, không điên đảo. Đó là lậu tận, vô lậu, vô vi, tâm giải thoát. 

“Này A-nan, trong quá khứ, nếu có các Đức Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, các vị ấy tất cả đều hành trong sự chân thật, tánh không, không điên đảo này; đó là lậu tận, vô lậu, vô vi, tâm giải thoát. 

“Này A-nan, trong vị lai, nếu có các Đức Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, các vị ấy tất cả đều hành trong sự chân thật, tánh không, không điên đảo này; đó là lậu tận, vô lậu, vô vi, tâm giải thoát. 

“Này A-nan, trong hiện tại, Ta là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Ta cũng hành trong sự chân thật, tánh không, không điên đảo này; đó là lậu tận, vô lậu, vô vi, tâm giải thoát. 

“Cho nên, này A-nan, hăy học như vậy.”

Phật thuyết như vậy, Tôn giả A-nan và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

___________________________________________

chú thích

[1]   Tương đương Pāli, M.124. Cūḷa-suññatā-suttaṃ.

[2]   Xem kinh 189 trên.

[3]   Pāli: Sakkesu (.....) nagarakam nāma sakyānaṃ nigamo, giữa những người họ Thích, một thị trấn của họ Thích ca, tên là Nagaraka.

[4]   Hành không 行空. Pāli: suññatāvihāra, không trụ, sự an trụ nơi tánh không, sống trong trạng thái không tánh.

[5]   Hành chân thật không bất điên đảo. Pāli: Yathābhuccā avipallatthā parisuddhā sunnatāvakkam. Thâm nhập không tánh, chân thật, thanh tịnh, không điên đảo. Bốn từ này ở đây được coi là đồng nghĩa.

[6]   Hán: niệm nhất vô sự tưởng 念一無事想. Pāli: araññasaññaṃ paṭicca manasi karoti ekattaṃ, duyên vào ư tưởng về khu rừng mà tác ư cái một. Duyên vào ư tưởng rừng mà tập trung trên một đối tượng duy nhất, nhất tánh.

[7]   B́ bao 疲勞, Pāli: daratha, bất an, buồn phiền.

[8]   Vô lượng không xứ tưởng 無量空處想. Pāli: ākāsānañcāyatana-saññā.

[9]   Vô lượng thức xứ tưởng 無量識處想. Pāli: viññāṇañcanāyatana-saññā.

[10] Vô sở hữu xứ tưởng 無所處想. Pāli: ākiñcaññāyatana-saññā.

[11] Vô tưởng tâm định 無想心定. Pāli: animitta-cetosamādhi (vô tướng tâm định). Bản Hán bỏ qua Phi hữu tưởng phi vô tưởng phi vô tưởng xứ (nevasaññāsaññāyātana-saññā) được đề cập trong bản Pāli.

[12] Bổn sở hành, bổn sở tư 本所本所思. Pāli: ayampi kho animoitto cetosamādhi abhsaṅkhato abhisañcetayito, vô tướng tâm định này là thắng hữu vi, được tư duy. Thắng hữu vi, thuộc hữu vi, v́ những thù thắng, siêu việt hơn. Trong bản Hán, đọc là abhisaṃkhāra (bổn sở hành hay thắng hành) thay v́ là abhisaṃkhata. Bổn sở tư (abhisañcetayita), ở đây hiểu là cái được tạo ra do tư niệm, tư sở tác.

[13] So Pāli: abhismkhatṃm (....) aniccṃm: thuộc về hữu vi, là vô thường.

[14] Pāli: kāyaṃ paṭicca-saḷāyatanikaṃ jīvitapaccayā, duyên nơi thân với sáu xứ là điều kiện cho mạng tồn tại.

___________________________________________

191. KINH ĐẠI KHÔNG [1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa giữa những người họ Thích, ở trong thành Ca-duy-la-vệ, tại vườn Ni-câu-loại[2].

Bấy giờ Đức Thế Tôn sau khi đêm đă qua, vào buổi sáng sớm, đắp y cầm bát đi vào thành Ca-duy-la-vệ khất thực. 

Sau khi ăn xong, sau buổi trưa, Ngài đi đến tinh xá Gia-la-sai-ma Thích[3]. Lúc bấy giờ tại tinh xá Gia-la-sai-ma thích có sắp đặt rất nhiều giường chơng, có rất nhiều Tỳ-kheo trú nghỉ ở trong đó.

Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn từ trong tinh xá Gia-la-sai-ma Thích đi ra, đến Già-la Thích[4] tinh xá. Bấy giờ, Tôn giả A-nan và rất nhiều Tỳ-kheo ở trong tinh xá Già-la Thích đang làm y. Tôn giả A-nan từ xa trông thấy Phật sắp đến, bèn ra nghinh tiếp, rước y bát của Phật, trở vào trải giường ngồi, múc nước rửa chân. 

Phật rửa chân rồi, ngồi trên chỗ ngồi của Tôn giả A-nan đă trải sẵn trong tinh xá Già-la Thích và nói rằng:

“Này A-nan, trong tinh xá Gia-la-sai-ma Thích có sắp đặt rất nhiều giường chơng, có rất nhiều Tỳ-kheo trú nghỉ ở trong đó chăng?”

Tôn giả A-nan bạch:

“Quả như vậy, bạch Thế Tôn, trong tinh xá Gia-la-sai-ma Thích có sắp đặt rất nhiều giường chơng, có rất nhiều Tỳ-kheo đang trú nghỉ trong đó. V́ sao? V́ chúng con hôm nay đang làm y.”

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo A-nan rằng:

“Tỳ-kheo không nên ham muốn nói chuyện ồn ào, vui thích trong sự nói chuyện ồn ào, tụ tập để nói chuyện ồn ào, ham muốn đông người, vui thích với sự đông người, tụ tập đông người, không thích rời xa chỗ đông người, không thích sống cô độc ở nơi xa vắng.

“Tỳ-kheo nào ham muốn nói chuyện ồn ào, vui thích trong sự nói chuyện ồn ào, tụ tập để nói chuyện ồn ào, ham muốn đông người, vui thích với sự đông người, tụ tập đông người, không thích rời xa chỗ đông người, không thích sống cô độc ở nơi xa vắng; vị ấy nếu có hoan lạc nơi sự hoan lạc của bậc Thánh, hoan lạc vô dục, hoan lạc viễn ly, hoan lạc tịch tịnh, hoan lạc chánh giác, hoan lạc không tài sản, hoan lạc phi sanh tử, đối với những hoan lạc ấy mà được dễ dàng không khó, trường hợp này không thể xảy ra. 

“Này A-nan, Tỳ-kheo nào không ham muốn nói chuyện ồn ào, không hoan lạc trong sự nói chuyện ồn ào, không tụ tập để nói chuyện ồn ào, không ham muốn đông người, không hoan lạc với sự đông người, không tụ tập đông người, muốn rời xa chỗ đông người, thường hoan lạc trong sự sống cô độc nơi xa vắng; vị ấy nếu có sự hoan lạc của bậc Thánh, hoan lạc vô dục, hoan lạc viễn ly, hoan lạc tịch tịnh, hoan lạc chánh giác, hoan lạc không tài sản, hoan lạc phi sanh tử, đối với những hoan lạc này mà được dễ dàng không khó, trường hợp này tất có thể xảy ra. 

“Này A-nan, Tỳ-kheo không nên ham muốn nói chuyện ồn ào, hoan lạc trong sự nói chuyện ồn ào, tụ tập để nói chuyện ồn ào, ham muốn đông người, hoan lạc với sự đông người, tụ tập đông người, không thích rời xa chỗ đông người, không thích sống cô độc ở nơi xa vắng.

“Tỳ-kheo nào ham muốn nói chuyện ồn ào, hoan lạc trong sự nói chuyện ồn ào, tụ tập để nói chuyện ồn ào, ham muốn đông người, hoan lạc với sự đông người, tụ tập đông người, không thích rời xa chỗ đông người, không thích sống cô độc ở nơi xa vắng. Nếu vị ấy chứng đắc thời ái tâm giải thoát[5] và bất thời bất di động tâm giải thoát[6], trường hợp này hoàn toàn không xảy ra.

“Này A-nan, Tỳ-kheo nào không ham nói chuyện ồn ào, không hoan lạc trong sự nói chuyện ồn ào, không tụ tập để nói chuyện ồn ào, không ham muốn đông người, không hoan lạc với sự đông người, không tụ tập đông người, muốn rời xa chỗ đông người, thường hoan lạc trong sự sống cô độc nơi xa vắng; vị ấy chứng đắc thời ái tâm giải thoát và bất thời bất di động tâm giải thoát, trường hợp này tất có xảy ra. 

“V́ sao vậy? Này A-nan, Ta không thấy có một sắc nào khiến Ta ham muốn hoan lạc. Sắc ấy bại hoại, biến dịch, và khi nó đổi khác th́ sanh ra sầu bi, khóc lóc, ưu khổ, ảo năo. V́ vậy, Ta an trụ nơi một trú xứ khác mà thành tựu Chánh đẳng Chánh giác. Đó là vượt qua tất cả sắc tưởng, an trụ nơi ngoại không. 

“Này A-nan, Ta an trụ nơi trụ xứ này rồi, phát sanh sự hoan duyệt. Sự hoan duyệt này Ta cảm thọ trong toàn thân với chánh niệm chánh trí, rồi phát sanh hỷ, phát sanh khinh an[7], phát sanh lạc, phát sanh định. Định này Ta cảm thọ toàn thân với chánh niệm chánh trí. 

“Này A-nan, nếu có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc hay Ưu-bà-di nào t́m đến Ta, Ta bèn v́ họ mà an trụ trong tâm như vậy như vậy, viễn ly, an lạc, vô dục. Ta cũng v́ họ mà thuyết pháp, khuyến khích, hỗ trợ họ.

“Này A-nan, Tỳ-kheo nào muốn hằng an trụ trong không tánh[8], Tỳ-kheo ấy sẽ giữ vững nội tâm an trụ, tĩnh chỉ, khiến cho chuyên nhất và định[9] Vị ấy sau khi giữ vững nội tâm an trụ, tĩnh chỉ, khiến cho chuyên nhất và định rồi, hăy suy niệm về nội không.

“Này A-nan, nếu Tỳ-kheo nói như vầy: “Tôi không giữ vững nội tâm an trụ, tĩnh chỉ, không khiến cho chuyên nhất và định”, th́ này A-nan, nên biết vị ấy tự làm cho ḿnh rất phiền nhọc[10].

“Này A-nan,Thế nào là Tỳ-kheo giữ vững nội tâm an trụ, tĩnh chỉ, khiến cho chuyên nhất và định? Tỳ-kheo đối với thân này có hỷ lạc do ly dục phát sanh, thấm ướt khắp tất cả, thấm ướt nhuần một cách phổ biến sung măn; hỷ lạc do ly dục sanh không chỗ nào không biến măn. Này A-nan, cũng như một người tắm gội, đựng đầy bột tắm trong nhà rồi đổ nước vào khuấy rất đều cho nổi bọt lên, thấm ướt thấm nhuần khắp tất cả, phổ biến sung măn, trong ngoài kín đáo không có chỗ nào rỉ ra. Cũng vậy, này A-nan, Tỳ-kheo nơi thân này có hỷ lạc do ly dục phát sanh, thấm ướt khắp tất cả, thấm ướt nhuần một cách phổ biến sung măn. Hỷ lạc do ly dục sanh không chỗ nào không biến măn.

“Này A-nan, như vậy, Tỳ-kheo giữ vững nội tâm an trụ, tĩnh chỉ, khiến cho chuyên nhất và định rồi[11], hăy tác ư về nội không. Vị ấy sau khi tác ư về nội không rồi, mà tâm bèn di động, không hướng đến gần, không được trong vắt, không an trụ, không giải thoát đối với nội không, Tỳ-kheo ấy hăy tác ư về ngoại không. Vị ấy sau khi tác ư về ngoại không rồi, tâm bèn di động, không hướng đến gần, không được trong vắt, không an trụ, không giải thoát đối với ngoại không.

“Này A-nan, nếu Tỳ-kheo trong lúc quán, biết rằng ḿnh đang tác ư về ngoại không mà tâm di động, không hướng đến gần, không an trụ, không giải thoát đối với ngoại không, Tỳ-kheo ấy hăy tác ư về nội ngoại không. Vị ấy sau khi suy niệm về nội ngoại không rồi mà tâm bèn di động, không hướng đến gần, không trong vắt, không an trụ, không giải thoát đối với nội ngoại không. Này A-nan, nếu Tỳ-kheo trong lúc lúc quán mà biết rằng ḿnh đang suy niệm về nội ngoại không mà tâm di động, không hướng đến gần, không được trong vắt, không an trụ, không giải thoát đối với nội ngoại không, Tỳ-kheo ấy hăy tác ư về sự không di động. 

“Vị ấy sau khi suy niệm về sự không di động mà tâm di động, không hướng đến gần, không được trong vắt, không an trụ, không giải thoát đối với sự bất di động. Này A-nan, nếu Tỳ-kheo nào trong lúc quán sát biết được rằng ḿnh đang suy niệm về sự không di động mà tâm di động, không hướng đến gần, không được trong vắt, không an trụ, không giải thoát đối với sự bất di động, Tỳ-kheo ấy có tâm như thế này hay thế khác, bằng định như thế này hay thế khác mà điều phục, liên tục điều phục, tu tập, liên tục tu tập, làm nhu nhuyến rồi lại nhu nhuyến, rất hân hoan trong sự nhu ḥa, rất tịnh lạc trong sự viễn ly.

“Nếu vị ấy có tâm như thế này hay thế khác bằng định như thế này hay thế khác mà điều phục rồi lại điều phục, tu tập rồi lại tu tập, nhu nhuyến rồi lại nhu nhuyến, rất hân hoan trong sự nhu ḥa, rất tịnh lạc trong sự viễn ly rồi, hăy bằng nội không mà thành tựu an trụ.

“Vị ấy sau khi nội không thành tựu an trụ, tâm không di động, hướng đến gần, được trong vắt, an trụ, giải thoát đối với nội không. Này A-nan, Tỳ-kheo trong lúc quán th́ biết nội không thành tựu an trụ, tâm không di động, hướng đến gần, được trong vắt, an trụ, giải thoát đối với nội không, đó là chánh tri. 

“Này A-nan, Tỳ-kheo hăy bằng ngoại không thành tựu an trụ. Vị ấy sau khi ngoại không thành tựu an trụ, tâm không di động, hướng đến gần, được trong vắt, an trụ, giải thoát đối với ngoại không. Này A-nan, như vậy Tỳ-kheo trong lúc quán th́ biết ngoại không thành tựu an trụ, tâm không di động, hướng đến gần, được trong vắt, an trụ, giải thoát đối với ngoại không. Đó gọi là chánh tri.

“Này A-nan, Tỳ-kheo hăy bằng nội ngoại không thành tựu an trụ. Vị ấy sau khi nội ngoại không thành tựu an trụ, tâm không di động, hướng đến gần, được trong vắt, an trụ, giải thoát đối với nội ngoại không. Này A-nan, như vậy Tỳ-kheo trong lúc quán th́ biết nội ngoại không thành tựu an trụ, tâm không di động, hướng đến gần, được trong vắt, an trụ, giải thoát đối với nội ngoại không. Đó gọi là chánh tri.

“Này A-nan, hăy bằng bất di động thành tựu an trụ. Vị ấy sau khi bất di động thành tựu an trụ, tâm không di động, hướng đến gần, được trong vắt, an trụ, giải thoát đối với bất di động. Này A-nan, như vậy Tỳ-kheo trong lúc quán th́ biết bất di động thành tựu an trụ, tâm không di động, hướng đến gần, được trong vắt, an trụ, giải thoát đối với bất di động. Đó gọi là chánh tri.

“Này A-nan, vị Tỳ-kheo ấy với tâm an trụ trên trụ xứ này, nếu muốn kinh hành, Tỳ-kheo ấy từ thiền thất đi ra, đi kinh hành trên khoảng đất trống, trong bóng mát của thiền thất, các căn hướng vào trong tâm, không hướng ra ngoài, lấy phía sau tác ư làm phía trước. Kinh hành như vậy rồi, trong tâm không sanh tham lam, ưu sầu, ác bất thiện pháp. Đó gọi là chánh tri.

“Này A-nan, Tỳ-kheo với tâm an trụ trên trụ xứ này, nếu muốn tọa định, Tỳ-kheo ấy rời khỏi chỗ kinh hành, đến cuối con đường kinh hành, trải ni-sư-đàn, ngồi kiết già. Sau khi ngồi như vậy vững vàng rồi, trong tâm không sanh tham lam, ưu sầu, ác bất thiện pháp. Đó gọi là chánh tri.

“Này A-nan, Tỳ-kheo với tâm an trụ trong trụ xứ này, nếu muốn có suy niệm[12], th́ Tỳ-kheo ấy đối với ba sự suy niệm về ác bất thiện này là niệm dục, niệm nhuế và niệm hại, đừng suy niệm đến ba suy niệm ác bất thiện ấy. Đối với ba suy niệm thiện là: niệm vô dục, niệm vô nhuế, niệm vô hại, hăy suy niệm trên ba suy niệm thiện ấy. Sau khi suy niệm như vậy rồi, trong tâm không sanh tham lam, ưu sầu, ác bất thiện pháp, đó gọi là chánh tri.

“Này A-nan, Tỳ-kheo ấy đối với những luận bàn không phải là Thánh luận, không tương ưng nghĩa[13], tức là luận bàn về những vấn đề vua chúa, vấn đề đạo tặc, vấn đề đấu tranh, vấn đề ẩm thực, vấn đề đàn bà, vấn đề đồng nữ, vấn đề dâm nữ, vấn đề thế gian, vấn đề tà đạo, vấn đề trong biển. Vị ấy không bàn luận các loại súc sanh luận như vậy. Nếu có những vấn đề thuộc Thánh luận, tương ưng nghĩa, khiến tâm nhu ḥa, không có những sự che đậy[14], tức là vấn đề thí, vấn đề giới, vấn đề định, vấn đề giải thoát, vấn đề giải thoát tri kiến, vấn đề tiệm giảm[15], vấn đề không tụ hội, vấn đề thiểu dục, vấn đề tri túc, vấn đề vô dục, vấn đề đoạn, vấn đề diệt, vấn đề tĩnh tọa, vấn đề duyên khởi. Sau khi luận bàn những vấn đề mà Sa-môn luận bàn như vậy rồi, trong tâm không sanh tham lam, ưu sầu, ác bất thiện pháp. Đó gọi là chánh tri.

“Lại nữa, này A-nan, có năm công đức của dục, khả lạc, khả ư, khả niệm, sắc ái lạc tương ưng với dục; đó là, sắc được biết bởi mắt, tiếng được biết bởi tai, hương được biết bởi mũi, vị được biết bởi lưỡi, xúc được biết bởi thân. Tỳ-kheo với tâm chuyên chuù[16] mà quán[17] năm diệu dục này, tùy theo diệu dục ấy mà có hành ấy trong tâm[18]. V́ sao vậy? Không trước, không sau, năm dục công đức này tùy theo dục công đức nào mà có hành ấy trong tâm. 

“Này A-nan, Tỳ-kheo trong lúc quán th́ biết năm công đức của dục này, tùy theo công đức dục nào mà có hành ấy trong tâm. Tỳ-kheo ấy với công đức dục này hay công đức dục kia quán là vô thường, quán suy hao, quán vô dục, quán đoạn, quán diệt, quán đoạn xả ly. Nếu năm công đức dục này có dục, bị nhiễm dục, chúng tức th́ bị tiêu diệt. Này A-nan, nếu Tỳ-kheo khi quán như vậy th́ biết năm công đức dục này có dục và bị nhiễm dục, chúng đă bị đoạn trừ rồi. Đó gọi là chánh tri.

“Lại nữa, này A-nan, có năm thủ uẩn[19], sắc thủ uẩn, thọ, tưởng, hành, thức thủ uẩn. Tỳ-kheo như vậy mà quán sự hưng suy, quán sát rằng, đây là sắc, đây là sự tập khởi của sắc, đây là sự diệt tận của sắc. Đây là thọ, tưởng, hành và thức. Đây là sự tập khởi của thức, đây là sự diệt tận của thức. Nếu năm thủ uẩn này có ngă mạn[20], nó liền bị tiêu diệt. Này A-nan, nếu Tỳ-kheo khi quán như vậy th́ biết trong năm thủ uẩn, ngă mạn đă bị diệt rồi. Đó gọi là chánh tri. 

“Này A-nan! Pháp này tuyệt đối khả ư, tuyệt đối khả lạc, tuyệt đối ư niệm, vô lậu, không chấp thủ[21], ma không đến gần được, ác không thể đến gần được. Các pháp ác bất thiện ô uế làm gốc rễ cho sự hữu trong tương lai là phiền nhiệt, khổ báo, là nhân của sanh, già, bệnh, chết cũng không thể đến gần được; tức là thành tựu sự không phóng dật này. V́ sao vậy? Nhân không phóng dật mà Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác chứng đắc giác ngộ, nhân gốc rễ không phóng dật mà phát sanh vô lượng thiện pháp, cho đến các trợ đạo phẩm[22].

“Cho nên, này A-nan, ngươi phải học như vầy, ‘Ta cũng thành tựu nơi sự không phóng dật’. Hăy học như vậy.

“Này A-nan, do nghĩa lợi nào mà một tín đồ đệ tử đi theo Thế Tôn mà hành phụng sự cho đến trọn đời?”

Tôn giả A-nan bạch Thế Tôn rằng:

“Thế Tôn là pháp bổn, Thế Tôn là pháp chủ, pháp do Thế Tôn. Cúi mong Thế Tôn thuyết giảng điều đó. Con nay sau khi nghe xong sẽ được biết rộng ư nghĩa ấy.”

Đức Phật bèn nói:

“Này A-nan, hăy lắng nghe. Hăy khéo tư niệm. Ta sẽ phân biệt đầy đủ cho thầy nghe.”

Tôn giả A-nan vâng lời, lắng nghe.

Đức Phật nói:

“Này A-nan, không phải chỉ v́ chánh kinh, ca vịnh, kư thuyết mà một tín đệ tử đi theo Thế Tôn để hành phụng sự cho đến trọn đời. Này A-nan, hoặc từ lâu vị ấy đă từng nghe pháp này, tụng tập đến cả ngàn, chuyên ư tư duy quán sát, thấy rơ, thấu triệt sâu xa. Nếu vấn đề này là Thánh luận tương ưng với cứu cánh, khiến tâm nhu ḥa, không có những che lấp, tức các vấn đề bố thí, vấn đề giới, vấn đề định, vấn đề tuệ, vấn đề giải thoát, vấn đề giải thoát tri kiến, vấn đề tiệm giảm, vấn đề không tụ hội, vấn đề thiểu dục, vấn đề tri túc, vấn đề vô dục, vấn đề đoạn, vấn đề diệt, vấn đề tĩnh tọa, vấn đề duyên khởi. Những vấn đề mà Sa-môn luận bàn như vậy, được dễ dàng chứ không khó. Do ư nghĩa này mà một tín đệ tử đi theo Thế Tôn để hành phụng sự cho đến trọn đời. Này A-nan, như vậy là phiền lụy[23] cho Tôn sư, phiền lụy cho đệ tử, phiền lụy cho các vị đồng phạm hạnh.

“Này A-nan, thế nào là phiền lụy cho Tôn sư? 

“Ở đây, một vị Tôn sư xuất thế, có sách lự tư duy, bằng tâm trạng sách lự mà quán sát các loại phàm nhân. Có biện tài, vị ấy đi đến nơi rừng vắng, trong rừng sâu, dưới gốc cây, hoặc ở trên sườn cao, vắng bặt không tiếng động, xa lánh, không có sự dữ, không có bóng người, tùy thuận mà tĩnh tọa, hoặc sống tại nơi đó mà học sự viễn ly, tinh cần, được tăng thượng tâm, sống an lạc ngay trong đời hiện tại.

“Vị ấy sau khi học sự viễn ly, tinh cần, sống an ổn khoái lạc, rồi theo các đệ tử trở về với các Phạm chí, Cư sĩ, phong ấp, quốc nhân. Vị ấy sau khi theo đệ tử trở về, với các Phạm chí, Cư sĩ, phong ấp, quốc nhân, bèn tự cao mà trở về nhà. Như vậy là phiền lụy cho Tôn sư và cũng bị phiền lụy bởi các pháp ác bất thiện, ô uế, là gốc rễ cho sự hữu trong tương lai, phiền nhiệt, khổ báo, nhân của sanh-già-bệnh-chết; đó là phiền lụy cho Tôn sư. 

“Này A-nan, thế nào là sự phiền lụy cho đệ tử? Đệ tử của vị Tôn sư ấy học sự viễn ly của vị ấy, vị ấy sống nơi rừng vắng, trong rừng sâu, dưới gốc cây, trên sườn non, vắng bặt không tiếng động, xa lánh, không có sự dữ, không có bóng người, tùy thuận mà tĩnh tọa, hoặc sống tại nơi đó mà học sự viễn ly, tinh cần, được tăng thượng tâm, sống an lạc ngay trong đời hiện tại này. Vị ấy sau khi học sự viễn ly, tinh cần, sống an ổn khoái lạc rồi, bèn theo đệ tử trở về với các Phạm chí, Cư sĩ, phong ấp, quốc nhân. Vị ấy sau khi theo đệ tử về với các Phạm chí, Cư sĩ, phong ấp, quốc nhân rồi, bèn tự cao mà trở về nhà. Như vậy là làm phiền lụy cho đệ tử, và cũng bị phiền lụy bởi các pháp ác, bất thiện, gốc rễ của sự hữu trong tương lai, phiền nhiệt, khổ báo, nhân của sanh-già-bệnh-chết. Đó là phiền lụy cho đệ tử.

“Này A-nan, thế nào là phiền lụy cho các vị phạm hạnh? Ở đây Đức Như Lai xuất thế, Ngài là Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn. Ngài sống nơi rừng vắng, trong rừng sâu, dưới gốc cây, trên sườn cao, vắng bặt không chút động, xa lánh, không có sự dữ, không có bóng người, tùy thuận mà tĩnh tọa. 

“Này A-nan, Đức Như Lai v́ nghĩa lợi nào mà sống nơi rừng vắng, trong rừng sâu, dưới gốc cây, hoặc ở trên sườn cao, vắng bặt không tiếng động, xa lánh, không có sự dữ, không có bóng ngườøi, tùy thuận tĩnh tọa?”

“Tôn giả A-nan bạch Đức Thế Tôn rằng:

“Thế Tôn là Pháp bổn, Thế Tôn là Pháp chủ, Pháp do Thế Tôn. Cúi mong Thế Tôn thuyết giảng điều ấy, con nay sau khi nghe xong được biết rộng nghĩa ấy.”

Đức Phật bèn nói:

“Này A-nan, hăy lắng nghe, hăy khéo tư niệm. Ta sẽ phân biệt đầy đủ cho thầy nghe.”

Tôn giả A-nan vâng lời lắng nghe.

Đức Phật nói:

“Này A-nan, như Lai không phải v́ để được những ǵ chưa được, thu hoạch những ǵ chưa thu hoạch, chứng ngộ những ǵ chưa chứng ngộ mà sống nơi rừng vắng, trong rừng sâu, dưới gốc cây, hoặc ở trên sườn cao, vắng bặt không tiếng động, xa lánh, không có bóng người, tùy thuận mà tĩnh tọa. Này A-nan, v́ hai ư nghĩa mà Như Lai sống nơi rừng vắng, trong rừng sâu, dưới gốc cây, hoặc ở trên sườn cao, vắng bặt không tiếng động, xa lánh, không có bóng người, tùy thuận mà tĩnh tọa. Một là sống an lạc ngay trong hiện tại cho chính ḿnh. Hai là từ mẫn đối với những người đời sau.

“Hoặc giả, đời sau người người noi bóng Như Lai mà sống nơi rừng vắng, trong rừng sâu, dưới gốc cây, hoặc ở trên sườn cao, vắng bặt không tiếng động, xa lánh, không có sự dữ, không có bóng người, tùy thuận mà tĩnh tọa. Này A-nan, chính v́ nghĩa lợi này mà Như Lai sống trong rừng vắng, trong rừng sâu, dưới gốc cây, hoặc ở trên sườn cao, vắng bặt không tiếng động, xa lánh, không có giận dữ, không có bóng người, tùy thuận tĩnh tọa. Hoặc sống ở nơi đó mà học sự viễn ly, tinh cần, được tăng thượng tâm, sống an lạc ngay trong đời hiện tại.

“Như Lai sau khi học sự viễn ly, tinh cần, sống an ổn khoái lạc rồi, theo các vị Phạm hạnh mà trở về với các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di. Như Lai sau khi theo các vị phạm hạnh trở về với các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di rồi, không tự cao mà trở về nhà.

“Này A-nan, nếu vị ấy chứng ngộ bất động tâm giải thoát, th́ Ta không nói vị ấy có sự chướng ngại. Nhưng nếu vị ấy chứng đắc Bốn tăng thượng tâm[24], sống an lạc trong đời hiện tại, vốn do trước kia sống tinh cần, không phóng dật, th́ ở đây, hoặc giả có thể bị thối thất v́ sự tụ hội đông đảo nhiều đệ tử.

“Lại nữa, này A-nan, đệ tử của Tôn sư ấy noi theo Tôn sư mà sống nơi rừng vắng, trong rừng sâu, dưới gốc cây, hoặc ở trên sườn cao, vắng bặt không tiếng động, xa lánh, không có sự dữ, không có bóng người, tùy thuận tĩnh tọa. Hoặc sống tại nơi đó mà học sự viễn ly, tinh cần, được tăng thượng tâm, sống an lạc ngay trong đời hiện tại. Vị ấy sau khi học sự viễn ly, tinh cần, sống an ổn khoái lạc rồi theo các vị phạm hạnh mà trở về với các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di. Vị ấy sau khi theo các vị phạm hạnh trở về với các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di rồi bèn tự cao mà trở về nhà. Như vậy là phiền lụy cho các vị phạm hạnh và cũng bị phiền lụy bởi các pháp ác bất thiện, gốc rễ của sự hữu trong tương lai, phiền nhiệt, khổ báo, nhân của sanh-già-bệnh-chết. Đó gọi là phiền lụy cho các phạm hạnh.

“Này A-nan, trong sự phiền lụy Tôn sư và đệ tử, sự phiền lụy cho các phạm hạnh rất là bất khả, không khả lạc, không khả ái, rất là không khả ư, khả niệm. Cho nên, này A-nan, các ngươi hăy hành sự từ ḥa đối với Ta, đừng gây sự oán hận.

“Này A-nan, thế nào là đệ tử đối với Tôn sư mà gây sự oán hận, không hành sự từ ḥa? 

“Nếu Tôn sư thuyết pháp cho đệ tử, là v́ thương yêu, lo lắng, mong cầu thiện lợi và phước lành, mong cầu sự an ổn khoái lạc cho đệ tử mà phát khởi từ bi tâm, nói rằng, ‘Đây là điều hữu ích. Đây là sự an lạc. Đây là sự hữu ích an lạc’. Nếu đệ tử ấy mà không cung kính, cũng không tùy thuận theo, không an trụ nơi chánh trí, tâm không hướng đến pháp tùy, pháp hành, không thọ lănh chánh pháp, trái phạm những điều Tôn sư dạy, không được định, đệ tử như vậy là đối với Tôn sư mà gây sự oán hận, không hành sự từ ḥa.

“Nếu Tôn sư thuyết pháp cho đệ tử, thương yêu, lo lắng, mong cầu thiện lợi và an lành, mong cầu sự an ổn khoái lạc cho đệ tử phát khởi từ bi tâm mà nói rằng, ‘Đây là điều hữu ích. Đây là sự an lạc. Đây là sự hữu ích an lạc’. Nếu đệ tử thuận hành theo, an lập nơi chánh trí, tâm quy hướng đến pháp tùy, pháp hành, thọ lănh Chánh pháp, không trái phạm lời giáo huấn của Tôn sư, có thể được định. Vị đệ tử như thế là đối với Tôn sư mà hành sự từ ḥa, không gây sự oán hận.

“Cho nên này A-nan, các ngươi đối với Ta hăy hành sự từ ḥa, không gây sự oán hận. V́ sao vậy? Này A-nan, Ta không nói như vầy ‘Như người thợ gốm làm ngói[25].’ Nhưng, này A-nan, Ta nói: ‘Nghiêm khắc, khắc khổ[26].’ Nghiêm cấp chí khổ. Cái ǵ chắc thật, cái ấy đứng vững[27].

Đức Phật thuyết như vậy, Tôn giả A-nan và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật dạy xong, hoan hỷ phụng hành.

___________________________________________

Chú thích

[1]    Tương đương Pāli M.122 Mahā-suññatā-suttṃ.

[2]   Xem các kinh 12, 100, 116.

[3]   Gia-la-sai-ma Thích tinh xá 加羅差摩釋精舍. Pāli: Kāḷakhemakassa Sakkassa vohāra, tinh xá của Kālakhema, người họ Thích.

[4]   Già-la Thích 伽羅釋, Pāli: Ghaṭāya-sakkassa. 

[5]   Xem các chú thích trong kinh số 127. Pāli: sāmāyikā kantā cetovimutti.

[6]   Xem các chú thích trong kinh số 172. Pāli: asāmāyika akuppā cetovimutti.

[7]   Chỉ, được hiểu là khinh an.

[8]   Đa hành không. Như kinh số 190 trên.

[9]   Pāli: ajjhattameva cittaṃ saṇṭhapetabbaṃ sannisādetabbaṃ ekodi kātabbaṃ samādahātabbaṃ, nội tâm cần an định, tĩnh chỉ, sự chuyên nhất cận tập trung.

[10] Xem cht.7, kinh 190.

[11] Nghĩa là sau khi chứng nhập Sơ thiền. Pāli nói: từ Sơ thiền đến Tứ thiền.

[12] Niệm, tức tầm, suy tầm hay toan tính. Có ba bất thiện tầm: dục tầm, nhuế tầm và hại tầm. Pāli: tayo akusala-vitkkā: kāma-vitakko, vyāpāda-vitakko, avihiṃs-vitakko. Xem, D.33 Saṅgītisuttanta.

[13] Không liên hệ đến mục đích của Thánh đạo.

[14] Pāli: cetovinīvaraṇasappayā, tâm được cởi mở, không bị che đậy.

[15] Tiệm tổn 漸損, xem kinh 91 ở trước.

[16] Nguyên Hán: chí đáo 至到, có lẽ Pāli là abhikhaṇaṃ (thường xuyên) ở đây hiểu là abhikkantaṃ (vượt lên).

[17] Pāli: abhikkhaṇaṃ sakam cittam paccavekkhitabham, thường tự quán tâm, thường xuyên tự quán sát tâm ḿnh.

[18] So Pāli: Atthi kho me imesu pañcasu kāmaguṇesu aññatarasmiṃ vā añnñtarasmiṃ vā āyatane upajjati cetaso samudācāroti, trong tâm tư ta có phát sinh tập quán ǵ trong xứ này hay xứ kia trong năm công đức của dục?

[19] Ngũ thạnh ấm.

[20] Ngă mạn, Pāli: asmimāna, phức cảm về “Tôi hiện hữu” hay “Tôi là”.

[21] Vô thọ.

[22] Nhược hữu tùy đạo phẩm.

[23] Phiền sư, Pāli: ācariyūpaddava, bất hạnh, hay nguy hại cho thầy. 

[24] Tứ tăng thượng tâm, ở đây chỉ Bốn tịnh lự hay Tứ thiền.

[25] Người thợ gốm bao giờ cũng phải nhẹ tay đối với ngói. Nhưng một vị Tôn sư không chỉ nuông chiều đệ tử. Như “đào sư tác ngơa” 陶師作瓦. Pāli: yathā kumbakāro āmake āmakamatte, như thợ gốm đối với đồ gốm chưa nung chín.

[26] Nghiêm cấp chí khổ 嚴急至苦, Pāli: niggayha niggayha, pavayha pavagha, khiển trách khiển trách, tán thán tán thán.

[27] Nhược chân thật giả, tất năng văng giả 若真實者必能往也 . Pāli: yo sāro so thassati.

Hết Phẩm 15

 

MỤC LỤC 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18

Trang Chủ      Hình ảnh      Kinh điển      Thần Chú      Liên lạc

 

 

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0