PHÁP HỘI BỬU LƯƠNG TỤ
THỨ BỐN MƯƠI BỐN
Hán dịch: Bắc Lương, Sa Môn Thích Đạo Củng
Việt dịch: Việt Nam, Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
PHẨM CHIÊN ĐÀ LA SA MÔN
THỨ BA
Đức Phật bảo Trưởng lăo Đại Ca Diếp: " Thế nào là Chiên-đà-la Sa Môn?
Nầy Đại Ca Diếp! Ví như người chiên-đà-la không có tâm từ bi nh́n các chúng sanh, họ thường ở trong g̣ mả t́m tử thi, họ được thấy tử thi th́ ḷng họ rất vui mừng. Cũng vậy Sa Môn chiên-đà-la thường không có từ tâm, họ đến nhà thí chủ hành tâm bất thiện cầu các lợi dưỡng, cầu được rồi sanh ḷng quí trọng, thọ lợi dưỡng nơi nhà thí chủ rồi họ chẳng dạy thí chủ về Phật pháp giới luật, họ v́ lợi dưỡng mà thân cận tại gia chớ chẳng v́ Phật pháp, họ cũng không có từ tâm thường cầu lợi dưỡng. Đây gọi là Sa Môn chiên-đà-la.
Ví như chiên-đà-la bị mọi người bỏ rời, những hàng quốc vương đại thần trưởng giả sát lợi Bà La Môn các thứ dân cho đến kẻ hạ tiện đều xa rời họ chẳng muốn cùng làm tri thức với họ. Cũng vậy, Sa Môn chiên-đà-la bị tất cả người tŕ giới có đức đáng kính Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di, chư Thiên, Long, Dạ Xoa, Càn Thát Bà xa rời, v́ biết họ phá giới làm ác vậy. Đây gọi là Sa Môn chiên-đà-la.
Ví như chiên-đà-la có những đồ vật dụng như y phục ẩm thực đều chẳng phải là vật mà người tốt ưa thích cũng chẳng thọ dùng. Cũng vậy, Sa Môn chiên-đà-la nếu có y bát vật dụng đều là do phá giới phi pháp thân khẩu ư nghiệp siểm khúc mà được, các vật dụng ấy chẳng được Sa Môn Bà La Môn tŕ giới ưa thích cũng chẳng thọ dùng, thường sanh ḷng thương xót đối với kẻ ấy. Đây gọi là Sa Môn chiên-đà-la.
Ví như chiên-đà-la ḷng thẹn thùng cầm chén bát xin ăn nơi người. Cũng vậy, Sa Môn chiên-đà-la ḷng luôn thẹn thùng khi vào nhà người hoặc đến trong chúng, họ cũng thẹn thùng khi đến chỗ Phật, họ thẹn thùng lễ tháp Như Lai, đến lui cúi ngửa đi đứng ngồi nằm họ đều thẹn thùng, v́ họ che đậy ác pháp vậy.
Nầy Đại Ca Diếp! Nay ta nói chỗ đến của người chiên-đà-la chẳng đến chỗ lành, v́ họ tự hành ác pháp vậy. Cũng thế, Sa Môn chiên-đà-la chỗ đi đến cũng chẳng đến thiện đạo v́ họ làm nhiều nghiệp ác không ngăn pháp ác đạo vậy. Đây gọi là Sa Môn chiên-đà-la.
Nầy Đại Ca Diếp! Thế nào là Sa Môn bại hoại?
Ví như rượu tốt được cất lấy hết khí vị thơm ngon, c̣n lại cặn bă bị người chê bỏ. Cũng vậy Sa Môn bại hoại rời ĺa pháp vị lấy cặn phiền năo, họ bỏ hương tŕ giới mà ngửi mùi hôi phiền năo, họ đến chỗ nào đều chẳng thể tự lợi cũng chẳng lợi cho người. Đây gọi là Sa Môn bại hoại.
Ví như thực phẩm được ăn biến thành phẩn uế hôi thúi bất tịnh bị người chán ĺa. Cũng vậy, Sa Môn bại hoại thân khẩu ư nghiệp chẳng thanh tịnh nhơ uế cũng như vậy.
Ví như hột giống hư gieo vào đất trọn chẳng mọc mầm kết trái. Cũng vậy, Sa Môn bại hoại dầu ở trong Phật pháp mà chẳng sanh thiện căn chẳng được quả Sa Môn.
Nầy Đại Ca Diếp! Thế nào là trấp Sa Môn?
Ví như cái trấp sơn vẽ do thợ khéo làm thành, trong ấy đựng các thứ bất tịnh hôi thúi. Cũng vậy, trấp Sa Môn ngoài hiện thành tựu tợ hạnh Sa Môn mà nội tâm nhiều thứ cấu uế hành những nghiệp ác.
Nầy Đại Ca Diếp! Thế nào là Sa Môn câu lan trà?
Ví như hoa câu lan trà màu sắc sáng đẹp cứng như gỗ đá có mùi hôi thúi như trét phẩn. Người có trí nếu thấy hoa nầy th́ chẳng gần chẳng chạm đến mà tránh đi xa, kẻ ngu chẳng biết lợi hại, họ thấy hoa ấy liền đến gần để ngửi. Cũng vậy, Sa Môn câu lan trà hiện tợ hạnh Sa Môn mà có thô bạo ngạo mạn tự cao ác bất tịnh, họ lại phá giới phá chánh kiến. Người trí chẳng thân cận lễ kính họ, v́ họ là ác nhơn nên người trí lánh xa. Có kẻ ngu si như trẻ nít thân cận lễ kính họ tin lời họ nói. Đây gọi là Sa Môn câu lan trà.
Nầy Đại Ca Diếp! Thế nào là Sa Môn cầu lợi?
Ví như có người siểm khúc tâm thường bỏn xẻn bị tham che lấp, nếu thấy tài vật người th́ hy vọng muốn được, chứa dao bén gậy cứng không ḷng hổ thẹn không ḷng thương xót thường có ḷng tổn hại, lúc đi trong núi chầm tụ lạc có tâm nguyện đối với tài vật người mong cầu muốn được, thường ẩn núp chẳng cho người thấy. Cũng vậy, Sa Môn cầu lợi ḷng thường bỏn xẻn bị tham che lấp, nơi lợi dưỡng đă được ḷng không biết đủ, nơi tài vật người hy vọng muốn được, khi đến thành ấp tụ lạc th́ v́ lợi dưỡng chẳng v́ thiện pháp, che giấu tội ác, cho rằng các Tỳ Kheo tốt biết tôi phá giới, đă biết tất lúc thuyết giới hoặc có thể đuổi tôi ra. Người nầy ở nơi Tỳ Kheo tốt chỉ sanh ḷng e sợ, thường dua nịnh hiện làm nghi thức. Chư Thiên Long Quỉ Thần có thiên nhăn thấy biết Tỳ Kheo nầy đến là tặc đến, đi là tặc đi, ngồi là tặc ngồi, nằm là tặc nằm, dậy là tặc dậy, lấy y là tặc y, mặc y là tặc mặc y, vào tụ lạc là tặc vào tụ lạc, xuất tụ lạc là tặc xuất, ăn là tặc ăn, uống là tặc uống, cạo tóc là tặc cạo tóc. Người ngu si ấy đến đi cử động đều bị chư Thiên Long Quỉ Thần thấy biết liền quở mắng: Kẻ ác nầy chính là kẻ làm hoại diệt pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni. Sa Môn cầu lợi nầy xuất gia trong Phật pháp chẳng sanh được một niệm tịch diệt ly dục huống là được quả Sa Môn. Đây gọi là Sa Môn cầu lợi.
Nầy Đại Ca Diếp! Thế nào là Sa Môn cỏ dại?
Ví như trong ruộng lúa mọc cỏ dại giống cây lúa khó phân biệt được, nông phu cho là lúa tốt, đến khi trổ bông mới biết chẳng phải là lúa. Cũng vậy, Sa Môn cỏ dại ở trong đại chúng giống như người tŕ giới có đức hạnh, thí chủ thấy cho là Sa Môn, mà kẻ si nầy chẳng phải Sa Môn tự nói là Sa Môn, chẳng phạm hạnh tự xưng phạm hạnh, từ trước đă bại hoại rời tŕ giới cũng chẳng vào số Tăng chúng, trong Phật pháp không có trí huệ mạng sẽ đọa ác đạo như cỏ dại ở trong ruộng lúa. Bấy giờ chư Thiên Long Thần có thiên nhăn thấy kẻ si ấy đọa địa ngục họ bảo nhau rằng: Đây là người ngu si trước kia tợ Sa Môn mà hành pháp bất thiện nay sẽ đọa trong đại địa ngục, từ nay về sau trọn không có được đức hạnh Sa Môn và quả Sa Môn như cỏ dại ở trong ruộng lúa. Đây gọi là Sa Môn cỏ dại.
Nầy Đại Ca Diếp! Thế nào là bồ sanh Sa Môn?
Ví như cỏ lác mọc trong ruộng lúa, v́ nó chẳng chín nên gọi là bồ sanh, v́ nó không có hột bị gió thổi bay nó không có sức cứng nặng, tợ lúa mà chẳng phải lúa. Cũng vậy, bồ sanh Sa Môn thân h́nh tợ Sa Môn mà không người dạy bảo không có đức lực bị ma phong thổi bay, họ cũng không sức huyết khí tŕ giới, ĺa đa văn tổn thất định lực, cũng xa trí huệ chẳng thể phá hoại giặc phiền năo, người như vậy yếu kém không có sức lực bị hệ thuộc nơi ma bị ma nó câu ch́m trong tất cả phiền năo, bị ma phong thổi bay như bồ sanh trong ruộng lúa.
Nầy Đại Ca Diếp! Hột cỏ lác không dùng làm giống lúa được, không mọc mầm lúa được. Cũng vậy, ở trong Phật pháp bồ sanh Sa Môn không có chủng tử đạo, trong pháp hiền thánh không được giải thoát. Bồ sanh Sa Môn là Tỳ Kheo phá giới làm ác. Đây gọi là bồ sanh Sa Môn.
Lại nầy Đại Ca Diếp! Thế nào là h́nh tợ Sa Môn?
Ví như có thợ khéo dùng vàng mạ lên đồng màu sắc tợ vàng mà giá trị chẳng đồng với vàng, lúc chà mài mới biết chẳng phải vàng.
Cũng vậy, người h́nh tợ Sa Môn ưa tự nghiêm sức thường tắm rửa đắp y tề chỉnh, nghi thức Sa Môn tất cả đều đủ, đến đi cúi ngước thường đúng nghi thức, nhưng người nầy thường bị tham sân si làm hại, cũng bị lợi dưỡng cung kính tán thán làm hại, cũng bị ngă mạn tăng thượng mạn tất cả phiền năo làm hại, dầu được người quí trọng mà y không trọng pháp, thường siêng trang nghiêm thân mà chỉ cầu ẩm thực chẳng cầu Thánh pháp, chẳng lo sợ đời sau, thấy sự tôn trọng hiện tại chẳng phải tương lai tôn trọng, chỉ lo mập béo thêm dựa nơi lợi dưỡng chẳng phải dựa nơi pháp, nhiều thứ hệ phược, siêng tạo gia nghiệp thuận ḷng người tại gia cũng tùy theo sở thọ của họ, lúc khổ thọ khổ lúc vui thọ vui, bị ghét thương làm hại, nơi pháp Sa Môn họ không có ḷng muốn thiệt hành rời các nghi thức, tất sẽ đọa địa ngục ngạ quỷ súc sanh. Người nầy không có thiệt nghĩa Sa Môn, không có thiệt danh Sa Môn, chẳng đồng với Sa Môn. Đây gọi là h́nh tợ Sa Môn.
Nầy Đại Ca Diếp! Thế nào là mất huyết khí Sa Môn?
Ví như có nam tử hay nữ nhơn, hoặc đồng nam hay đồng nữ bị phi nhơn ăn mất huyết khí. Người nầy gầy yếu xanh xao v́ bị mất huyết khí, các thứ thuốc men chú thuật và dao gậy chẳng chữa trị được, tất phải chết. Cũng vậy, Sa Môn không có huyết khí giới định huệ giải thoát giải thoát tri kiến và huyết khí từ bi hỷ xả, cũng không có huyết khí bố thí điều phục hộ thân khẩu ư nghiệp, cũng không có huyết khí an trụ tứ thánh chủng, không có huyết khí nghi thức Sa Môn, không có huyết khí tịnh thanh thân khẩu ư. Đây gọi là Sa Môn mất huyết khí. Sa Môn mất huyết khí nầy dầu thọ pháp dược Như Lai mà chẳng dùng pháp dược để tự độ: Như là nếu khởi dâm dục phải quán bất tịnh, nếu sanh sân hận phải hành từ tâm, nếu khởi ngu si nên quán thập nhị nhân duyên, với các phiền năo nên chánh tư duy, rời ĺa ḷng ưa thích chúng đông, xả bỏ sở hữu, ba sự xuất gia phải nên mến ǵn: Một là tŕ giới thanh tịnh, hai là điều phục tâm ḿnh và ba là nhập định chẳng loạn. Các pháp dược như vậy được Như Lai tuyên nói, được Như Lai cho phép uống. Người nầy dầu thọ pháp dược ấy mà chẳng dùng tự độ. Lại c̣n những pháp xuất thế, như là không quán, vô tướng quán, vô tác quán, tỏ ấm giới nhập, biết bốn thánh đế và mười hai nhơn duyên. Các pháp dược nhu vậy cũng chẳng được người ấy dùng tự độ. Sa Môn nầy hôi thúi bất tịnh v́ phá giới v́ bạc đức vậy, sẽ sanh chỗ tột thấp v́ kiêu mạn vậy. Nơi thân ấy chết tất chẳng sanh nơi nào khác mà quyết sẽ đọa đại địa ngục, như người mất huyết khí quyết rồi sẽ chết. Đây gọi là Sa Môn mất huyết khí".
Lúc Đức Phật tuyên nói như vậy rồi, có năm trăm Tỳ Kheo xả giới hườn tục. Các Tỳ Kheo khác quở rằng: Ở trong Phật pháp, nếu chư Đại Đức bỏ mà hườn tục là phi thiện là phi pháp.
Đức Phật bảo các Tỳ Kheo: " Các ông chớ nói như vậy. Tại sao, v́ làm như vậy gọi là thuận pháp. Nếu Tỳ Kheo chẳng muốn thọ của tín thí mà thối lui hườn tục th́ gọi là thuận pháp. Các Tỳ Kheo kia v́ tâm tín giải nhiều nên sanh ḷng hối lỗi. Họ nghe lời dạy trên kia rồi tự suy nghĩ chúng ta hoặc có thể hành bất tịnh hạnh mà thọ của tín thí, chúng ta phải sanh ḷng hối lỗi thối lui mà hườn tục.
Nầy Đại Ca Diếp! Nay ta nói chư Tỳ Kheo thối lui hườn tục ấy sau khi mạng chung sanh Trời Đâu Suất chỗ của Di Lặc Bồ Tát. Thời kỳ Di Lặc Như Lai xuất thế, chư Tỳ Kheo ấy sẽ ở trong pháp hội đầu tiên".
PHẨM CHIÊN ĐÀ LA SA MÔN
THỨ BA
HẾT
Tiếp Tục
|
|