Trang Mục Lục      Trang Chủ      Hình ảnh      Kinh điển      Thần Chú      Liên lạc
 
PHÁP HỘI THIỆN TRỤ Ư THIÊN TỬ
THỨ BA MƯƠI SÁU

Hán dịch: Nhà Tùy, Pháp Sư Đạt Ma Cấp Đa
Việt dịch: Việt Nam Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh


PHẨM PHÁ BỒ TÁT TƯỚNG
THỨ SÁU


Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát bạch Phật rằng: "Bạch Đức Thế Tôn! Như lời Phật dạy Bồ Tát sơ phát tâm ấy, do nghĩa ǵ gọi là sơ phát tâm? ".

Đức Phật phán dạy: "Nầy Văn Thù Sư Lợi! Nếu có Bồ Tát b́nh đẳng xem tam giới tất cả tưởng sanh như vậy, được nói tối sơ phát tâm. Đây gọi là Bồ Tát sơ phát tâm vậy.

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát lại bạch rằng: "Bạch Đức Thế Tôn! Như tôi hiểu nghĩa của Đức Phật nói: Nếu có Bồ Tát tâm tham dục sanh là sơ phát tâm, tâm sân khuể sanh là sơ phát tâm, tâm ngu si sanh là sơ phát tâm. Lời Đức Thế Tôn nói phải chăng bảo đó là sơ phát tâm? ".

Thiện Trụ Ư Thiên Tử hỏi Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát: "Bạch Đại Sĩ! Nếu chư Bồ Tát khởi tham sân si mà gọi là sơ phát tâm th́ tất cả cụ phược phàm phu đều tức là sơ phát tâm Bồ Tát. Tại sao? V́ từ xưa đến nay các phàm phu ấy thường phát ba độc tâm tham sân si như vậy".

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói: " Nầy Thiên Tử! Ngài nói tất cả phàm phu từ xưa đến nay thường phát được ba độc tâm ấy, nghĩa đó không đúng. Tại sao? V́ tất cả phàm phu tâm lực kém yếu chẳng thể phát khởi tham sân si ấy. Duy có chư Phật Thế Tôn tất cả A La Hán Bích Chi Phật bất thối chuyển địa Bồ Tát mới hay phát khởi tham sân si thôi. V́ thế nên phàm phu chẳng phát được".

Thiện Trụ Ư Thiên Tử nói: " Bạch Đại Sĩ! Nay Ngài cớ chi nói như vậy khiến chúng hội nầy chẳng hiểu chẳng biết sa vào lưới nghi rất đáng kinh sợ".

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói: " Nầy Thiên Tử! Như chim kia bay qua bay lại trong hư không, dấu chưn chim ấy tại hư không là có phát hành hay không có phát hành?

- Bạch Đại Sĩ! Chẳng phải không phát hành.

- Nầy Thiên Tử! Đúng như vậy. Do nghĩa ấy nên tôi nói nếu có ai hay phát tham sân si, th́ duy chư Phật Thế Tôn Thanh Văn Duyên Giác bất thối Bồ Tát mới hay phát được thôi.

Nầy Thiên Tử! Không có y xứ đó gọi là phát, không có thủ trước đó gọi là phát. Đă không y xứ lại không thủ trước th́ tức là không có, đây gọi là phát, là câu vô phân biệt đây gọi là phát, là câu bất khả sanh đây gọi là phát, là câu bất thiệt đây gọi là phát, là câu phi vật đây gọi là phát, là câu bất lai đây gọi là phát, là câu bất khứ, đây gọi là phát, là câu vô sanh đây gọi là phát, là câu vô phan duyên đây gọi là phát, là câu vô chứng đây gọi là phát, là câu bất tránh đây gọi là phát, là câu bất tư đây gọi là phát, là câu bất hoại đây gọi là phát, là câu vô ngôn đây gọi là pháp, là câu bất phá đây gọi là phát, là câu vô tự đây gọi là phát, là câu vô chấp đây gọi là phát, là câu vô trụ đây gọi là phát, là câu bất thủ đây gọi là phát, là câu bất xả đây gọi là phát, là câu bất bạt đây gọi là phát. Nầy Thiên Tử! Nên biết đây là Bồ Tát sơ phát tâm vậy.

Nầy Thiên Tử! Bồ Tát phát tâm nếu ở nơi tất cả pháp như vậy mà chẳng ái trước chẳng tư tuởng chẳng thấy chẳng biết chẳng nghe chẳng hiểu chẳng lấy chẳng bỏ chẳng sanh chẳng diệt th́ gọi là chơn phát tâm vậy.

Nầy Thiên Tử! Đại Bồ Tát nếu hay y chỉ pháp giới như vậy b́nh đẳng như vậy thiệt tế như vậy phương tiện như vậy th́ tham dục sân khuể ngu si kia phát. Lại nếu quyết hay y chỉ như vậy th́ nhăn nhĩ tỷ thiệt thân ư kia phát, th́ sắc thủ uẩn thọ tưởng hành thức thủ uẩn kia phát, như vậy th́ tất cả kiến chấp phát, vô minh hữu ái phát, mười hai nhơn duyên hữu phần phát, ngũ dục các sự phát, ái trước tam giới phát, ngă kiến phát, ngă sở kiến phát, sáu mươi hai kiến phát, Phật tưởng phát, Pháp tưởng phát, Tăng tưởng phát, tự tưởng phát, tha tưởng phát, địa thủy hỏa phong không thức đại tưởng phát, tứ điên đảo phát, tứ thức trụ phát, ngũ cái phát, bát tà phát, cửu năo phát, thập ác nghiệp đạo phát. Nói tóm lại, tất cả phân biệt, tất cả chỗ phân biệt, tất cả ngữ ngôn, tất cả các tướng, tất cả tiến xu, tất cả hi cầu, tất cả thủ trước, tất cả tư tưởng, tất cả ư niệm, tất cả chướng ngại Bồ Tát đều phải phát cả, các Ngài nên biết như thiệt.

Nầy Thiên Tử! Do nghĩa ấy nên nếu nay Ngài có thể ở nơi các pháp nầy mà chẳng ái trước chẳng tư tưởng th́ gọi là chơn thiệt phát vậy ".

Đức Thế Tôn khen rằng: "Lành thay lành thay, nầy Văn Thù Sư Lợi, nay ông có thể v́ chư Bồ Tát mà tuyên đủ những nghĩa sơ phát tâm như vậy. Từ quá khứ ông đă từng cúng dường vô lượng vô biên quá hằng sa số chư Phật Thế Tôn nên ông có thể tuyên nói như vậy".

Tôn giả Xá Lợi Phất bạch Phật rằng: "Bạch Đức Thế Tôn! Nay chỗ nói của Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát về tối sơ phát tâm và được vô sanh pháp nhẫn của Bồ Tát, trước sau hai sự b́nh đẳng không khác ư?".

Đức Phật phán dạy: "Đúng như vậy. Nầy Xá Lợi Phất! Thuở xưa Đức Nhiên Đăng Thế Tôn thọ kư ta rằng: Ma Na Bà! Đời vị lai quá a tăng kỳ kiếp ông sẽ được thành Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni Như Lai Ứng Đẳng Chánh Giác. Nầy Xá Lợi Phất, lúc ấy ta cũng chẳng ĺa tâm nầy mà được vô sanh pháp nhẫn. Ông nên biết nghĩa sơ phát tâm của tất cả Bồ Tát đúng như lời Văn Thù Sư Lợi nói không có khác vậy".

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát bạch rằng: " Bạch Đức Thế Tôn như tôi hiểu nghĩa của Đức Phật nói đều là sơ phát. Tại sao? V́ như lời Phật nói tất cả sơ phát tức là chẳng phát, chẳng phát ấy tức là Bồ Tát tối sơ phát tâm".

Lúc nói pháp nầy, có hai vạn ba ngàn Bồ Tát chứng vô sanh nhẫn, năm ngàn Tỳ Kheo ở trong các pháp lậu tận giải thoát, sáu mươi ức chư Thiên Tử xa ĺa trần cấu được pháp nhăn tịnh.

Tôn giả Đại Ca Diếp bạch Phật rằng: "Bạch Đức Thế Tôn! Nay Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát lại c̣n làm được việc khó làm tuyên nói pháp môn thậm thâm như vậy khiến các chúng sanh được nhiều lợi ích".

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói: "Nầy Tôn giả Đại Ca Diếp! Thiệt tôi chẳng làm việc khó làm. Tại sao? V́ tất cả pháp đều vô sở tác, cũng không có đă làm, nay làm sẽ làm. Thưa Đại Ca Diếp! Nơi các pháp tôi chẳng phải làm chẳng làm nghĩa ấy cũng vậy.

Lại nầy Tôn giả! Với chúng sanh tôi không có độ thoát cũng không trói buộc. Tại sao? V́ tất cả các pháp vô sở hữu vậy. Sao Tôn giả ở trước Phật nói là hay làm việc khó làm?

Lại nầy Tôn giả! Thiệt tôi chẳng làm. Chẳng phải riêng tôi chẳng làm mà tất cả Như Lai cũng chẳng làm, Bích Chi Phật cũng chẳng làm, A La Hán cũng chẳng làm.

Lại nầy Tôn giả Đại Ca Diếp! Có những người nào hay làm việc khó làm? Nếu muốn nói đúng hay làm sự khó làm th́ chỉ có tất cả anh nhi phàm phu kia nói như vậy là khéo nói. Tại sao? V́ như chư Phật không có đă được nay được sẽ được, nhẫn đến tất cả Thanh Văn, tất cả Bích Chi Phật cũng vô sở đắc, chỉ có phàm phu kia tất cả đều được".

Tôn giả Đại ca Diếp hỏi Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát: "Bạch Đại Sĩ! Tất cả chư Phật chẳng được những ǵ? ".

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói: "Tất cả chư Phật chẳng được ngă, chẳng được nhơn chúng sanh thọ mạng sĩ phu, chẳng được đoạn thường, chẳng được ấm nhập giới, chẳng được các danh sắc, chẳng được Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, chẳng được phân biệt tư duy niệm xứ, chẳng được nhơn sanh, chẳng được điên đảo, chẳng được tham sân si, chẳng được đời nầy đời kia, chẳng được ngă ngă sở, nhẫn đến chẳng được tất cả các pháp.

Nầy Tôn giả! Tất cả các pháp thứ đệ chẳng được như vậy cũng lại chẳng mất, chẳng phược chẳng giải, chẳng lấy chẳng bỏ, chẳng xa chẳng gần. V́ thế nên phải giác liễu pháp môn như vậy.

Nếu chư Phật Thế Tôn đều bất đắc th́ tất cả pháp chẳng phải pháp chẳng phải nghe, c̣n phàm phu tất cả đều đắc nên phàm phu hay làm sự khó làm, mà chẳng phải chư Phật làm, chẳng phải Bích Chi Phật làm, chẳng phải A La Hán làm. Đây gọi là phàm phu hay làm vậy".

Tôn giả lại hỏi: " Bạch Đại Sĩ! Làm những ǵ?".

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói: "Làm đoạn làm thường, làm nhiễm trước, làm y chỉ, làm tư tưởng ức niệm, làm thủ làm xả nhẫn đến tất cả hí luận phân biệt tùy thuận cao hạ các sự việc.

V́ thế nên các pháp như vậy, chư Phật Thế Tôn đều không làm, không có đă làm nay làm sẽ làm, chỉ có phàm phu kia hay làm sự khó làm".

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát bạch Đức Phật: "Bạch Đức Thế Tôn! Vô sanh nhẫn được nói ấy, thế nào là vô sanh nhẫn? Bạch Đức Thế Tôn! Lại do nghĩa ǵ mà c̣n gọi là pháp vô sanh nhẫn, Bồ Tát thế nào được nhẫn pháp ấy? ".

Đức Phật phán dạy: " Nầy Văn Thù Sư Lợi! Thiệt không có người ở trong sanh pháp mà được vô sanh nhẫn. Nói là được ấy chỉ có ngữ ngôn danh tự. Tại sao? V́ vô sanh pháp chẳng thể được vậy, v́ ĺa phan duyên vậy nên chẳng được pháp nhẫn, được không chỗ được, không đắc không thất do đây mà gọi là được vô sanh pháp nhẫn.

Lại nầy Văn Thù Sư Lợi! Vô sanh pháp nhẫn ấy đó là v́ tất cả pháp vô sanh nên nhẫn như vậy, v́ tất cả pháp vô lai vô khứ nên nhẫn như vậy, v́ tất cả pháp vô ngă vô chủ nên nhẫn như vậy, v́ tất cả pháp vô thủ vô xả nên nhẫn như vậy, v́ tất cả pháp vô sở hữu vô thiệt nên nhẫn như vậy, v́ tất cả pháp vô đẳng vô đẳng đẳng nên nhẫn như vậy, v́ tất cả pháp vô tỉ nên nhẫn như vậy, v́ tất cả pháp vô nhiễm như hư không nên nhẫn như vậy, v́ tất cả pháp vô phá hoại nên nhẫn như vậy, v́ tất cả pháp vô đoạn nên nhẫn như vậy, v́ tất cả pháp vô cấu vô tịnh nên nhẫn như vậy, v́ tất cả pháp không vô tướng vô nguyện nên nhẫn như vậy, v́ tất cả pháp ĺa tham sân si nên nhẫn như vậy, v́ tất cả pháp như như pháp tánh thiệt tế nên nhẫn như vậy, v́ tất cả pháp vô phân biệt vô tương ưng vô ức niệm, vô hí luận vô tư duy nên nhẫn như vậy, v́ tất cả pháp vô tác vô lực gầy kém hư cuống như ảo như mộng như hưởng như ảnh như cảnh tượng như ba tiêu như tụ mạt như thủy bào nên nhẫn như vậy. Cái bị được nhẫn cũng không có được nhẫn, chẳng phải pháp chẳng phải phi pháp, chỉ dùng danh tự nói lên pháp ấy thôi. Mà danh tự ấy cũng bất khả đắc bổn tánh tự ly. Nói nhẫn như vậy tin hiểu thích vào không nghi hoặc không kinh bố không động không mất đầy khắp nơi thân rồi chánh thọ mà hành chẳng được thân ḿnh cũng không chỗ trụ. Đây là đại Bồ Tát ở trong các pháp được vô sanh nhẫn cho đến chẳng hành tất cả tưởng vậy".

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát bạch Phật rằng: "Bạch Đức Thế Tôn! Nói rằng nhẫn ấy, thế nào là nhẫn cho đến chẳng bị cảnh giới phá hoại nên gọi là nhẫn''.

Thiện Trụ Ư Thiên Tử hỏi Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát: " Bạch Đại Sĩ! Những ǵ chẳng bị cảnh giới phá hoại? ".

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói: " Nầy Thiên Tử! Đó là nhăn. Pháp nào hoại nhăn? Đó là sắc tốt sắc xấu kia hay làm hoại nhăn. Như sắc hoại nhăn, các thứ thanh hoại nhĩ hương hoại tỷ vị hoại thiệt xúc hoại thân và pháp hoại ư cũng như vậy.

Nầy Thiên Tử! Nếu Bồ Tát mắt thấy sắc chẳng nắm lấy tướng chẳng ham tốt chẳng phân biệt chẳng tư tưởng chẳng ái chẳng yểm, biết là bổn tánh không chẳng có niệm tưởng, chẳng bị các sắc nó làm hư hại, cho đến ư đối với pháp cũng như vậy.

Nầy Thiên Tử! Nếu sáu căn ấy không trước không phược không hoại không hại, Bồ Tát nầy an trụ nơi pháp nhẫn. V́ an trụ pháp nhẫn nên ở nơi tất cả pháp không chỗ phân biệt không sanh bất sanh không lậu bất lậu không thiện bất thiện không vi bất vi, chẳng niệm thế pháp và xuất thế pháp, chẳng phân biệt chẳng tư duy th́ gọi là vô sanh pháp nhẫn".

Lúc nói pháp nầy, có sáu vạn ba ngàn chúng sanh phát tâm Vô Thượng Bồ Đề, một vạn hai ngàn Bồ Tát được vô sanh pháp nhẫn.

Thiện Trụ Ư Thiên Tử lại bạch hỏi Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát: "Bạch Đại Sĩ! Thế nào là đại Bồ Tát phát khởi thắng hạnh siêu việt chuyển tăng nhập vào các địa? ".

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát nói: "Nầy Thiên Tử! Trong ấy ai có thể phát được thắng hạnh mà Ngài nói các địa có siêu chuyển ư? .

- Bạch Đại Sĩ! Ngài há chẳng biết chư Bồ Tát tu hành thù thắng càng tăng cho đến siêu việt hay viên măn thập địa ư?

- Nầy Thiên Tử! Chẳng phải vậy. Như tôi được nghe Đức Phật dạy rằng tất cả các pháp như huyễn hóa. Ngài có tin chăng?

- Bạch Đại Sĩ! Lời chơn thành của Đức Phật ai dám chẳng tin!

- Nầy Thiên Tử! Như huyễn nhơn ấy và sự huyễn há lại có thắng hạnh siêu việt chuyển nhập cho đến đầy đủ thập địa ư?

- Bạch Đại Sĩ, không có.

- Nầy Thiên Tử! Như vậy, giả sử nếu huyễn nhơn và sự huyễn hay có thắng hạnh siêu việt chuyển nhập th́ chư Bồ Tát chúng tôi sẽ siêu việt chuyển nhập như vậy. Tại sao? V́ như Đức Thế Tôn nói tất cả pháp như huyễn hóa nên không có chuyển nhập. V́ thế nên nếu nói chư địa có người chuyển nhập tức là chẳng phải chuyển nhập.

Tôi cũng chẳng nói địa có chuyển nhập. Tại sao? V́ tất cả pháp không có chuyển nhập vậy. V́ thế nên pháp ở trong pháp chẳng được chuyển nhập, nghĩa là sắc ở trong thọ, chẳng được chuyển nhập, thọ ở trong sắc chẳng được chuyển nhập, các pháp khác cũng như vậy. Tại sao? V́ tất cả các pháp tánh nó khác nhau, nó đi trong tự cảnh giới, ngoan si vô tri không có giác thức, cũng như cỏ cây ngói đá tường vách, như tượng trong gương, như huyễn như hóa chẳng chứng xúc được, một tướng không có tướng. Do v́ nghĩa như vậy nên tất cả các pháp không có siêu chuyển, chẳng xuất chẳng nhập không khứ không lai.

Nầy Thiên Tử! Nếu chư Bồ Tát hiểu biết tất cả pháp không siêu chuyển như vậy th́ chẳng lại c̣n có các địa sai khác, cũng không nhập đạo, không có xả địa cũng không thối chuyển , ở trong Bồ Đề siêu chuyển ấy không có dứt mất. Tại sao? V́ nếu người thấy những ấm giới nhập kia là chơn thiệt th́ không có siêu chuyển. Tại sao? V́ tất cả pháp bổn tịnh vậy. Đây gọi là Bồ Tát siêu việt đạo địa.

Nầy Thiên Tử! Như huyễn sư hóa làm mười thứ xe cộ cung điện rồi sai hóa nhơn ở trong đó. Nầy Thiên Tử! Ư Ngài thế nào, hóa nhơn cung điện ấy có định sở chăng?

- Bạch Đại Sĩ! Không có chỗ nhứt định.

- Nầy Thiên Tử! Đúng như vậy, người thấy Bồ Tát địa có siêu chuyển, sự ấy cũng như đây".
PHẨM PHÁ BỒ TÁT TƯỚNG
THỨ SÁU
HẾT
Tiếp Tục
3607 Phẩm Phá Nhị Thừa Tướng


 
Trang Mục Lục      Trang Chủ      Hình ảnh      Kinh điển      Thần Chú      Liên lạc
 

google-site-verification=Iz-GZ95MYH-GJvh3OcJbtL1jFXP5nYmuItnb9Q24Bk0