|
PHÁP HỘI VÔ CẤU THÍ BỒ TÁT ỨNG BIỆN
Thứ Ba Mươi Ba
Hán Dịch: Tây Tấn, Thanh Tín Sĩ Nhiếp Đạo Chơn
Việt Dịch: Việt Nam Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
PHẨM THANH VĂN
THỨ HAI
Bấy giờ Vô Cấu Thí bạch Tôn giả Xá Lợi Phất rằng : " Bạch Đại Đức ! Tôi có ít lời hỏi xin Ngài thương mà giải thích. Đức Thế Tôn thọ kư Ngài là đệ nhứt trong hàng trí huệ. Vậy trí huệ ấy là hữu vi hay là vô vi? Nếu là hữu vi th́ là pháp hư dối không thiệt, nếu là vô vi th́ là pháp vô vi không có sanh, pháp không sanh th́ không có khởi, v́ là không khởi th́ trí huệ ấy là vô sở hữu".
Tôn giả Xá Lợi Phất yên lặng. Thấy vậy Tôn giả Đại Mục Kiền Liên nói với Tôn giả Xá Lợi Phất : " Sao Đại Đức chẳng đáp lời hỏi của Vô Cấu Thí? ".
Tôn giả Xá Lợi Phất nói : " Cô ấy chẳng hỏi pháp hữu vi mà hỏi đệ nhứt nghĩa. Trong đệ nhứt nghĩa không có ngôn thuyết, nên tôi không thể dùng ngôn thuyết để đáp".
Vô Cấu Thí hỏi Tôn giả Đại Mục Kiền Liên : " Bạch Đại Đức ! Đức Thế Tôn thọ kư Ngài là thần túc đệ nhứt. Lúc Đại Đức thừa thần túc là tưởng niệm chúng sanh hay là tưởng niệm nơi pháp? Nếu an trụ chúng sanh tưởng th́ chúng sanh không thiệt thần túc ấy cũng không thiệt, nếu an trụ nơi pháp tưởng th́ pháp không biến dị, nếu không biến dị th́ vô sở đắc, nếu vô sở đắc th́ vô phân biệt".
Tôn giả Đại Mục Kiền Liên yên lặng. Thấy vậy Tôn giả Ma Ha Ca Diếp hỏi : " Sao Đại Đức chẳng đáp lời hỏi của Vô Cấu Thí? ".
Tôn giả Đại Mục Kiền Liên nói : " Cô ấy chẳng hỏi phân biệt thần túc mà hỏi pháp chư Phật. Pháp chư Phật vô tác vô phân biệt không ngôn thuyết được".
Vô Cấu Thí hỏi Tôn giả Ma Ha Ca Diếp : " Bạch Đại Đức ! Đức Thế Tôn thọ kư Ngài là đầu đà đệ nhứt. Đại Đức v́ thương chúng sanh nên đă nhập bát giải thoát rồi mà họ cúng thí, nhẫn một niệm thọ người cúng thí.
Vậy Đại Đức dùng thân báo ơn hay dùng tâm báo ơn họ. Nếu dùng thân báo ơn th́ thân tánh vô kư không khác cỏ cây tường vách ngói sạn tất không thể báo ơn cúng thí, nếu dùng tâm báo ơn th́ tâm niệm niệm chẳng dừng cũng chẳng báo ơn được, nếu trừ thân tâm th́ là pháp vô vi, ai có thể báo ơn được?
Tôn giả Ma Ha Ca Diếp yên lặng. Thấy vậy Tôn giả Tu Bồ Đề hỏi : " Sao Đại Đức chẳng đáp lời hỏi của Vô Cấu Thí? ".
Tôn giả Ma Ha Ca Ca Diếp nói : " Cô ấy hỏi pháp chơn tế, lư ấy chẳng thể dùng lời để đáp".
Vô Cấu Thí hỏi Tôn giả Tu Bồ Đề : " Bạch Đại Đức : " Đức Thế Tôn thọ kư Ngài là đệ nhứt vô tránh. Hạnh vô tránh ấy nhập hữu tánh hay nhập như tánh? Nếu nhập như tánh th́ như chẳng phải tướng sanh tướng diệt, nếu chẳng có tướng sanh diệt th́ là b́nh đẳng, nếu b́nh đẳng th́ là như vậy, nếu như vậy th́ là vô tác, nếu vô tác th́ không ngôn thuyết, nếu không ngôn thuyết th́ là bất khả tư nghị, nếu bất khả tư nghị th́ là chẳng thể tuyên bày được. C̣n nếu nhập tại hữu tánh th́ là hư dối chẳng phải thánh hạnh".
Tôn giả Tu Bồ Đề yên lặng. Thấy vậy Tôn giả Phú Lâu Na Di Đa La Ni Tử hỏi : " Sao Đại Đức chẳng đáp? ".
Tôn giả Tu Bồ Đề nói : " Ở nơi lư tôi chẳng nên có đối đáp chỉ có yên lặng là chỗ mà tôi thích. Cô ấy hỏi pháp không hí luận, nếu có ngôn thuyết th́ sanh lỗi, pháp tánh vô thuyết là hạnh vô tránh vậy".
Vô Cấu Thí hỏi Tôn giả Phú Lâu Na : " Bạch Đại Đức ! Đức Thế Tôn thọ kư Ngài là thuyết pháp đệ nhứt. Lúc Ngài thuyết pháp là thuyết pháp có cảnh giới hay thuyết pháp không cảnh giới. Nếu thuyết pháp có cảnh giới th́ đồng với phàm phu, tại sao? V́ phàm phu nói pháp có cảnh giới vậy, thế nên Đại Đức chẳng rời pháp phàm phu. C̣n nếu pháp không cảnh giới th́ là vô sở hữu, lấy ǵ gọi là đệ nhứt trong hàng người thuyết pháp? ".
Tôn giả Phú Lâu Na yên lặng. Thấy vậy Tôn giả Ly Việt bảo rằng : " Sao Đại Đức chẳng đáp? ".
Tôn giả Phú Lâu Na nói : " Cô ấy chẳng hỏi pháp hữu vi mà hỏi đệ nhứt nghĩa. Trong đệ nhứt nghĩa không có ngôn thuyết, thế nên không có lư để đáp".
Vô Cấu Thí hỏi Tôn giả Ly Việt : " Bạch Đại Đức ! Đức Thế Tôn thọ kư Ngài là người hành thiền đệ nhứt. Lúc Đại Đức hành thiền là y nơi thiền có tâm hay thiền không tâm? Nếu y như tâm nhập thiền th́ tâm như huyễn hóa chẳng thiệt, định ấy cũng chẳng thiệt, c̣n nếu vô tâm nhập thiền th́ cỏ cây v. v...cũng lẽ ra đắc thiền, v́ nó cũng đồng vô tâm vậy".
Tôn giả Ly Việt yên lặng. Thấy vậy Tôn giả A Na Luật hỏi : " Sao Đại Đức chẳng đáp? ".
Tôn giả Ly Việt nói : " Cô ấy hỏi chỗ sở hành của chư Phật chẳng phải hàng Thanh Văn giải đáp".
Vô Cấu Thí nói : " Chư Phật pháp cùng Thanh Văn pháp có khác chăng? Nếu có khác nhau th́ vô vi có hai chăng? Chư Hiền Thánh đều hành vô vi, pháp vô vi không có sanh , nếu không có sanh th́ không có hai, nếu không có hai th́ như vậy, như vậy không hai, thế sao Đại Đức Ly Việt lại nói lời như trên ư !".
Vô Cấu Thí hỏi Tôn giả A Na Luật : " Bạch Đại Đức ! Đức Thế Tôn thọ kư Ngài thiên nhăn đệ nhứt. Chỗ Ngài dùng thiên nhăn thấy là có vật hay không có vật? Nếu thấy có vật th́ là kiến thường, c̣n thấy không có vật th́ là kiến đoạn. Nếu rời cả hai bên th́ là không có thấy".
Tôn giả A Na Luật yên lặng. Thấy vậy Tôn giả A Nan hỏi : " Sao Đại Đức không đáp? ".
Tôn giả A Na Luật nói : " Lời cô ấy hỏi là để phá giả danh nên không thể dùng giả danh để đáp".
Vô Cấu Thí hỏi Tôn giả A Nan : " Bạch Đại Đức ! Đức Thế Tôn thọ kư Ngài là đa văn đệ nhứt. Đa văn ấy là thiệt nghĩa hay là văn tự? Nếu là thiệt nghĩa th́ nghĩa ấy chẳng thể nói, nếu là pháp chẳng thể nói th́ chẳng phải chỗ nghe biết của nhĩ thức, nếu chẳng phải nhĩ thức nghe th́ lại là chẳng thể nói. C̣n nếu do văn tự , như lời Đức Thế Tôn dạy " Y theo liễu nghĩa chẳng y theo văn tự". Thế nên Đại Đức A Nan chẳng phải đa văn cũng chẳng phải liễu nghĩa".
Tôn giả A Nan yên lặng. Thấy vậy Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát hỏi : " Sao Đại Đức chẳng đáp lời hỏi của Vô Cấu Thí? ".
Tôn giả A Nan nói : " Chỗ hỏi đa văn của cô ấy rời ĺa văn tự, đây chẳng thể dùng âm thanh để đáp vấn nơi b́nh đẳng, b́nh đẳng chẳng phải tâm thức v́ rời ĺa tướng của tâm vậy. Đây chẳng phải là pháp của hàng học địa, tôi đâu đáp được, đây là chỗ mà Đức Như Lai Pháp Vương đến bỉ ngạn vậy".
PHẨM THANH VĂN
THỨ HAI
HẾT
Tiếp Tục
|
|
|